Diện tích trồng cây ăn trái

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 108 - 109)

Đơn vị tính: ha Địa phương 2016 2017 2018 2019 2020 Long An 19.726 21.632 24.768 30.347 31.933 Tiền Giang 62.686 63.369 61.499 61.918 59.991 Bến Tre 304.891 310.655 322.310 323.516 299.981 Trà Vinh 6.768 6.6837 6.769 6.775 6.793 Vĩnh Long 42.495 44.560 44.499 47.146 49.807 Đồng Tháp 24.217 25.710 29.028 32.000 34.372 An Giang 8.420 11.796 13.494 14.052 14.664 Kiên Giang 14.379 16.971 16.289 15.726 16.485 Cần Thơ 5.133 5.894 6.526 6.988 6.984 Hậu Giang 11.504 12.123 12.178 12.516 12.714 Sóc Trăng 29.019 29.162 29.493 28.167 27.781 Bạc Liêu 3.030 3.049 3.094 3.111 3.121 Cà Mau 6.822 6.816 6.973 6.837 6.811

Nguồn: Niên giám thống kê 13 tỉnh ĐBSCL năm 2020

Nhìn vào bảng số liệu về diện tích cây ăn trái cho thấy Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp là những địa phương có vị trí thế nổi trội trong sản xuất cây ăn trái. Những địa phương có diện tích sản xuất cây ăn trái bị giảm bởi cũng bị tác động bởi hạn hán, XNM bởi cây ăn trái cũng không thể sống trong môi trường có hàm lượng muối cao.

97

4.2.2.2 Hệ thống sản xuất ngành chăn nuôi

Theo thống kê của Cục chăn nuôi thì đến tháng 10/2014 tại ĐBSCL có tổng đạt bò đạt 977.873 con chiếm 13% tổng đàn bò của cả nước, đàn bò sữa 23.573 con chiếm 10,4% lượng bò sữa cả nước, tổng đàn heo trên 3,47 triệu con chiếm 13% tổng đàn heo cả nước và tổng đàn gia cầm trên 58,24 triệu con chiếm 17,8% tổng đàn gia cầm cả nước và có 908 trang trại chăn nuôi chủ yếu tập trung tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre.

Theo Bộ NN - PTNT thì tính đến cuối năm 2015 tại ĐBSCL có 36 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản lượng 2,1 triệu tấn (chiếm gần 15% sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước). Mô hình liên kết phổ biến hiện nay là các trang trại chăn nuôi lớn mua trực tiếp thức ăn từ nhà máy, làm cho các trang trại chăn nuôi hạ được giá thành sản phẩm từ 7 – 10% do không phải qua các khâu trung gian.

Cũng như thực trạng chăn nuôi của cả nước thì hoạt động chăn nuôi ở ĐBSCL chủ yếu tại hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa nên kém phát triển, khó kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh môi trường chính vì vậy nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hoạt động chăn nuôi của cả nước như hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu và bò với mức hỗ trợ 100% chi phí phối giống và vật tư phối giống, hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực và gà, vịt với mức hỗ trợ 50% hoặc không 5trđ đối với lợn và 20 trđ/năm đối với bò.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)