0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Kết quả ước lượng từ phương trình hạch toán tăng trưởng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 128 -131 )

Biến Hệ số ước lượng Giá trị thống kê

Các vector đồng liên kết trong dài hạn (Biến phụ thuộc: lnY)

lnK 0,5640 2,68*** (0,007)

lnL 0,2950 3,68 *** (0,000)

lnS 0,4026 2,54** (0,011)

lnH 0,2080 3,00 *** (0,003)

Tính năng động trong ngắn hạn (Biến phụ thuộc: lnY)

Hệ số điều chỉnh - 0,1074 -7,87*** (0,000) ΔlnK 0,2463 2,08** (0,037) ΔlnL 0,0692 7,00 *** (0,000) ΔlnS 0,2089 3,41 *** (0,001) ΔlnH 0,1040 0,97ns (0,331) Hằng số 1,7416 8,57*** (0.000) Log Likelihood 376,8204 Nguồn: Kết quả xử lý Ghi chú: (***): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**):có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*):có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, (ns): không có ý nghĩa thống kê.

Trong dài hạn thì các biến vốn vật chất, lao động, đất canh tác và vốn con người đều tác động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%.

Vốn vật chất là biến số có tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL lớn nhất, điều đó cho thấy vai trò của vốn vật chất đối với tăng trưởng nông nghiệp của khu vực này. Chiều tác động của biến số này phù hợp với các lý thuyết tăng trưởng kinh

117

tế và tăng trưởng nông nghiệp và cũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế lẫn tăng trưởng nông nghiệp. Hệ số ước lượng của vốn vật chất sẽ lớn đối với các nền nông nghiệp đang phát triển bởi lẽ nền nông nghiệp đang phát triển thì nhu cầu vốn vật chất là rất lớn và vì nền nông nghiệp còn đang ở giai đoạn mà năng suất biên của vốn lớn.

Đất là yếu tố có độ lớn của tỷ phần đóng góp đến tăng trưởng nông nghiệp lớn thứ hai sau sự đóng góp của vốn. Thật vậy, từ kết quả ước lượng cho thấy đất canh tác là biến có mối quan hệ tác động vững đến tăng trưởng nông nghiệp trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, tuy mức độ tác động trong ngắn hạn thấp hơn so với tác động trong dài hạn. Như đã giải thích và phân tích trong phần thực trạng tăng trưởng của các yếu tố đầu vào thì sự gia tăng diện tích đất canh tác cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là do sự đầu tư thích đáng của nhà nước cho hệ thống thủy lợi ở khu vực này, mặc dù trong một hai năm trở lại đây thì diện tích dành cho nông – thủy sản ở ĐBSCL bị giảm do vấn đề XNM và BĐKH nhưng vẫn là một nhân tố đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nông nghiệp khu vực này. Kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp với các lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp của Park (1992) hay Todaro (1969), các lý thuyết này cho rằng nền nông nghiệp trong giai đoạn đang phát triển thì sự gia tăng sản lượng nông nghiệp chủ yếu là dựa vào gia tăng nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố trung gian như phân bón, thuốc bảo vệ động – thực vật. Hệ số đóng góp của đất đai đối với tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1995 – 2020 thấp hơn so với trong một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), (2014) (0,4027 so với 0,492). Sự chênh lệch có thể là do nghiên cứu của IPSARD (2014) được thực hiện cho cả nền nông nghiệp Việt Nam và trong giai đoạn 1985 – 2013, trong khi nghiên cứu này được cập nhật số liệu cho đến năm 2020. Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam (Nguyen & Goletti, 2001; Vu, 2009; Thanh &Tho, 2010; Ho, 2012)

Kết quả ước lượng PMG thể hiện sự hội tụ của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn với mức độ mạnh ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả của nghiên cứu này tiếp tục khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là các khu vực còn đang phát triển. Trong các lý thuyết tăng trưởng kinh tế từ cổ điển cho đến lý thuyết tăng trưởng mới đều khẳng định vai trò của nguồn lao động đối với phát triển kinh tế, và nhân tố này càng có ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp bởi đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều nhân công và nhất là các nền nông nghiệp mà chưa ứng dụng nhiều các kỹ thuật, công nghệ sản xuất tự động trên quy mô lớn như Việt Nam. Hệ số đóng góp của nguồn lao động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong nghiên cứu này là khá tương đồng với

118

nghiên cứu của IPSARD (2014) với hệ số đóng góp của lao động tương ứng là 0,2950 cho khu vực ĐBSCL và 0,2958 cho cả nền nông nghiệp Việt Nam (IPSARD, 2014).

Biến vốn con người là một biến số được đưa vào để tăng mức độ giải thích của TFP vì như theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh thì việc bỏ qua yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực sẽ có thể thổi phồng sự tác động của TFP khi TFP được ước lượng theo phương pháp hạch toán tăng trưởng do phương pháp ước lượng TFP bằng phương trình hạch toán tăng trưởng thì tất cả các yếu tố còn lại ngoài những yếu tố chính được đưa vào mô hình ước lượng chính là TFP. Chính yếu tố vốn con người hay tri thức, kiến thức là nhân tố quan trọng để năng suất biên của vốn vật chất không bị giảm dần theo quy luật năng suất biên giảm dần và là yếu tố tạo nên sự khác biệt về thu nhập (tăng trưởng kinh tế) giữa các quốc gia. Kết quả ước lượng PMG tìm thấy bằng chứng thống kê vốn con người có tác động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong dài hạn với mức ý nghĩa 1%, nhưng sự tác động của yếu tố này trong ngắn hạn lại thiếu độ vững bởi kết quả ước lượng không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù tỷ phần đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng dài hạn của nông nghiệp ĐBSCL là thấp nhất trong các yếu tố được đưa vào mô hình, nhưng kết quả ước lượng cho thấy một tín hiệu đáng lưu ý của yếu tố này trong phát triển và tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong tương lai. Do biến vốn con người được đo lường bằng số học sinh các cấp học mà không đo lường thông qua thể lực (dinh dưỡng, chăm sóc y tế) nên có thể đây là một trong những lý do mà vốn con người chưa có đủ bằng chứng thống kê cho thấy sự ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong ngắn hạn. Bởi chất lượng nguồn nhân lực đo lường thông qua tỷ lệ đi học hay số lượng học sinh chung thì sẽ cần thời gian dài để nguồn nhân lực mới có thể có sự biến đối về chất lượng. Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp thì đều cho thấy sự tác động của yếu tố này đến tăng trưởng nông nghiệp trong dài hạn bởi các nghiên cứu này chỉ ước lượng hệ số tác động trong dài hạn mà không ước lượng trong ngắn hạn.

Từ kết quả ước lượng tỷ phần đóng góp, tốc độ tăng trưởng bình quân của từng yếu tố, ta tính được tỷ lệ đóng góp của từng nhân tố vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu.

119

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 128 -131 )

×