0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 64 -69 )

2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam

2.7.6 Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ

2.7.6.1 Hỗ trợ sản xuất

Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Vì đất đai được xem là sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý và người nông dân chỉ có quyền sử dụng đất trên phần đất được giao, nên năm 1983 chính phủ ban hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp – là luật thuế đánh trên sản lượng đầu ra. Theo đó thì Chính phủ sẽ thu thuế sử dụng đất nông nghiệp dựa trên diện tích đất và sản lượng thu hoạch, đồng thời số thuế mà nông hộ phải nộp còn phù thuộc vào chất lượng đất được giao. Ví dụ nông hộ phải nộp 50 kg lúa/100 mét vuông đất loại tốt nhất (loại 1), con số này thay đổi thành 550 kg/ha theo luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 được sửa đổi trên cơ sở của luật thuế năm 1983 - thuế sử dụng đất nông nghiệp mà nông dân nộp dựa trên mỗi ha và thay đổi theo loại đất (dựa trên độ phì nhiêu của đất, địa điểm, địa hình, điều kiện khí hậu, thuỷ lợi) và loại hình sản xuất (cây hàng năm hay lâu năm). Nếu luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1983 quy định nông dân nộp thuế bằng hiện vật (lúa) thì đến luật thuế năm 1993 nông dân có thể nộp thuế bằng tiền mặt với mức giá do mỗi tỉnh/thành quyết định dựa trên mức giá thị trường của mỗi địa phương. Để hạn chế việc tích tụ ruộng đất vượt quá hạn điền cho phép thì khoản thuế 20% được áp dụng cho những diện tích đất vượt mức giới hạn quy định (OCED, 2015).

Vì vậy việc miễn giảm thuế đất nông nghiệp được bắt đầu thực hiện từ năm 200328 cho đến nay các hộ sử dụng đất nông nghiệp vẫn được hưởng chính sách về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 29. Việc miễn, giảm thuế đất được thực hiện trong một số trường hợp như: đất có diện tích thấp hơn mức giới hạn do Chính phủ quy định cho các cá nhân và hộ gia đình; đất nông nghiệp dưới diện tích giới hạn hạn được giao tới các hộ gia đình từ doanh nghiệp nhà nước; đất nông nghiệp cho mọi diện tích; cho các hộ nghèo được phân loại là đặc biệt khó khăn. Các tổ chức quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; đất vượt quá giới hạn được sử dụng cho nông lâm nghiệp được sở hữu bởi hộ gia đình và các nhân sẽ được miễn giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

28 Nghị quyết 15/2003/QH11 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ngày 17/6/2003; thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định số 129/2003/NĐ – CP ngày 3/11/2003 có hiệu lực từ 21/11/2003.

29 Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2020.

53

Miễn thuỷ lợi phí

Việc miễn giảm phí thuỷ lợi ban đầu được áp dụng trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai với mức miễn giảm 50% thuỷ lợi phí khi thiệt hại dưới 30% sản lượng, 70% thuỷ lợi phí khi thiệt hại sản lượng từ 30% đến dưới 50% và miễn hoàn toàn thuỷ lợi phí khi thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên 30. Như vậy việc miễn giảm thuỷ lợi phí không áp dụng cho tất cả các đối tượng sử dụng nước ở các công trình thuỷ lợi ở các vị trí, địa phương khác nhau mà chỉ áp dụng khi bị tổn thất thiệt hại do thiên tai.

Tuy nhiên để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp thì chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí được thực hiện trên phạm vi và đối tượng rộng hơn so với trước đây. Miễn phí thuỷ lợi chỉ được áp dụng cho diện tích tưới tiêu từ các công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và thực hiện đối với vị trí cống đầu kênh của người sử dụng đến đầu mối, còn phí thuỷ lợi nội đồng (tính từ cống đồng kênh đến mặt ruộng) thì người sử dụng nước vẫn phải nộp để duy trì hoạt động của công ty quản lý thuỷ nông 31. Với chính sách miễn giảm phí thuỷ lợi như vậy gây ra sự không công bằng đối với những nơi được nhà nước đầu tư thuỷ lợi và những nơi mà công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhân dân thì không được miễn giảm.

Cho đến năm 2008 thì hầu như miễn hoàn toàn phí thuỷ lợi cho các đối tượng sử dụng nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 32. Tuy nhiên việc miễn giảm phí thuỷ lợi không phải thực hiện đồng loạt: miễn phí thuỷ lợi cho các cá nhân và hộ gia đình trong khu vực khó khăn về kinh tế - xã hội và chỉ áp dụng cho các cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phí thuỷ lợi sụt giảm sẽ được hỗ trợ từ chính quyền trung ương và tỉnh cho các công ty quản lý thuỷ nông (Barker et al., 2004)

Hỗ trợ về giá phân bón nhập khẩu

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, ¾ lượng phân bón được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam là cho trồng lúa, còn lại là cho các loại cây trồng khác. Trong các yếu tố sản xuất đầu vào thì phân bón là yếu tố đầu vào được chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhiều nhất về giá, do lượng sản xuất phân bón trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Bộ NN - PTNN có trách nhiệm cân đối và đề nghị số lượng các loại phân bón cần nhập khẩu hàng năm, Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh sách và hạn mức nhập khẩu phân bón hàng năm cho các tỉnh và một số doanh nghiệp trung ương. Đối với các

30 Nghị định 143/2003/NĐ – CP ngày 28/11/2003 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

31 Nghị định 154/2007/NĐ – CP ngày 15/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ – CP 32 Nghị định 115/2008/NĐ – CP ngày 14/11/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ – CP.

54

doanh nghiệp được giao nhập khẩu số lượng phân bón lớn để điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả trong nước còn được ngân hàng bảo lãnh và cho vay theo lượng phân bón nhập khẩu được giao và sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ tập trung của Nhà nước để cho vay nhập khẩu phân bón 33. Ngoài quy định về hạn mức nhập khẩu phân bón cũng như những chính sách hỗ trợ về vốn cho hoạt động nhập khẩu phân bón của các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thì Nhà nước còn áp mức thuế nhập khẩu 0% cho mặt hàng phân bón.

Hỗ trợ về vốn – tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Sự thất bại của thị trường do nhiều nguyên nhân trong đó có sự hạn chế về tiếp cận tín dụng đặc biệt là tín dụng vốn lưu động (Sadoulet & de Janvry, 1995). Đặc trưng của nhu cầu tín dụng nông nghiệp là tính mùa vụ trong sản xuất, chi phí sản xuất cần phải thực hiện trước khi nông hộ có thu nhập. Do tín dụng là đầu vào quan trọng nên sự hạn chế của tiếp cận tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (Marsh

et al., 2007). Sadoulet & de Janvry (1995) nghiên cứu cho thấy khi sự tiếp cận tín dụng

càng hạn chế thì càng làm tăng chi phí sản xuất của nông dân.

Sau khi quyền sử dụng đất được nhà nước công nhận bằng việc cấp Sổ đỏ thì việc vay vốn của hộ nông dân để phát triển sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp được đảm bảo bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34.Việc tiếp cận tín dụng đối với nông dân được mở ra cho hộ nông dân nhất là hộ nghèo không có đất đảm bảo cho món vay khi quy định về cho vay không cần tài sản thế chấp mà chỉ cần nộp đơn xin vay với hạn mức tối đa là 10 triệu đồng. Mục đích vay để trang trải chi phí sản xuất cũng như mua sắm công cụ, máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn35. Hạn mức tín dụng tín chấp được nâng lên 20 triệu đồng vào năm 2002 36. Mức cho vay được các ngân hàng dựa trên sự thoả thuận về lãi suất và mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng. Trong xu thế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng tín dụng khu vực Châu Á thì nền kinh tế Việt Nam trong đó có kinh tế nông nghiệp cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó. Vì vậy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thì Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách vĩ mô cho lĩnh vực này với mục đích giảm chi phí đầu tư, cải thiện khả năng sản xuất và tăng cường phát triển khu công nghiệp ở khu vực nông thôn 37.

Trước năm 2003 thì nguồn cung tín dụng chính thức được thực hiện bởi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng. Sau năm 2003 thì ngoài các tổ chức tín dụng trên còn có sự xuất hiện của một tổ

33 Quyết định 141/TTg ngày 7/3/1997 về chủ trương, biện pháp điều hành kinh doanh lương thực và phân bón. 34 Nghị định số 14/1993/NĐ – CP ngày 2/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát triển sản xuất nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

35 Quyết định 67/1999/QĐ – TTg ngày 30/3/1999 36 Quyết định 546/2002/QĐ – NHNN ngày 30/5/2002

55

chức tín dụng phi lợi nhuận - Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 38. Như tên gọi của tổ chức trên cho thấy mục tiêu và sứ mệnh là cung cấp các dịch vụ tài chính và các khoản vay lãi suất thấp (0- 0,8%/tháng) cho các đối tượng chính sách xã hội như hộ nghèo, dân cư vùng khó khăn, dân tộc thiểu sổ…nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo.

Các tổ chức tín dụng và khách hàng tự thoả thuận về hạn mức tín dụng, lãi suất và phương thức cho vay và khuyến khích trong cho vay trong sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 39.

Hỗ trợ giảm tổn thất trong sản xuất

Tổn thất trong sản xuất do thiên tai, dịch bệnh cũng như tổn thất trong khâu tiêu thụ là những vấn đề mà Nhà nước rất quan tâm trong thời gian vừa qua được thể hiện bằng một loạt các văn bản quy định về vấn đề này. Với mỗi chính sách phát triển nông nghiệp, cũng như mỗi chương trình thử nghiệm Nhà nước đều lồng ghép vào nội dung hỗ trợ cho nông dân sản xuất. Hình thức hỗ trợ rất đa dạng từ hỗ trợ con – cây giống, chi phí phân bón, thuỷ lợi phí cho đến hỗ trợ chi phí bảo hiểm nông nghiệp.

Nông dân trồng lúa được hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt trên 70% và 50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 – 70% 40. Cùng với chính sách chuyển đa dạng sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu thì Nhà nước cũng hỗ trợ giống để chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu với mức hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/ha 41. Gần đây nhất là chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu khi bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai với mức hỗ trợ cao nhất đối với cây trồng là 30 triệu đồng/ha, nuôi thuỷ - hải sản là 60 triệu đồng/ha, 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn, 45.000 đồng/kg hơn đối với gia súc và 35.000 đồng/con đối với gia cầm 42.

Ngoài những chính sách thụ động hỗ trợ người nông dân khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh thì Nhà nước còn có những chính sách chủ động để giúp nông dân giảm tổn thất. Mặc dù bảo hiểm nông nghiệp đã được các công ty bảo hiểm thương mại trong nước và nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nhưng cho đến năm 2011 vấn đề bảo hiểm nông nghiệp mới được Chính phủ tài trợ để triển khai thí điểm trên một số địa phương đối với lúa, thuỷ sản và gia súc, gia cầm. Nhà nước có chính sách hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nghèo, 80% cho hộ cận nghèo và 60% cho hộ bình

38 Quyết định 131/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002 thành lập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 39 Nghị định 55/2015/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 40 Xem 13

41 Quyết định 580/QĐ – TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tại Đồng bằng sông Cửu Long

42Nghị định số 2/2017/NĐ – CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

56

thường, ngoài ra còn có hỗ trợ chi phí giống và gieo sạ lại khi diện tích bị thiệt hại trên 50% 43.

2.7.6.2 Hỗ trợ tiêu thụ và bình ổn giá nông sản

Bắt đầu từ năm 1992 thì việc kiểm soát giá được bãi bỏ với hầu hết các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế, trong đó có mặt hàng nông sản. Mặc dù nhà nươc bãi bỏ việc ấn định giá nhưng một số mặt hàng nhà nước vẫn ấn định giá cố định và khung giá (giá sàn hoặc giá trần). Giá trần được áp dụng cho mặt hàng gạo, vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc và vận chuyển phân bón từ Bắc vào Nam, nhập khẩu phân Urea bằng ngoại tệ, còn giá sàn được áp dụng cho hoạt động thu mua lúa từ nông dân và xuất khẩu gạo bằng ngoại tệ 44. Một năm sau đó thì quỹ bình ổn giá được thành lập nhằm điều tiết và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu bao gồm phân Urea, lúa gạo, cà phê và mía 45, ngoài áp dụng công cụ phụ phí hải quan thì cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cũng được dùng để ổn định giá cá.

Vấn đề an ninh lương thực luôn được sự quan tâm của Nhà nước, theo đó để đảm bảo an ninh lương thực trong trung – dài hạn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giải quyết tình trạng thiếu lương thực, cải thiện cơ cấu tiêu dùng và chất lượng thực phẩm, và quan trọng nhất là cam kết đảm bảo nông dân nhận được một phần lợ nhuận từ sản xuất lúa đạt được 30% so với chi phí sản xuất. Bên cạnh những điều tích cực mà nghị quyết này mang lại cho nông dân và sản xuất nông nghiệp Việt Nam thì vẫn còn những tồn tại nhất định như vấn đề kiểm soát giá cả một cách triệt để vì các doanh nghiệp xuất khẩu thường thu mua lúa gạo từ các thương lái hoặc các đại lý, hoặc do Bộ Tài chính và Bộ NN- PTNN thường chậm trễ do việc xác định chi phí sản xuất, những hỗ trợ của nhà nước trong việc sản xuất và thu mua lúa gạo thì đối tượng thụ hưởng là các doanh nghiệp nhà nước 46.

Trước năm 2010 thì việc đăng ký giá bán chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng sau đó thì nghĩa vụ này được áp dụng cho tất các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối và tiêu thụ những mặt hàng thuộc danh mục giá ban đầu, cơ quan quản lý nhà nước ban hành các biện pháp khi giá của một hàng hoá tăng hoặc giảm nhanh so với chi phí sản xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước 47.

Để khắc phục sự khác biệt về năng suất, sản lượng cũng như chi phí giữa các vùng trong cả năm thì chương trình giá lúa mục tiêu và quản lý xuất khẩu bắt đầu được thiết lập từ năm 2011. Theo chính sách này thì số liệu điều tra về sản xuất của từng tỉnh và

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 64 -69 )

×