Kết quả kiểm định đồng kết hợp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 126 - 128)

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

1,3727* (0.0849) 2,2124** (0,0134) 2,6576*** (0,0039) Nguồn: Kết quả xử lý

Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng kết hợp giữa chuỗi phụ thuộc và các chuỗi độc lập cho thấy có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết trong cả 3 mô hình ước lượng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Điều đó có nghĩa là các chuỗi có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, điều này đảm bảo là các hệ số ước lượng có độ tin cậy cao.

4.5.1.5 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger

` Kết quả kiểm định Dumitrescu & Hurlin (2012) về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình được thể hiện bằng Hình 4.4 như sau:

Hình 4. 4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger

lnK lnY lnL lnA lnH lnS 5.0305 *** (0.0001)

115

Mối quan hệ nhân quả giữa biến lnY và lnK có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5% ở cả 2 chiều tác động. Đây là bằng chứng thống kê cho thấy vốn đầu tư hàng năm có tác động đến tăng trưởng nông nghiệp và khi tăng trưởng nông nghiệp cũng tác động trở lại làm gia tăng lượng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp ĐBSCL bởi lẽ khi nền kinh tế có tăng trưởng, tổng thu nhập tăng lên thì phần ngân sách dành cho tái đầu tư cũng tăng lên.

Từ các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đều chứng minh được vai trò của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế bởi vốn và lao động là hai yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của lao động với bằng chứng thống kê cho thấy mối quan hệ nhân quả của lao động và tăng trưởng nông nghiệp ở mức ý nghĩa 1% cho cả hai chiều tác động. Điều này càng thêm bằng chứng thống kê khẳng định vai trò của lượng lao động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.

Trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp của các nước cũng như ở Việt Nam đều tìm ra bằng chứng thống kê về mối quan hệ giữa sự gia tăng diện tích và gia tăng sản lượng nông nghiệp. Sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp có tác động đến gia tăng sản lượng nông nghiệp và khi nông nghiệp tăng trưởng thì cũng tác động ngược trở lại đến sự gia tăng diện tích bởi sự tăng trưởng dẫn đến gia tăng thu nhập, làm gia tăng nguồn vốn để phục vụ cho việc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác trước đây chưa sử dụng được bởi nhiễm phèn, hay nhiễm mặn ở khu vực ĐBCSL.

Kết quả kiểm định nhân quả giữa tăng trưởng nông nghiệp và vốn con người cũng cho thấy có mối quan hệ nhân quả theo cả hai chiều tác động đều ở mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là vốn con người hay cụ thể trong nghiên cứu này chính là đo lường chất lượng, trình độ học vấn của nguồn lực con người đến tác động chặt chẽ đến tăng trưởng nông nghiệp bởi chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao và áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, và khi thu nhập của nông hộ tăng lên thì cũng tác động ngược trở lại đến việc nâng cao học vấn và đầu tư vào giáo dục của nông dân.

Chi ngân sách của nhà nước của cả trung ương và địa phương cho KH – CN có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi chính công nghệ là yếu tố then chốt cho thúc đẩy tăng năng suất và sản lượng. Mối quan hệ nhân quả của Công nghệ và tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

4.5.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp

Như đã trình bày ở phần phương pháp luận, để ước lượng tỷ phần đóng góp của các yếu tố đầu vào (đất, vốn vật chất, vốn con người và công nghệ) vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL thì luận án sử dụng các tiếp cận hạch toán tăng trưởng (accouting growth) dựa trên hàm sản xuất Cobb – Douglas. Với cách tiếp cận này thì tiến bộ công nghệ

116

(technological progress) chính là tiến bộ công nghệ trung lập Hicks, và phần dư ước lượng được từ phương trình hạch toán tăng trưởng chính là tiến bộ công nghệ, khi đó TFP chính là tiến bộ công nghệ trong hàm sản xuất.

Trước tiên, hệ số điều chỉnh ở kết quả ước lượng phương trình hạch toán tăng trưởng (mô hình chính) và 3 mô hình kiểm định sự lan tỏa của yếu tố công nghệ đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL thì các hệ số điều chỉnh đều có ý nghĩa thống kê và đều mang giá trị âm (điều đó cho thấy các chuỗi trong các mô hình ước lượng đều có mối quan hệ đồng kết hợp) và độ lớn của các hệ số điều chỉnh là khá sấp xỉ nhau. Điều này cung cấp thêm bằng chứng thống kê về độ vững của các mô hình ước lượng. Với độ lớn của các hệ số điều chỉnh trong các kết quả ước lượng giao động từ 10,59% đến 18,44% cho thấy tốc độ điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn của tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL là khá thấp, nghĩa là dưới tác động của các yếu tố hay điều kiện bất thường ảnh hưởng tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL làm chệch khỏi điểm cân bằng dài hạn thì tốc độ điều chỉnh để trở về điểm cân bằng từ khoảng 10,59%/năm đến 18,44%/năm và là 10,74%/năm cho mô hình ước lượng chính.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 126 - 128)