2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam
2.7.5 Các vấn đề về đất đai nông nghiệp
Từ khi tiến hành đổi mới cho đến này một loạt các chính sách và văn bản luật trong lĩnh vực đất đai đã ra đời. Những chính sách đất đai quan trọng là Luật đất đai năm 1993, sau đó là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP và Luật đất đai năm 2013. Sự thay đổi hệ thống văn bản luật về đất đai cho phù hợp với những thay đổi phức tạp trong việc sử dụng Đất đai tại Việt Nam cũng như phù hợp với xu thế thay đổi của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.7.5.1 Hạn điền và thời hạn sử dụng đất nông nghiệp
Do ảnh hưởng bởi tâm lý công bằng trong việc phân chia quyền sử dụng đất đai nên dẫn đến tình trạng manh mún đất đai canh tác và hạn điền thấp. Tính từ khi Luật Đất đai đầu tiên ra đời cho đến hiện nay thì hạn điền được xác định một mức duy nhất là 3 ha cho các tỉnh/thành thuộc vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL và không quá 2 ha cho các địa phương còn lại đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối và đối với cây trồng lâu năm thì mức tối đa được giao là 10 ha đối với vùng đồng bằng và 30 ha đối với vùng trung du và miền núi22. Tuy hạn điền là như vậy nhưng nhà nước
20Quyết định 899/QĐ – TTg ngày 10/6/2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
21 Xem 3
22 Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 về ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, Nghị định 85/1999/NĐ– CP ngày 28/8/1999 về
50
cũng quy định diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhận khoán, được nhà nước cho thuê thì không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định23. Ban đầu thì thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm chỉ được quy định là 10 – 15 năm và không được phép cho thuê đối với đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản không quá 3 năm24. Tuy nhiên thời hạn sử dụng đất quá ngắn sẽ làm giảm động lực của người sản xuất, vì vậy thời hạn sử dụng đất được điều chỉnh cho loại đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối là 20 năm ở các văn bản pháp luật về đất đai kể từ Luật đất đai 1993 và thống nhất là 50 năm cho các hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không phân ra đất trồng cây hàng năm hay trồng cây lâu năm25.
Như vậy về mức hạn điền là 3 ha được xác định cho các tỉnh thuộc ĐBSCL và Đông Nam bộ, đây là hai vùng kinh tế trong điểm của cả nước, một vùng đất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp hàng năm như cao su, tiêu và điều và một vùng đất thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản. Đây được xem như là một sự ưu ái của nhà nước cho phát triển nông nghiệp của các vùng sản xuất nông nghiệp trên.
Một điểm đáng lưu ý đối với việc sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2014 là hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối là không quá 30 ha cho cả tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và ĐBSCL và không quá 20 ha đối với các địa phương khác 26.
2.7.5.2 Các quyền của người sử dụng đất
Trong các văn kiện của Đảng luôn khẳng định đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước được giao quản lý, như vậy người sử dụng đất được thừa nhận các quyền còn lại liên quan đến đất đai trừ quyền sở hữu đất đai.
Nhận thức được những quan điểm sai lầm trong vấn đề quản lý kinh tế nông nghiệp của thời kỳ đầu đổi mới nên với mục đích chuyển trọng tâm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ hợp tác xã sang các hộ nông dân nên trong nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã cho phép các hộ nông dân được quyền định hoạt động sản xuất dựa trên nhu cầu của thị trường mà không phải sản xuất theo “mệnh lệnh” của nhà nước. Các quyền lợi khác về đất đai như thừa kế đất đai, cho thuê hay chuyển nhượng vẫn chưa
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đíchsản xuất nông nghiệp, và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
23 Luật Đất đai năm 2013. 24 Xem 1
25 Xem 20
51
được đề cập đến trong văn bản này. Đặc biệt trong giai đoạn này thì các hộ nông dân ở miền Nam được giao lại đất mà họ đã sở hữu trước năm 1975 (Bộ NN - PTNT, 2000; Pingali & Xuan, 1992).
Luật đất đai năm 1993 ra đời trên cơ sở Luật đất đai năm 1987 và có bổ sung sửa đổi hoàn chỉnh hơn so với Luật đất đai năm 1987, đặc biệt là quy định rõ ngoài quyền sử dụng đất được giao thì người sử dụng đất có thể được chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao đất. Luật đất đai 1993 là một trong những luật quan trọng thể hiện đường lối tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và vững chắc của Đảng và Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đất đai. Tuy nhiên Luật này cũng chỉ quy định chung về đối tượng sử dụng đất, chưa quy định rõ các đối tượng được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, đồng thời cũng chưa quy định cụ thể quyền của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân mục đích phi nông nghiệp.
Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 bổ sung thêm hai quyền cho người nông dân là quyền cho thuê lại và quyền được góp vốn đầu tư kinh doanh bằng đất đai. Người sử dụng đất đai được phép tặng đất đai cho họ hàng, bạn bè và được đền bù nếu bị thu hồi đất được quy định trong Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2001. Quy định này đã đưa ra một loạt các thay đổi liên quan đến đất đai và thủ tục đăng ký đất đai. Chính vì vậy các sửa đổi bổ sung của Luật Đất đai đã được đưa vào trong Luật Đất đai năm 2003.
2.7.5.3 Manh mún đất đai và dồn điền, đổi thửa
Ở Việt Nam thì tình trạng manh mún đất đai chủ yếu là do quá trình giao đất (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2004) do chủ trương giao đất “có gần, có xa, có tốt, có xấu”; hoặc do trục trặc của thị trường đất đai do điều chỉnh của Chính phủ đối với các diao dịch đất (Bentley, 1987; Blarel et al., 1992). Việc manh mún đất đai ở Việt Nam
cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ nông dân: đa dạng hoá rủi ro do canh tác trên các mảnh đất khác nhau hay do tình trạng thiếu lao động nông nghiệp vào lúc chính vụ (Marsh et al., 2007).
Vì vậy để tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam thì chính phủ đã có chủ trương “Dồn điền, đổi thửa” được thể hiện qua các văn bản pháp luật khác nhau. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 đã tạo ra phong trài dồn điền đổi thửa trong cả nước. Trong nghị quyết về “Tam nông” đã chỉ ra một trong nguyên nhân của chậm phát triển nông nghiệp ở Việt Nam là tình trạng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán 27. Vì vậy để phát triển nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện tăng quy mô đất canh tác của hộ sản xuất thông qua chủ trương đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng trang trại có quy mô phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá lớn. Việc
52
dồn điền, đổi thửa không bắt buộc mà do hộ gia đình, cá nhân tự thoả thuận với nhau bằng văn bản và việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được thực hiện trong cùng xã, phường, thị trấn và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.