0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 73 -74 )

Qua lược khảo cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, luận án đã xác định khoảng trống nghiên cứu mà cần luận án sẽ tập trung nghiên cứu. Cụ thể như sau:

(i) Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế từ lý thuyết tăng trưởng Cổ điển, Tân Cổ điển cho đến lý thuyết tăng trưởng mới đều nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cũng như phương thức lan tỏa của KH-CN đến tăng trưởng qua các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp cho thấy chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào phân tích, kiểm định sự khác nhau trong sự tác động của KH – CN thông qua yếu tố vốn và lao động. Việc kiểm định, phân tích này có nghĩa quan trọng trong định hướng các chính sách của nhà nước về đầu tư KH – CN. Vì thế, luận án sẽ phân tích, làm rõ sự tác động của KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL bằng cách phân tích sự tác động của yếu tố này thông qua yếu tố vốn (tiến bộ công nghệ trung lập Solow), thông qua yếu tố lao động (tiến bộ công nghệ trung lập Harrod) và một các đồng thời và độc lập với các yếu tố của hàm sản xuất (tiến bộ công nghệ trung lập Hicks)

(ii) Trong dài hạn và trong ngắn hạn thì các yếu tố nguồn lực sản xuất đều có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng qua lược khảo cho thấy cho đến thời điểm này thì các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự tác động trong dài hạn của các nguồn lực sản xuất, chưa phân tích sự tác động trong ngắn hạn. Đồng thời các nghiên cứu trước đây cũng chưa chỉ ra được tốc độ điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn khi có những yếu tố bất thường làm tăng trưởng nông nghiệp chệch khỏi sự cân bằng trong dài hạn. Do đó, nghiên cứu sẽ phân tích sự ảnh hưởng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cũng như tốc độ điều chỉnh.

(iii) Qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm thì đa số các nghiên cứu, một là chỉ dừng lại ở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GDP nông nghiệp, hai là ước lượng TFP và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TFP. Do đó sẽ chưa phân tích được sự tăng trưởng theo chiều sâu và chiều rộng của tăng trưởng nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP cũng như TFP. Vì vậy, luận án sẽ phân tích không chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, mà sẽ tiếp tục

62

phân tích TFP để đo lường hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ĐBSCL và ước lượng các yếu tố có thể tác động và cải thiện TFP ngành nông nghiệp ĐBSCL.

(iv) Luận án cũng thực hiện kiểm định việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp (chuyển diện đất trồng lúa bị XNM, hiệu quả sản xuất thấp sang trồng màu, hoặc nuôi trồng thủy sản) đến tăng trưởng TFP nông nghiệp ĐBSCL. Kết quả kiểm định kỳ vọng cung cấp bằng chứng thống kê về hiệu quả của sự chuyển dịch sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 73 -74 )

×