Cơ sở lí luận về tăng trưởng nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 44 - 46)

2.4.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là việc tiếp tục gia tăng trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người (Bowring, 1963). Còn Gillis (1983) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập quốc dân, sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập bình quân đầu người, hoặc tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, sự tăng trưởng kinh tế được so sánh với năm gốc liên tiếp được gọi là tốc độ tăng trưởng kinh tế (Huan, 2006). Như vậy sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia tăng lên thì nó được xem là tăng trưởng, tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) là những chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm.

33

Từ các khái niệm về tăng trưởng kinh tế nêu trên thì việc đánh giá tăng trưởng không chỉ áp dụng trên phạm vi quốc gia mà có thể được xem xét cho từng vùng địa lý, từng tỉnh/thành hoặc cho từng lĩnh vực sản xuất. Vì nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nên tăng trưởng nông nghiệp có thể được định nghĩa là sự gia tăng trong sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, hoặc sự gia tăng thu nhập hoặc thu nhập bình quân/người ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

2.4.2 Đo lường tăng trưởng nông nghiệp

Từ định nghĩa về tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp thì luận án sẽ sử dụng chỉ tiêu Tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp làm chỉ tiêu đo lường tăng trưởng nông nghiệp. Tổng sản phẩm được viết tắt là GDP với những số liệu trước năm 2016, và GRDP cho giai đoạn trở về sau.

Theo USDA (United States Department of Agriculture) thì tăng trưởng dài hạn của nông nghiệp được đo lường bằng tổng sản lượng đầu ra, còn sự gia tăng của tổng sản lượng đầu ra là do sự đóng góp của việc gia tăng các yếu tố đầu vào, tăng trưởng của TFP và các cú sốc trong ngắn hạn như thời tiết, dịch bệnh…Tuy nhiên sự bất thường về thời tiết, dịch bệnh, chu kỳ sản xuất hay các yếu tố khác trong ngắn hạn thường được điều chỉnh nhanh chóng. Chất lượng của các yếu tố đầu vào có tác động đến cả tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).

Trên cơ sở định nghĩa về tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp thì để đo lường tăng trưởng nông nghiệp cần có số liệu về đầu ra của hoạt động nông nghiệp. Đầu ra của lĩnh vực nông nghiệp có thể được đo lường bằng lượng đầu ra (Akino & Hayami, 1974; Fan & Fandey, 1997; Othman & Jusoh, 2001; Fuglie, 2010; Zhou & Peng, 2013) hoặc bằng giá trị của tổng sản lượng đầu ra (World Bank, 1991; Fan & Zhang, 2001; Barker et al., 2004; Mundlak et al., 2012; Ojede et al., 2013; Fandey & Suganthi, 2014). Tuy nhiên thì chỉ tiêu GDP/GRDP được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp.

34

Hình 3.1: Nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp (Nguồn: USDA) (Nguồn: USDA)

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 44 - 46)