0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Vấn đề hợp tác hoá – cá thể và cá thể liên kết

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 55 -58 )

2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam

2.7.1 Vấn đề hợp tác hoá – cá thể và cá thể liên kết

Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc năm 1945 thì chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện công cuộc cách mạng về ruộng đất: thu hồi đất đai và tư liệu sản xuất của địa chủ để thành lập hợp tác xã nông nghiệp. Khi đó nông dân được tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã, tất cả các khâu của hoạt động sản xuất nông nghiệp đều do hợp tác xã đảm nhiệm, mỗi hộ gia đình được xem là một thành viên thuộc hợp tác xã, làm việc cho hợp tác xã và được chấm điểm. Kết quả hoạt động sản xuất sẽ được phân phối cho hợp tác xã viên trên số điểm mà họ đạt được theo mỗi vụ sản xuất, việc phân phối kết quả sản xuất chỉ dựa vào công điểm mà không dựa trên hiệu quả đóng góp của hợp tác xã viên làm giảm đi hiệu suất làm việc của người lao động và là một nguyên nhân quan trọng cho sự thất bại của hợp tác xã trong giai đoạn đầu. Còn ở miền Nam thì chính sách đất đai của chính quyền Sài Gòn coi trọng quyền sử hữu tư, vì vậy tính đến thập niên 1950, tại miền Nam có 2,5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng đất trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15% còn lại (Sen, 1995).

Sau một thời gian dài hoạt động thì hợp tác xã nông nghiệp đã cho thấy những tồn tại và yếu điểm trong khâu tổ chức sản xuất. Sự ra đời của chỉ thị 100 – CT/TW (13/1/1981) đã thừa nhận những nguyên nhân thất bại của hợp tác xã nông nghiệp và để khắc phục vấn đề này thì Ban Bí thư đã mạnh dạn thực hiện cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm” đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông

44

nghiệp. Lúc này nhà nước vẫn nêu rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý nhưng các hộ nông dân được giao khoán làm một số công việc sản xuất trên mảnh đất được giao, họ được trả công trên số giờ làm việc và được giữ lại sản lượng dư sau khi đã nộp đủ số lượng ấn định cho nhà nước. Với chủ trương như vậy thì đã phát huy vai trò tự chủ của nông dân trong hoạt động sản xuất, tăng động lực lao động của nông hộ trên mảnh đất được giao để gia tăng phần sản phẩm thặng dư. Như vậy vai trò của nông dân không còn thụ động trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất, vai trò của hộ nông dân bắt đầu được coi trọng hơn.

Lần đầu tiên vấn đề liên quan đến đất đai đã được giải quyết trên cơ sở pháp lý 5. Với luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam sau giải phóng thì đã công nhận thêm vai trò cá nhân trong hoạt động sản xuất gắn liền với vấn đề đất đai. Lúc này đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước cho các cá thể và tổ chức thuê đất để sử dụng lâu dài, người sử dụng đất có thể bán những sản phẩm thu hoạch trên đất canh tác. Như vậy hộ nông dân được nhà nước giao quyền sử dụng đất đai, được phép quyết định hoạt động sản xuất của mình trên phần đất được giao và trong thời hạn được giao. Còn ở Miền tây Nam Bộ thì sau năm 1986 hệ thống hợp tác xã và tập đoàn sản xuất bị tan rã. Điều này cho thấy nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp hơn trong việc phát triển kinh tế hợp tác.

Sau năm 1988 thì vai trò của hộ nông dân thực sự được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp bởi vì các hộ nông dân được phép mua bán vật nuôi, thiết bị và máy móc nông nghiệp, được quyền đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường6. Bộ Chính trị trong văn bản này đã thừa nhận do không nắm vững quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm tự nhiên của từng vùng, gò ép nông dân vào hợp tác xã. Hoạt động sản xuất phải căn cứ vào trình độ quản lý của cán bộ, hợp tác xã tự xác định các hình thức, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất. Đồng thời nhà nước nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế cá thể qua việc công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể, tư nhân trong quá trình phát triển.

Chính vì vậy hộ nông dân hay hộ kinh tế cá thể chỉ tham gia vào hợp tác, liên kết khi họ chính bản thân họ nhận thấy điểm yếu trong sản xuất của họ và lợi ích khi họ tham gia hợp tác, liên kết. Điều đó được minh chứng bằng phong trào liên kết sản xuất trong thời gian gần đây và nắm bắt được điều đó trong chuyển động của hoạt động sản xuất nông nghiệp nên Chính phủ đã chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn 7. Chính sách này được

5 Luật Đất đai năm 1987 ngày 29/12/1987

6 Nghị quyết 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

7 Quyết định 62/2013/QĐ – TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

45

áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp trong nước, hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã. Theo đó thì đối với doanh nghiệp sẽ được ưu đãi, hỗ trợ như sau: được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi trên là phải có hợp đồng trực tiếp hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác để cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất, gắn với thu mua nông sản của hộ nông dân hoặc tổ chức đại diện của nông dân trong dự án cánh đồng lớn.

Nông dân được tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trường miễn phí; được hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có chất lượng cao; được hỗ trợ 100% kinh phí lưu kho tại doanh nghiệp với thời hạn tối đa là 3 tháng. Ngoài những sự hỗ trợ như trên nhà nước còn hỗ trợ 100% kinh phí cho đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý HTX và tổ trưởng tổ hợp tác trong nông nghiệp; 50% kinh phí xúc tiến thương mại. Hỗ trợ này mang tính đồng bộ và đầy đủ hơn là chỉ là chính sách khuyến khích nông dân tiêu thụ nông sản thông hợp đồng 8.

Mặc dù có những nhược điểm nhất định trong quá trình phát triển nhưng kinh tế hợp tác hay hợp tác xã nhất là hợp tác xã nông nghiệp vẫn có những vai trò nhất định trong phát triển kinh tế. Không chỉ nhà nước mới nhận ra được vấn đề này mà ngay cả hộ sản xuất, hộ nông dân cũng thấy được lợi ích của hợp tác xã sau một thời gian sản xuất độc lập, riêng lẻ. Nhà nước đã ban hành những quy định cho hợp tác xã và theo đó thì để trở thành hợp tác xã viên thì pháp nhân Việt Nam tự nguyện làm đơn xin gia nhập 9. Để tranh thủ được những lợi thế về vốn và kỹ thuật sản xuất và quản lý từ bên ngoài thì không chỉ pháp nhân Việt Nam mới được gia nhập Hợp tác xã mà cá nhân là người nước ngoài cũng có thể trở thành viên của Hợp tác xã. Với mục tiêu là khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác xã kiểu mới, tác động trực tiếp vào sản xuất kinh doanh của kinh tế thành viên, tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của hợp tác xã, nâng cao vai trò của hợp tác xã đối với sự phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ nông dân thì nhà nước đã có sự hỗ trợ về bồi dưỡng nguồn lực là cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ về

8 Quyết định số 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

46

khoa học – kỹ thuật cũng như những quy định về việc thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã 10.

Với thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản nhưng vùng ĐBSCL vẫn còn những tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, nên với mục tiêu giúp nông dân ĐBSCL khắc phục cơ bản thua thiệt trên thị trường, gia tăng lợi ích cho nông dân thông qua liên kết hữu cơ trong chuỗi giá trị hàng nông dân thì nhà nước đã quyết định thí điểm liên hiệp hợp tác xã lúa gạo quy mô vùng ĐBSCL trên cơ sở 13 liên hiệp hợp tác xã thành viên của 13 tỉnh, thành phố với tinh thần tự nguyện tham gia và quy mô tối thiểu mỗi liên hiệp là 100 tỷ đồng, ngoài thí điểm về hợp tác lúa gạo còn thí điểm về hợp tác xã trái cây và thuỷ sản 11.

Như vậy so với hợp tác nông nghiệp trong giai đoạn trước khi “Đổi mới” và hợp tác xã kiểu mới giai đoạn hiện nay có sự khác nhau đáng kể, nhất là khác biệt về khâu tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Nếu như trước đây thì hộ nông dân bị “ép” tham gia vào hợp tác xã, hợp tác xã quyết định mọi khâu của hoạt động sản xuất và phân phối thành quả sản xuất dựa trên “công điểm” thì với cách tổ chức hoạt động của hợp tác xã kiểu mới nông dân chỉ gia nhập hợp tác xã khi bản thân họ thấy cần thiết và nên tham gia, nông dân vẫn chủ động trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và họ hoàn toàn là người hưởng lợi thành quả lao động sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cách tổ chức hoạt động của hợp tác xã không chỉ liên kết nông dân về mặt sản xuất, mà còn bảo vệ quyền lợi và gia tăng thu nhập cho hộ nông dân nhờ liên kết trong việc cung cấp kỹ thuật canh tác, thông tin thị trường và liên kết trong tiêu thụ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 55 -58 )

×