2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam
2.7.3 Đa dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Vấn đề đa dạng hoá nông nghiệp hiệu quả là một trong những mục tiêu của chính phủ Việt Nam để tăng thu nhập nông thôn, giảm nghèo đói nông thôn và cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp vì xu hướng hội nhập toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Vấn đề đa dạng hoá nông nghiệp là cần thiết vì thu nhập của người dân tăng và giảm nhu cầu mặt hàng lương thực truyền thống vì sự tăng trong thu nhập của người dân đã tạo ra sự thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ trong đó có nhu cầu hàng hoá có giá trị cao và phi lương thực tăng nhanh; đa dạng hoá để an toàn thu nhập và giảm rủi ro vì theo quy luật cung – cầu giá cả sẽ biến động khi cung – cầu thay đổi và người sản xuất sẽ đối mặt với rủi ro cao về thị trường khi họ phù thuộc nhiều vào một sản phẩm hàng hoá hoá nào nó nên việc đa dang hoá sản xuất sẽ giúp nông dân giảm bớt rủi ro ro theo nguyên tắc phân tán rủi ro. Ngoài hai lý do trên thì việc đa dạng hoá sản xuất còn làm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả cao hơn (Sinh, 1998).
Do vấn đề nghèo đói sau khi giải phóng đất nước nên các chính chủ trương của nhà nước trong giai đoạn của Đổi mới chủ yếu tập trung vào sản xuất lúa gạo. Trong luật
14 Quyết định 939/QĐ – TTg ngày 19/7/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
15 Quyết định 2033/QĐ – TTg ngày 4/12/2009 về phê duyệt đề án phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
48
Đất đai đầu tiên sau thống nhất đất nước là Luật đất đai năm 1987 cũng đã quy định rõ người dân không được chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng loại cây trồng khác khác. Chủ trương chú trọng trong sản xuất cây lúa vẫn còn tồn tại cho đến những năm của thập kỷ thứ 2 của thế kỷ hai mốt được thể hiện trong việc quy định hạn chế tối đa đất trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp, khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước và việc chuyển đổi đất sử dụng lúa chỉ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng và phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra để khuyến khích nông dân sử dụng đất trồng lúa nhà nước còn hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm và 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70% 16.
Tuy nhiên như đã chỉ ra ở trên thì việc độc canh trong sản xuất sẽ mang lại những tổn thất, thiệt hại và bất lợi cho người nông dân, cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa ở Việt Nam, cũng như vấn đề an ninh lương thực đã được đảm bảo thì nhận thức của nhà nước trong việc đa dạng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong trồng trọt và cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên và thay đổi. Việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên cơ sở nhu cầu của thị trường, phát huy lợi thế và điều kiện tự nhiên của từng vùng, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung trung17. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa là vấn đề quan trọng trong đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải dựa trên nhu cầu thị trường, lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn liền với sản xuất hàng hoá, tập trung, hiệu quả và bền vững 18.
Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp – thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010 theo hướng giảm 102 ngàn ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản và cây trồng khác, mở rộng diện tích đất trồng ngô, sắn và các cây làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu đến năm 2020 cho vùng ĐBSCL là hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp, ổn định đất trồng lúa, tăng diện tích luân canh lúa – màu và diện tích trồng cây lâu năm – chủ yếu là cây ăn trái, diện tích trồng lúa nước bị ngập do nước biển dâng sẽ chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản 19.