6. Bố cục đề tài
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ
1.2.1 Phát triển về quy mô, cơ cấu
Phát triển về quy mô NNL là sự gia tăng về số lượng NNL theo hướng phù hợp với môi trường và hoạt động của tổ chức. Nếu số lượng NNL không tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu phát triển của ngành thì sẽ cản trở đến hoạt động của ngành.
Việc phát triển quy mô NNL được thực hiện thông qua hoạt động tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
Sự phát triển về quy mơ NNL dựa trên hai nhóm yếu tố: Yếu tố bên trong tổ chức như u cầu nhiệm vụ, tính chất cơng việc... sẽ quyết định đến việc có nên gia tăng số lượng NNL hay không, nên tăng bao nhiêu so với thực tế và yếu tố bên ngoài như sự gia tăng về dân số. Quy mô và tốc độ tăng dân số càng cao thì u cầu về quy mơ và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại.
Tiêu chí đánh giá phát triển về quy mơ NNL: - Tổng số lao động hàng năm
- Mức tăng và tỷ lệ tăng lao động hàng năm
Cơ cấu NNL là tỷ trọng, vị trí của các thành phần nhân lực bộ phận trong tổng thể NNL của tổ chức. Là một khái niệm kinh tế phản ánh số lượng các bộ phận hợp thành tổng NNL và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận trong tổng NNL.
Cơ cấu NNL được biểu hiện ở sự đồng bộ, mức độ phù hợp về tỷ lệ giữa các bộ phận, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần và vị trí, vai trị của các bộ phận có trong tổ chức.
Qui mơ, cơ cấu của từng bộ phận trong tổ chức được xác định tùy thuộc qui mô và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Do đó, việc xây dựng cơ cấu NNL phải đáp ứng được các yêu cầu vê thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Cơ cấu NNL được xác định hợp lý là có tác động cộng hưởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.
Phát triển NNL của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ phải chú ý lựa chọn một cơ cấu hợp lý và phù hợp với cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế xã hội ở từng giai đoạn. Do vậy địi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu NNL một cách hợp lý, nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ vê lao động theo những mục tiêu nhất định. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu NNL là q trình phân phối và bố trí nhân lực theo những qui luật, những xu hướng tiên bộ... nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất NNL, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cơ cấu NNL là yếu tố không thể thiếu khi xem xét, đánh giá về NNL. Ngoài ra, khi đề cập đến phát triển NNL, người ta thường đề cập đến mức độ phù hợp về cơ cấu, nhất là cơ cấu ngành nghề của NNL hiện có và khả năng phát triển trong tương lai.
Xác định cơ cấu NNL tức là phải xây dựng cơ cấu NNL sao cho cơ cấu đó đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức. Việc xác định cơ cấu NNL rất quan trọng, bới lẽ nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi cơ cấu NNL được xác định đúng đắn và phù hợp.
Để xác định cơ cấu NNL cần phải căn cứ vào:
- Các loại nhiệm vụ và qui mô từng loại nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức, ngành. Cần phân tích các loại cơng việc một cách rõ ràng, khoa học, từ đó xác định nhu cầu loại hình nhân lực cho từng loại công việc cụ thể với số lượng hợp lý;
- Mức độ hồn thành cơng việc của người lao động khi thực hiện các nhiệm vụ;
- Các điều kiện về vật chất để hỗ trợ cho người lao động làm việc như máy móc, thiết bị,....
Các tiêu chí đánh giá cơ cấu NNL gồm có:
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chun mơn. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo. - Cơ cấu nguồn nhân lực phân bố theo vùng miền
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi - Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính