Tổng đàn bò của ĐBSCL

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 110)

Đơn vị tính: 1.000 con Địa phương 2015 2017 2018 2019 2020 Long An 86,0 95,8 99,1 113,5 112,6 Tiền Giang 80,3 86,5 92,8 109,5 121,2 Bến Tre 155,6 170,2 176,2 210,1 223,4 Trà Vinh 141,0 155,7 163,0 181,7 205,1 Vĩnh Long 60,0 64,5 66,9 76,6 83,9 Đồng Tháp 23,2 24,9 26,2 30,5 34,5 An Giang 100,7 81,5 73,3 66,7 66,8 Kiên Giang 10,1 11,1 11,4 11,6 11,5 Cần Thơ 3,6 4,1 4,2 4,2 4,1 Hậu Giang 1,6 1,8 2,6 3,6 3,7 Sóc Trăng 25,5 29,1 30,6 38,8 45,4 Bạc Liêu 1,2 1,0 1,7 2,5 2,6 Cà Mau 0,3 0,5 0,5 0,4 0,4 Tổng 689,1 726,7 748,5 849,7 915,2 Cả nước 5.367,2 5.654,9 5.802,9 6.060,0 6.230,5 Tỷ lệ (%) 12,84 12,85 12,90 14,02 14,69

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Hoạt động phát triển đàn bò ở ĐBSCL phát triển hơn so với đàn trâu thể hiện ở tỷ lệ số lượng bò được chăn nuôi ở ĐBSCL so với tổng đàn bò cả nước cao hơn so với tỷ lệ này ở đàn trâu và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo thời gian. Hoạt động phát triển đàn bò cũng không đồng đều giữa các địa phương của ĐBSCL, có sự chênh lệch rất lớn giữa địa phương có số lượng bò nhiều nhất và địa phương có số lượng bò thấp nhất. Lượng đàn bò được tập trung chủ yếu ở Bến Tre, Trà Vinh và An Giang, đây là những địa phương có điều kiện thuận lợi trong chăn thả và nguồn thức ăn cho trâu, bò.

99 Bảng 4. 8: Tổng đàn lợn của ĐBSCL Đơn vị tính: 1.000 con Địa phương 2015 2017 2018 2019 2020 Long An 258,3 224,6 162,4 70,1 81,6 Tiền Giang 601,6 582,2 583,9 265,0 248,4 Bến Tre 470,0 476,1 518,2 296,4 283.5 Trà Vinh 339,2 320,6 248,6 98,8 148,1 Vĩnh Long 338,3 334,2 345,2 194,7 214,2 Đồng Tháp 232,9 241,1 253,3 72,5 77,2 An Giang 106,8 113,6 113,1 70,2 65,1 Kiên Giang 339,7 330,2 340,3 170,7 173,7 Cần Thơ 118,4 121,2 130,1 96,4 110,2 Hậu Giang 123,6 129,0 149,3 86,1 110,2 Sóc Trăng 297,9 279,7 261,1 99,8 125,5 Bạc Liêu 223,9 229,2 249,3 97,7 165,6 Cà Mau 138,5 123,2 101,5 71,7 74,1 Tổng 3.589,1 3.504,9 3.456,3 1.690,1 1.877,4 Cả nước 27.750,7 27.406,7 28.151,9 19.615,5 22.027,9 Tỷ lệ (%) 12,93 12,79 12,28 8,62 8,52

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

So với hoạt động phát đàn bò thì hoạt động phát triển đàn lợn ở ĐBSCL có xu hướng giảm nhẹ trong những năm trở lại đây và so với tổng đàn lợn cả nước thì số đầu lợn được nuôi ở ĐBSCL còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 12.93% ở năm 2015 và giảm xuống còn 8.52% ở năm 2020. Hoạt động phát triển đàn lợn cũng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Kiên Giang.

Hoạt động phát triển đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) ở ĐBSCL tốt hơn so với đàn gia súc (trâu, bò, lợn) bởi gia cầm thì được nuôi trồng nhỏ lẻ trong các nông hộ, phù hợp với điều kiện của các nông hộ, trong khi hoạt động phát triển đàn gia súc thì cần có quy mô về diện tích nuôi và cũng như diện tích canh tác thức ăn cho đàn gia súc. Số lượng gia cầm ở ĐBSCL khá ổn định xoay quanh tỷ lệ 17% so với tổng đàn gia cầm cả nước, chủ yếu tập trung nhiều ở Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long.

100 Bảng 4. 9: Tổng đàn gia cầm của ĐBSCL Đơn vị tính: 1.000 con Địa phương 2015 2017 2018 2019 2020 Long An 7.043 6.963 7.392 8.691 9.034 Tiền Giang 7.175 11.394 12.133 16.269 17.660 Bến Tre 4.748 5.212 5.960 7.844 8.560 Trà Vinh 4.457 4.103 4.486 7.196 7.742 Vĩnh Long 6.201 7.589 8.045 9.578 10.707 Đồng Tháp 4.715 5.111 5.379 5.335 5.458 An Giang 4.322 4.074 4.132 4.504 4.642 Kiên Giang 5.281 5.538 5.439 4.092 3.768 Cần Thơ 1.863 1.912 1.824 2.003 2.120 Hậu Giang 3.585 4.053 4.134 4.429 4.581 Sóc Trăng 5.023 5.644 6.327 6.607 6.700 Bạc Liêu 2.505 2.745 2.884 2.942 3.100 Cà Mau 1.541 1.757 2.061 3.015 3.173 Tổng 58.459 66.095 70.196 82.505 87.245 Cả nước 341.906 385.457 408.969 481.080 512.690 Tỷ lệ (%) 17,10 17,15 17,16 17,15 17,02

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Như vậy, trên cơ sở số liệu về tổng lượng đàn gia súc và gia cầm được nuôi ở ĐBSCL cho thấy hoạt động chăn nuôi không phải thế mạnh của vùng, hoạt động chăn nuôi được thực hiện nhỏ lẻ ở các nông hộ nhằm sử dụng nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp hơn là các trang trại chăn nuôi quy mô như các địa phương khác. Vì vậy hoạt động chăn nuôi không phải là hoạt động thu nhập chính của vùng ĐBSCL (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022).

4.2.2.3 Hệ thống sản xuất ngành thuỷ sản

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thì tình hình nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL đến cuối năm 2016 như sau:

Cá tra: Cá tra – cá ba sa là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mekong, ở những nơi mà nước sông không bị nhiễm mặn từ biển. Với đặc tính này nên các tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thuận lợi cho việc nuôi cá tra, cá basa. Các tỉnh có sản lượng cá tra, cá basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm 99,2% sản lượng của cả nước trong tổng số 1.150 nghìn tấn của cả nước, trong đó sản lượng nuôi trồng và khai thác tập trung tại một số tỉnh như Đồng Tháp khoảng 403,4 nghìn tấn và An Giang khoảng 280,5 nghìn tấn.

Tôm: là loài sống ở các vùng nước lợ gần biển nên các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang là nơi tập trung sản lượng nuôi tôm nhiều nhất cả nước. diện tích nuôi tôm sú khoảng 569.500 ha với sản lượng khoảng

101

251 nghìn tấn, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 64.440 ha và sản lượng 253,1 nghìn tấn. Năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong đó Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất cả nước, sau đó là Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng.

Tầm nhìn đến năm 2030 cho nông nghiệp và thuỷ sản vùng ĐBSCL cũng dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ngập do nước biển dâng khoảng 30 nghìn ha, diện tích đất lúa sẽ giảm khoảng 15 nghìn ha và sẽ chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên khoảng 558 nghìn ha 65.

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có những rủi ro đặc thù và khó kiểm soát cũng như giá trị của đối tượng sản xuất lớn, vì vậy để hỗ trợ hoạt động sản xuất cũng như giảm những rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản thì chính phủ đã ban hành nhiều văn bản khác nhau trong hoạt động sản xuất thuỷ sản. Cụ thể, Chính phủ đã triển khai thí điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 được thực hiện trên đối tượng thủy sản (cá tra, cá basa, tôm sú và tôm thẻ chân trắng) và cây lúa cho các địa phương của ĐBSCL bao gồm Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.66

Bảng 4. 10: Diện tích nuôi trồng thủy sản

Đơn vị tính: ha Địa phương 2010 2016 2017 2018 2019 2020 Long An 11.015 8.177 9.170 9.751 8.682 8.584 Tiền Giang 14.301 15.618 15.820 14.872 15.552 14.861 Bến Tre 43.710 45.178 45.242 45.388 45.925 45.087 Trà Vinh 29.604 30.425 33.751 32.533 35.972 41.472 Vĩnh Long 2.504 2.382 2.385 2.378 2.570 2.535 Đồng Tháp 5.690 5.835 6.161 6.341 6.479 6.457 An Giang 2.009 2.480 2.712 3.310 3.456 3.310 Kiên Giang 111.120 142.601 153.888 160.722 166.500 171.486 Cần Thơ 12.703 10.540 8.256 7.314 6.471 6.531 Hậu Giang 6.510 7.075 7.291 7.375 7.782 8.069 Sóc Trăng 68.403 69.492 74.141 77.858 78.968 76.270 Bạc Liêu 126.909 132.248 136.048 136.498 136.577 135.969 Cà Mau 300.502 303.269 303.124 302.388 305.021 299.444

Nguồn: Niên giám thống kê 13 tỉnh ĐBSCL năm 2011 và 2020

Bảng 4.10 lại lần nữa cho thấy lợi thế trong nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ven biển là Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre. Trừ Cần Thơ thì các địa phương còn lại đều có sự gia tăng đáng kể về diện tích nuôi trồng thủy sản trong giai

65 Quyết định 639/QĐ – BNN – KH

66 Quyết định 315/QĐ – TTg ngày 1/3/2011về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013

102

đoạn 2010 – 2020. Điều này cho thấy sự chuyển đổi của nông dân ĐBSCL thích ứng với BĐKH cũng như những điều kiện bất lợi cho trồng lúa. Một số địa phương có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản thì diện tích năm 2020 có giảm so với năm 2019 bởi gia tăng tình trạng sạt lở vùng ven biển. Sự chuyển đổi này diễn ra theo xu hướng tất yếu của thị trường và điều kiện tự nhiên.

Bảng 4. 11: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt

Đơn vị tính: tấn Địa phương 2010 2016 2017 2018 2019 2020 Long An 41.573 58.623 59.784 61.434 68.771 72.121 Tiền Giang 200.910 242.769 271.510 292.337 320.301 356.124 Bến Tre 287.585 454.040 462.398 481.921 509.715 531.303 Trà Vinh 152.797 172.237 190.460 200.614 219.597 228.956 Vĩnh Long 140.458 114.180 117.333 126.255 157.369 153.303 Đồng Tháp 360.578 491.486 525.813 548.104 584.263 565.837 An Giang 33.482 348.078 401.725 486.802 539.908 511.148 Kiên Giang 432.489 716.368 763.376 815.530 845.498 836.280 Cần Thơ 178.296 172.412 191.827 216.784 230.381 221.091 Hậu Giang 47.473 60.524 61.921 64.863 72.667 76.260 Sóc Trăng 168.000 237.125 256.884 257.761 313.706 325.295 Bạc Liêu 252.266 302.440 322.650 341.260 360.070 380.750 Càm Mau 403.207 540.125 548.820 550.583 565.650 592.638

Nguồn: Niên giám thống kê 13 tỉnh ĐBSCL năm 2011 và 2020

Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2020 sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt của các tỉnh ĐBSCL có sự thay đổi lớn bởi do diện tích nuôi trồng tăng lên, điều chỉnh theo các chính sách chủ trương của nhà nước trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản cho khu vực ĐBSCL. Sản lượng thủy sản thu hoạch tăng cũng thể hiện sự đầu tư lớn của ngư dân vào các tàu đánh cá có công suất lớn, hiện đại, có thể vươn ra các khu vực đánh bắt xa bờ hơn.

4.3 Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp của vùng

Nhìn chung giá trị sản lượng nông nghiệp của các tỉnh/thành ĐBSCL trong giai đoạn 1990 – 2020 đều tăng với tỷ lệ tăng không đều ở các giai đoạn khác nhau. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam được thực hiện từ giữa những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 bằng sự ra đời của chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị 100 hay thường gọi là khoán 100 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam – là một nguồn tư liệu sản xuất quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Với Chỉ thị 100 thì đất đai canh tác sẽ được Hợp tác xã giao cho đến người nông dân thay vì Hợp tác xã quản lý như trước đây, cuối vụ nông dân sẽ được

103

trả thu nhập bằng thóc dựa trên sản lượng mà họ tạo ra và số ngày công đóng góp. Sau khi Chỉ thị 100 được ban hành thì Luật đất đai đầu tiên của nước Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là Luật Đất đai năm 1987 (29/12/1987) là văn bản pháp lý quan trọng – là cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất đai và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Lúc này nhà nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân, người nông dân có quyền bán thành quả lao động của mình trên đất đai. Khi nông dân được giao sử dụng ổn định đất lâu dài là động lực để người sản xuất yên tâm đầu tư vào đất đai – sử dụng và cải tạo đất hiệu quả hơn nhằm làm tăng năng suất của đất ( Carter, 2000).

Hình 4. 2: Giá trị Nông – Lâm – Thủy sản theo giá hiện hành

Hình 4.2 cho thấy giá trị Nông – lâm – thủy sản tăng đều trong khoảng 20 năm đầu của cả giai đoạn, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2009 thì giá trị nông – lâm – thủy sản tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này do nhiều nguyên nhân như sự thay đổi trong các chính sách, chủ trương của nhà nước trong phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL. Những chính sách này bao gồm những chủ trương, chính sách về đầu tư cho thủy lợi cho riêng vùng ĐBSCL. Cụ thể như quyết định 84/2006/QĐ – TTg ngày 19/4/2006 về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định 1397/QĐ – TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt, quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Nghị quyết 120/NQ – CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. và gần đây nhất là quyết định 633/QĐ – TTg ngày 15/6/2020 phê duyệt đề án “Hiện đại hoa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL”. Bên cạnh đó

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

104

là những chính sách, chủ trương về việc hỗ trợ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp cho nông dân ĐBSCL trong điều kiện mới. Cụ thể Nghị quyết 63/2009/NQ – CP ngày 23/12/2009 về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; Quyết định 580/QĐ – TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tại ĐBSCL.

Do tác động của các dự án thủy lợi lớn được đầu tư liên tiếp cho vùng ĐBSCL trong nhiều thập kỷ qua mà diện tích đất canh tác nói chung và diện tích canh tác lúa nói riêng ở khu vực này liên tục được mở rộng. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì BĐKH đã diễn ra gay gắt và nặng nề dần đối với khu vực ĐBSCL. BĐKH, sự khan hiếm nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng XNM sâu hơn, tất cả những điều đó đã gây khó khăn hơn hoạt động trồng lúa do cây lúa là cây trồng cần nhiều nước. Xu hướng thay đổi nhu cầu đối với hàng nông sản của thế giới cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích đất trồng lúa. Nhận thấy những lý do khách quan và chủ quan mà chính phủ Việt Nam đã có những chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL từ thế chống lại những điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp sang sản xuất thích ứng với BĐKH, với những sự thay đổi bất lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu cho sản xuất lúa. Sau khi vụ hạn mặn lịch sử năm 2015 – 2016 thì Nghị quyết 120/NQ – CP ngày 17/11/2017 đã được thông qua. Vì thế diện tích trồng lúa sau khi Nghị quyết 120/NQ – CP đã giảm liên tục cho đến thời điểm cuối năm 2020. Ngược lại với việc giảm của diện tích trồng lúa là sự tăng lên trong diện tích nuôi trồng thủy sản. Như đã trình bày ở phần trước thì diện tích nuôi trồng thủy sản tăng cao ở các tỉnh ven biển Đông (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu), các tỉnh ven biển Tây (Kiên Giang, Cà Mau). Bởi lẽ những địa phương này gần ven biển là những nơi bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất tình trạng XNM. Vì vậy tình trạng chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản đã diễn ra mạnh ở những địa phương này.Cây hàng năm ở ĐBSCL chủ yếu là rau, đậu các loại, còn cây lâu năm chủ yếu là cây ăn trái, diện tích gieo trồng cây công nghiệp rất thấp, chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng diện tích trồng cây lâu năm ở vùng đất này. Nhìn chung thì diện tích rau, đậu và cây ăn trái ở ĐBSCL khá ổn định, không có sự biến động quá nhiều như diện tích trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại đặc sản được thị trường ưa chuộng, với tổng sản

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)