CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38)

6. Bố cục đề tài

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC TRONG TỔ CHỨC

1.4.1. Nhân tố về môi trường

Con người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội. Yếu tố tự nhiên là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần khơng nhỏ chi phối trực tiếp đến đời sống văn hóa sinh hoạt của con người. Có giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng, là mơi trường lành mạnh để hình thành và phát triển NNL. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, những tập quán lành mạnh, có nền văn hóa phát triển cao chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng và phát triển NNL. Ngược lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia đó, dân tộc đó. Mặt khác, những đặc

trưng văn hóa - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng NNL hợp lý và hiệu quả cao.

Các điều kiện tự nhiên về địa hình, thời tiết, khí hậu của một địa phương hay một vùng đều có ảnh hưởng nhất định đến phát triển NNL của địa phương hay vùng đó.

Địa hình của địa phương càng rộng và phức tạp, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân vùng sâu, vùng xa càng hạn chế, đòi hỏi nhân lực y tế phải được phân bố theo hướng tăng cường cho tuyến cơ sở gần với người dân hơn cả về số lượng và chất lượng.

1.4.2. Nhân tố về tổ chức

Tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ nhân viên trong đó, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành cơng.

Các đặc tính của tổ chức, tiến trình quản trị, cơ cấu tổ chức của, và phong cách quản trị tổ chức cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Muốn tổ chức có thể hoạt động nhẹ nhàng thì cần phải có sự kết hợp từ những phịng ban, cùng các hoạt động bên trong tổ chức. Công tác tổ chức sẽ chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên trong tổ chức như cơ sở vật chất, con người, hoạt động nhân sự,… cùng nhiều các hoạt động khác nữa như tuyển dụng, đánh giá hiệu quả,…khác như kế hoạch hóa, tuyển dụng, đánh giá thực hiện cơng việc….

Tổ chức cần có một bộ phận chun trách về cơng tác này, có chun mơn giỏi thì mới có đủ khả năng đưa ra những hoạch định, chiến lược phái triển hiệu quả. Trong đó quy định chính là phần khơng thể thiếu trong mỗi tổ chức, bởi đây chính là cơng cụ để các nhà quản lý có thể quản lý hiệu quả tất

cả những hoạt động của cá nhân lẫn các phòng ban khi phát triển nguồn nhân lực.

1.4.3. Nhân tố về người lao động

Nhân tố người lao động ở đây chính là cán bộ, nhân viên làm việc trong tổ chức. Trong tổ chức mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất.

Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với cơng việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ.

Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi cá nhân cũng khác đi, điều này tác động rất lớn đến quản trị nhân sự. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lịng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tiền lương là thu nhập chính, có tác động trực tiếp đến người lao động. Một trong những mục tiêu chính của người lao động là làm việc để được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là cơng cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

1.4.4. Nhân tố về đặc điểm cơng việc

Trong các tổ chức vốn đã có một đội ngũ lao động thì việc thiết kế cơng việc, bố trí đúng người, đúng việc là đòi hỏi quan trọng hàng đầu đối với các

nhà quản lý. Việc chun mơn hóa cao cơng việc sẽ giảm các thao tác của người thực hiện và tạo ra năng suất cao nhưng lại làm cho cơng việc đơn điệu, nhàm chán và mất tính sáng tạo. Do vậy, việc kết hợp một số công việc, họat động sẽ làm đa dạng hóa cơng việc, là cách làm cho cơng việc không bị nhàm chán do số thao tác và các hoạt động của người thực hiện tăng lên và như vậy sự hấp dẫn của công việc cũng tăng lên.

Sắp xếp công việc theo năng lực của người lao động để ra tính hiệu quả trong cơng việc của mỗi người, sắp xếp tốt kỹ năng công việc sẽ giúp cho nhân viên đó hồn thành tốt cơng việc của mình, quy định tính hiệu quả của cơng việc. Bên cạnh đó chú trọng vào cơng việc hiện thời của cá nhân, giúp các cá nhân có ngay những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại, cơng việc địi hỏi chun mơn, tay nghề cao thì phải sắp xếp hợp lý để có kết quả tốt nhất trong cơng việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này bân thân tôi đã giới thiệu những lý luận cơ bản về Phát triển nguồn nhân lực gồm các nội dung: Khái niệm về nguồn nhân lực; Phát triển nguồn nhân lực; Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực.

Về phát triển nguồn nhân lực trong BHXH gồm các nội dung: Đặc điểm của nguồn nhân lực trong tổ chức, phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và cơ cấu phù hợp; Phát triển trình độ chun mơn nghiệp vụ, phát triển trình độ lành nghề, phát triển khả năng làm việc theo nhóm, phát triển thể lực, trí lức người lao động.

Phát triển nguồn nhân lực là tất yếu nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của tổ chức và cho phát triển kinh tế xã hội. Trong một tổ chức thì việc phát triển nguồn nhân lực là tất yếu. Sức mạnh nguồn nhân lực không phải ở số lượng đơng mà cịn ở chất lượng cao. Đó là sự kết hợp hài hịa giữa thể lực, trí lực và tâm lực. Phát triển nguồn nhân lực là phát triển cả về chất lượng, số lượng và hợp lý về cơ cấu.

Như vậy, thông qua chương 1 tơi đã hệ thống hóa được một số kiến thức lý luận cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức từ khái niệm, vai trò đến các nội dung cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực. Đây là cơ sở quan trọng để phần tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại BHXH huyện Vĩnh Thuận đảm bảo tính khoa học và đúng đắn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BHXH HUYỆN VĨNH THUẬN

2.1. TỔNG QUAN VỀ BHXH HUYỆN VĨNH THUẬN

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Vĩnh Thuận

Năm 1995, cùng với sự ra đời của hệ thống ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. BHXH huyện Vĩnh thuận được thành lập theo Quyết định số 1754/QĐ- BHXH-TCCB ngày 16 tháng 02 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thuận là cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn huyện, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận. Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tổ chức thực hiện tồn diện cơng tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.

Hơn 20 năm kể từ ngày thành lập đến nay, BHXH huyện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội tỉnh và của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị. Cán bộ, nhân viên trong tồn ngành ln có sự đồn kết, nỗ lực, phấn đấu xây dựng đơn vị từng bước phát triền bền vững, đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Xây dựng, trình Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình cơng tác hàng

năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường.

Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho viên chức, nhân viên đại lý và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội,

Giám đốcPhó Giám đốc Văn phịng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính Cơng nghệ thơng tin Kiểm tra Kế hoạch - Tài chính Tổ chức cán bộ Cấp sổ, thẻ Khai thác và thu nợ Quản lý thu Giám định bảo hiểm y tế Chế độ bảo hiểm xã hội

bảohiểm y tế để giải quyết các vấn đề có 1iên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức cơng đồn u cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý và sử dụng cơng chức, viên chức, tài chính, tài sản của Bảo hiểm xã hội tỉnh.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện gồm có:

 Ban giám đốc: 2 người

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức BHXH huyện

Bộ máy tổ chức quản lý của BHXH huyện Vĩnh Thuận được thiết lập và phối hợp hoạt động theo mơ hình trực tuyến chức năng, bao gồm:

Ban lãnh đạo: gồm có Giám đốc BHXH huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của BHXH huyện Vĩnh Thuận và 01 Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Các bộ phận chức năng tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo: Gồm có 11 bộ phận nghiệp vụ:

- Bộ phận Văn phòng: quản lý hoạt động cơng tác văn phịng, cơng tác tuyên truyền, quân sự địa phương, công tác tổng hợp báo cáo của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính: hướng dẫn cơng tác lưu trữ đối với các bộ phận chức năng, trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ của Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của pháp luật. Tiêp nhận hồ sơ giải quyết các nghiệp vụ thu, chế độ bảo hiểm xã hội và thanh tốn trực tiếp.

- Bộ phận Cơng nghệ thông tin: quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Bộ phận Kiểm tra: kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các chế độ, chính sách thu, chi bảo hiểm xã hội, quản lý tài chính trong hệ thống Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận Kế hoạch - Tài chính: thực hiện cơng tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của hệ thống Bảo hiểm xã hội huyện theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận Tổ chức cán bộ: quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Bộ phận Cấp sổ, thẻ: thực hiện công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận Khai thác và thu nợ: thực hiện công tác khai thác và phát triển người tham gia BHXH, BHYT; quản lý nợ, đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận Quản lý thu: quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Bộ phận Giám định: giám định hồ sơ BHYT, thanh toán trực tiêp chi phí khám chữa, bệnh.

- Bộ phận Chế độ bảo hiểm xã hội: quản lý toàn bộ các chế độ Bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyên theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Vĩnh Thuận

Từ những ngày đầu thành lập ngành, BHXH huyện Vĩnh Thuận đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần cùng với chính quyền đảm bảo cơng tác an sinh xã hội trên địa bàn. Đi cùng với sự phát triên kinh tế xã hội của đất nước nói chung và huyện Vĩnh Thuận nói riêng, BHXH huyện ln chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT để đơn vị sử dụng lao động, người lao động hiêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT. BHXH huyện Vĩnh Thuận đã chủ động trong việc triển khai việc khai thác đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, thực hiện nhiều giải pháp để đôn đốc thu và thu hồi nợ BHXH, BHYT, cùng các cấp phối hợp thực hiện BHYT toàn dân. Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2017-2019 thể hiện như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w