Phát triển về chất lượng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 36)

6. Bố cục đề tài

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ

1.2.2. Phát triển về chất lượng

Phát triển về chất lượng nguồn nhân lực bao gồm phát triển trình độ chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng của NNL.

 Phát triển trình độ chun mơn, nghiệp vụ

Kiến thức là những hiểu biết chung và những hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh vực cụ thể của người lao động. Kiến thức có được thơng qua các q trình nhận thức phức tạp của người lao động: quá trình tri giác, học tập, tiếp thu, giao tiếp, tranh luận, lý luận hay kết hợp các quá trình này. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của việc làm hiện nay, kiến thức của người lao động không thuần túy là kiến thức học vấn, chuyên mơn, nghiệp vụ mà cịn bao gồm các kiến thức về văn hóa, xã hội, tâm lý, ứng xử, ngoại ngữ, tin học...

Ta có thể phân loại kiến thức gồm: kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

-Kiến thức học vấn: Là sự hiểu biết của con người đối với kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Kiến thức học vấn là cơ sở quan trọng để nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật và kỹ năng làm việc của người lao động. Trong chừng mực nào đó, kiến thức học vấn cịn là cơ sở để thay đổi hành vi, thái độ của người lao động.

-Kiến thức chun mơn, nghiệp vụ: Là trình độ chun mơn được đào tạo để người lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân cơng. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ là một trong những yếu tố hình thành

nên năng lực làm việc của mỗi cá nhân, nó là kết quả của q trình đào tạo, phát triển và kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian.

Hoặc có thể phân chia kiến thức thành: kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên ngành, kiến thức đặc thù.

-Kiến thức tổng hợp: Là sự hiểu biết chung của con người về nhiều loại, nhiều thứ kiến thức khác nhau của nhiều chuyên ngành khác nhau, thể hiện khả năng am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn và xã hội khác nhau của người lao động.

-Kiến thức chuyên ngành: Là sự hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể, một ngành chuyên môn, thể hiện khả năng am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực chuyên môn nào đó của người lao động.

-Kiến thức đặc thù: Là sự hiểu biết về các lĩnh vực có tính chất riêng biệt, khác với các loại kiến thức cùng loại khác, thể hiện năng khiếu đặc biệt của người lao động.

Kiến thức đóng vai trị hết sức quan trọng đối với người lao động, do đó muốn phát triển NNL, trước hết phải phát triển kiến thức của NNL, bởi vì:

-Phát triển kiến thức của nhân lực là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho người lao động

Trong thời đại hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ yêu cầu người lao động phải có kiến thức học vấn cơ bản, kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt để có khả năng tiếp thu và ứng dụng cơng nghệ mới. Người lao động phải làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại.

Trong những năm gần đây, người ta đề cập nhiều tới việc phát triển nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mà trong đó khoa học và cơng nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, việc nâng cao không ngừng kiến thức cho người lao động là yếu tố vô cùng cần thiết.

-Phát triển kiến thức của người lao động có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong lao động sản xuất.

Một khi kiến thức được nâng lên, tức là trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ được nâng lên, người lao động sẽ phát huy những kiến thức mới với trình độ cao hơn vào cơng việc nhằm tạo ra giá trị lao động cao hơn. Kết quả là gia tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất.

Phát triển kiến thức học vấn và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ là nội dung quan trọng của phát triển NNL. Để phát triển kiến thức của NNL cần phải:

-Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi để phát triển người lao động bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thơng qua hoạt động giáo dục và đào tạo, là nền tảng để người lao động phát triển kỹ năng và nhận thức trong quá trình lao động sáng tạo và hiệu quả.

Trong đào tạo, bao gồm cả đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn; đào tạo tập trung hoặc vừa học vừa làm; đào tạo theo trường lớp hoặc đào tạo trong môi trường làm việc thực tiễn.

-Số lượng người lao động theo các trình độ đào tạo: trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp

-Tỷ lệ của từng trình độ chun mơn, nghiệp vụ (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp . . . ) trong tổng số.

-Số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các trình độ hàng năm.

 Phát triển về kỹ năng

Kỹ năng của NNL phản ánh sự hiểu biết về trình độ nghề nghiệp, mức độ tinh xảo, thành thạo, khéo léo của người lao động. Đó là khả năng làm chủ các kỹ thuật, phương pháp, công cụ để giải quyết công việc. Người lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải đáp ứng những kỹ năng mà nghề nghiệp đó địi hỏi.

Người lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào cũng phải cần có những kỹ năng nhất định, phù hợp với tính chất của từng cơng việc họ đang làm. Nếu không họ sẽ khơng thể tồn tại trong mơi trường làm việc đó.

Nâng cao kỹ năng của NNL là nâng cao khả năng chuyên biệt của con người trên nhiều khía cạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp hiện tại hoặc để trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công việc trong tương lai.

Nâng cao kỹ năng của NNLlà nội dung căn bản của phát triển NNL trong các tổ chức, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng NNL. Vì vậy, tổ chức cần quan tâm giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp, tạo

điều kiện để đội ngũ lao động có cơ hội được đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, định hướng nghề nghiệp nhằm hoàn thiện và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.

Muốn phát triển NNL phải phát triển kỹ năng của nhân lực, bởi vì:

- Phát triển kỹ năng của người lao động là làm gia tăng sự khéo léo, sự thuần thục, thành thạo trong công việc;

- Phải gia tăng kỹ năng của nhân lực là vì kỹ năng chính là u cầu của quá trình lao động trong tổ chức hay nhu cầu của xã hội.

Để nâng cao kỹ năng của nhân lực cần phải tổ chức huấn luyện, đào tạo cho người lao động thích nghi với mơi trường làm việc mới, sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị mới... Mặt khác, bản thân người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường công việc để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.

Kỹ năng chỉ có thể được hình thành thơng qua thực làm, cùng với việc áp dụng các phương pháp cụ thể. Do vậy, để đánh giá kỹ năng của NNL người ta phải dựa vào tiêu chí đánh giá mức độ thành thạo công việc được thực hiện và thường sử dụng các cơng cụ đo lường định tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng như:

- Khả năng đảm nhận, khả năng hồn thành, mức độ hồn thành cơng việc của người lao động;

- Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác của công việc, sự thành thạo, kỹ xảo...

- Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, khả năng ứng xử trong giao tiếp.

 Nâng cao thái độ

Thái độ là cách hành xử, xử sự của người lao động. Thái độ của người lao động cho thấy cách nhìn nhận của người đó về vai trị, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với cơng việc, điều này sẽ thể hiện qua hành vi của người lao động.

Thái độ còn được xem là nhân tố tạo nên sự khác biệt mang tính đột phá của mỗi cá nhân để đạt thành công trong sự nghiệp.

Cùng một vấn đề nghiên cứu, song người có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có thể có kết quả thấp hơn người có trình độ nghiệp vụ chun mơn thấp, nhưng lại có kết quả cao hơn. Là do thái độ, nhận thức mỗi người khác nhau, do động cơ được giải quyết hay không được giải quyết, do tầm quan trọng của việc phải làm. Từ đó, dẫn đến hành vi, thái độ làm việc của người này khác người kia.

Vì vậy, phải có biện pháp nâng cao trình độ thái độ cho người lao động. Cụ thể: Tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách kích thích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc . . . của người lao động.

Tiêu chí về nâng cao thái độ của NNL

- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác.

- Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, yêu nghề, đóp góp tích cực cho cơ quan, năng động trong cơng việc.

chịu áp lực trong công việc.

- Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp, ứng xử trong công việc và cuộc sống.

 Nâng cao sức khỏe

Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể đến là sức khỏe của nguồn nhân lực. Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết và không thể thiếu. Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ. Hơn thế, chỉ có sức khỏe mới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực có sức khỏe tốt khơng chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Để phát huy hết khả năng của mình để đáp ứng và hồn thành tốt cơng việc được giao thì người lao động cần phải có đủ thể lực, sức khỏe phù hợp với chun mơn của mình: Có sức chịu đựng dẻo dai đáp ứng những cơng việc, hoạt động kinh doanh liên tục, kéo dài và phải ln có sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần nhằm phát huy cao độ năng lực sáng tạo của mỗi người lao động. Vì vậy phải có những tiêu chuẩn về mặt thể lực, sức khỏe của người lao động phù hợp với ngành nghề hoạt động. Từ đó làm cơ sở cho việc tuyển chọn lao động và chăm sóc, bồi dưỡng sức khỏe cho lực lượng lao động của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w