Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 96)

3.4.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp

Tăng trưởng nông nghiệp (Y): như đã định nghĩa thì biến tăng trưởng nông nghiệp chính là GDP/GRDP nông nghiệp của ĐBSCL. Số liệu cho biến số này được thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh và Tổng cục thống kê qua các năm, cụ thể số liệu về GDP/GRDP được lấy từ mục Tài khoản quốc gia và Ngân sách nhà nước. Để loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, luận án sẽ sử dụng số liệu về GDP/GRDP theo giá so sánh của năm 2010. Tuy nhiên, trước khi áp dụng giá so sánh của năm 2010 theo Thông tư 02/2012/TT – BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 4 tháng 4 năm 2012 thì trước đó các chỉ tiêu (giá trị) thống kê được tính theo giá so sánh của năm 1994. Vì vậy trước khi có thể sử dụng được số liệu thì tác giả sẽ quy đổi chỉ tiêu GDP theo giá so sánh năm 1994 theo giá so sánh năm 2010 theo công thức của thông tư trên, cụ thể:

Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm

gốc 2010 =

Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá

năm 1994 x

Hệ số chuyển năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu

Trong đó:

Hệ số chuyển đổi năm gốc 1994 sang năm gốc 2010

của chỉ tiêu =

Giá trị của chỉ tiêu năm t theo giá năm gốc 2010 Giá trị của chỉ tiêu năm t theo giá năm gốc 1994

Vốn vật chất (K): K là lượng vốn vật chất thực tế của ngành nông nghiệp ĐBSCL, như đã trình bày ở phần định nghĩa thì K được hình thành từ lượng vốn đầu tư của thời kỳ hiện tại cộng với lượng vốn tích lũy của thời kỳ trước sau khi đã trừ đi hao mòn (thường gọi là trữ lượng vốn). Vì vậy trong luận án này sẽ sử dụng số liệu về vốn đầu tư hàng năm vào Nông – lâm – thủy sản ở Mục Đầu tư và Xây dựng. Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp kiểm kê liên tiếp hàng năm và tỷ lệ khấu hao để tính ra được trữ

85

lượng vốn của ngành Nông – Lâm – Thủy sản của ĐBSCL. Công thức tính trữ lượng vốn theo phương pháp kiểm kê liên tiếp theo cách tiếp cận của Tổ chức năng suất Châu Á (APO) như sau:

𝐾𝑡 = (1 − 𝜗)𝐾𝑡+1+ 𝐼𝑡 Trong đó: 𝐼𝑡 là tổng mức đầu tư ở năm thứ t; 𝜗 là tỷ lệ khấu hao hàng năm cho vốn đầu tư và không đổi theo thời gian, 𝐾𝑡 và 𝐾𝑡+1lần lượt là trữ lượng vốn ở năm t và năm t+1. Với năm gốc của nghiên cứu là năm 1995 thì trữ lượng vốn ở năm 1995 được xác định theo cách tiếp cận của Oguchi (2001) và Mahadevan (2002), còn tỷ lệ khấu hao lựa chọn tỷ lệ khấu hao theo văn bản 2389/BKHCN – VCLCS ngày 6/7/2015. Vốn đầu tư cho Nông – Lâm – Nghiệp ĐBSCL theo giá so sánh 1994 cũng được điều chỉnh theo giá so sánh năm 2010 như cách điều chỉnh cho chỉ tiêu GDP/GRDP ở trên.

Diện tích đất sản xuất (S): Diện tích đất sản xuất được xác định bao gồm diện tích đất cho cây lúa, cây hàng năm, cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản tại mục

Nông nghiệp, Lâm Nghiệp và Thủy sản. Riêng hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm

không phải là thế mạnh của vùng ĐBSCL và không được thống kê nên không được tính vào biến diện tích đất. Vì thế đây là một điểm giới hạn của đề tài.

Lực lượng lao động (L): được đo lường bằng lượng lao động nông thôn đang làm việc trong độ tuổi từ 15 – 60 tuổi. Số liệu này được thu thập ở mục Dân số và Lao động. Vốn con người (H): Trong nghiên cứu này vốn con người được đo lường qua số học sinh phổ thông các cấp (tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học) ở khu vực nông thôn. Số liệu về số học sinh phổ thông ở khu vực nông thôn được tính bằng cách lấy tỷ lệ dân số của khu vực nông thôn (mục Dân số và Lao động) nhân với số học sinh phổ thông các cấp (mục Giáo dục, Đào tạo và Khoa học Công nghệ).

Công nghệ (A): Biến số công nghệ được đo lường bằng chi tiêu của ngân sách cho hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hàng năm. Để có số liệu về chi ngân sách cho nghiên cứu Khoa và học Công nghệ hàng năm vào Nông – Lâm – Nghiệp ĐBSCL thì luận án sẽ căn cứ vào chi tiêu ngân sách hàng năm cho KH – CN (mục Giáo

dục, Đào tạo và Khoa học Công nghệ ) và tỷ lệ chi vốn đầu tư hàng năm cho ngành Nông

– Lâm – Nghiệp so với GDP hàng năm (Mục Đầu tư và Xây dựng).

3.4.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP

Trên cơ sở định nghĩa các biến của mô hình (3.16), thì nguồn thu thập và xử lý các biến số trong mô hình (3.16) được trình bày cụ thể như sau:

Các số liệu về Tỷ lệ diện tích đất canh tác nông nghiệp được đầu tư thủy lợi, Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, Quy mô sản xuất, Tỷ lệ hộ nông dân được tiếp cận tín dụng được thu thập từ bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư (VLHSS) từ năm 2002 đến năm 2020. Bộ số liệu VLHSS được điều tra đều đặn hai (02) năm một lần. Bộ số liệu điều tra này có hai phần: phần điều tra cho hộ gia đình và phần cho xã, phường.

86

Bộ số liệu thu thập cho hộ bao gồm các thông tin về thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và một số thông tin khác về nhân khẩu học; còn bộ số liệu thu thập đối với xã/phường bao gồm các thông tin về nhân khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tình trạng kinh tế và một số thông tin cơ bản về trật tư an toàn xã hội, môi trường, tín dụng và tiết kiệm. Trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP sẽ sử dụng bộ số liệu bộ điều tra cho đối tượng xã, phường. Vì phạm vi điều tra trên cả nước nên luận án sẽ lọc ra các số liệu được điều tra cho các xã của vùng ĐBSCL. Trong bảng câu hỏi và bảng dữ liệu (được lưu trữ theo phần mền Stata) có mã hóa các xã theo từng tỉnh, thành nên có thể dễ dàng bóc tách được số liệu theo phạm vi từng địa phương của ĐBSCL. Sau khi đã có được bộ số liệu theo yêu cầu của mô hình, tác giả sẽ tính ra tỷ lệ trung bình của diện tích đất được đầu tư thủy lợi (%), tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề (%), tỷ lệ nông dân được tiếp cận tín dụng (%) và tính ra quy mô sản xuất trung bình (ha/hộ/xã) theo từng đơn vị bảng.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thu thập trực tiếp từ website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số này được tính toán hàng năm và được cập nhật trên website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Vì số liệu VLHSS được tiến hành 2 năm một lần, nên số liệu về chỉ số PCI cũng được thu thập tương ứng với năm điều tra của bộ số liệu VLHSS.

Tỷ lệ về chi tiêu công cho Đầu tư phát triển và diện tích đất lúa được thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh tương ứng với thời gian của bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư.

Tóm tắt chương 3

Từ khoảng trống nghiên cứu đã xác định ở chương 2, luận án đã xây dựng mô hình ước lượng để giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu. Cũng từ mô hình nghiên cứu mà luận án cũng đã xác định những số liệu cần thu thập, nguồn số liệu cũng như vấn đề xử lý số liệu trước khi sử dụng để có thể đạt được kết quả tin cậy và hiệu quả nhất. Trong chương 3 thì quy trình phân tích cũng được trình bày một cách chi tiết để giúp người đọc thấy rõ trình tự của quá trình phân tích số liệu. Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp ước lượng bao dữ liệu (DEA) – chỉ số Mamlquist TFP và phương pháp ước lượng trung gian (PMG), ước lượng mô hình REM theo phương pháp của Allison (2009 là những phương pháp phân tích mà sẽ được sử dụng trong luận án cũng đã được trình bày cụ thể trong Chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

87

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Dựa trên các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã được xác định, chương 4 sẽ tiến hành phân tích thực trạng thực tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến GDP nông nghiệp ĐBSCL bằng phương pháp ước lượng PMG, ước lượng và phân tích TFP ngành nông nghiệp ĐBSCL bằng phương pháp DEA và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TFP. Đồng thời, luận án cũng sẽ phân tích, biện luận, quán chiếu với những chính sách tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam, và đối chiếu với các nghiên cứu thực nghiệm đã được trình bày ở Chương 2 để cung cấp những bằng chứng thống kê, cũng như bằng chứng về chính sách để giải thích tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu.

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 4.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: https://www.invert.vn/ban-do-mien-tay-du-lich-13-tinh-mien-tay-ar2485

88

Vùng ĐBSCL là vùng cực Nam của Việt Nam, một trong hai phần của Nam Bộ, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là miền Tây. ĐBSCL có một thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích và dân số của ĐBSCL tính đến năm 2019 là 40,816.4 km2 (chiếm 12% diện tích cả nước) và 17,282 triệu người (TCTK,2019).

ĐBSCL là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, cao khoảng 2m so với mực nước biển, có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông với tổng đường bờ biển dài từ Đông sang Tây trên 740 km. Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền gồm:

Cực Tây 106°26’ tọa lạc tại phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cực Đông 106°48’ tọa lạc tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Cực Bắc 11°1’B tọa lạc tại xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Cực Nam 8°33’B tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, còn hệ thống đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai,…

Về phía Tây, ĐBSCL được giới hạn bởi sông Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế-một dòng kênh nhân tạo chảy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia, nhận nước sông Hậu Giang qua sông Châu Đốc tại thành phố Châu Đốc và đổ nước ra vịnh Thái Lan, giới hạn một vùng đất thấp ngập nước theo mùa gọi là tứ giác Long Xuyên (với bốn đỉnh lần lượt là Hà Tiên – Châu Đốc – Long Xuyên – Rạch Giá và bốn cạnh biên giới Việt Nam và Campuchia – sông Hậu – kênh Cái Sắn – vịnh Thái Lan). Ở khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu, ĐBSCL được giới hạn đầu nguồn bởi các dòng kênh nối ngang giữa hai huyện đầu nguồn Tân Châu và An Phú của tỉnh An Giang.

Về phía Đông Bắc và Đông, ĐBSCL được giới hạn bằng hàng loạt các dòng sông, kênh, rạch liên thông nhau, chảy dọc theo biên giới Việt Nam-Campuchia và đều là phân lưu của sông Mê Kông.

ĐBSCL gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía Tây gồm các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây là các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía Đông Kiên Giang. Đây là vùng thường bị ngập vào mùa mưa bởi nước sông Cửu Long dâng lên. Vùng thấp ở duyên hải phía Đông gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, phần phía Đông Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và ven biển Kiên Giang. Đây là vùng thường bị XNM vào mùa khô.

89

4.1.2.1 Địa hình địa chất

Cho đến nay, ĐBSCL vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 3m - 5m. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển (khoảng 2m), chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngập nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng.

Vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu (khu vực ngã ba Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau) ở bán đảo Cà Mau. Theo Tổng cục Địa chất và Khóang sản Việt Nam, đất ở đây được chia thành các nhóm mang đặc điểm khác nhau, gồm:

- Nhóm đất giồng cát pha: Phân bố ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…gồm các giồng các hình rẻ quạt hay cánh cung chạy song song với bờ biển. Thành phần là cát hạt mịn đến vừa lẫn vỏ sò. Trong các giồng cát tồn tại các thấu kính chứa nước nhạt, có thể sử dụng ăn uống, tưới cây.

- Nhóm đất phù sa: Phân bố ở ven sông Hậu, sông Tiền gồm các loại đất được bồi tải do sông, nguồn gốc nước ngọt, nên phù hợp với các loại cây trồng ở Nam Bộ. Nước dưới đất trong các loại đất thuộc nhóm đất này được rửa nhạt, tổng độ khoáng thấp.

- Nhóm đất mặn: Phân bố vùng ven biển từ Long An đến Hà Tiên, trên địa hình thấp, ngập mặn do thủy triều và thường bị mặn từ năm đến bảy tháng trong năm. Nước mặn thấm sâu vào lòng đất, sau đó mao dẫn lên bề mặt vào mùa khô. Trên loại đất này có thể cải tạo một số vụ lúa, hầu hết thực vật là cây hoang dại, ưa mặn như cây sú, bần, vẹt. Nước dưới đất trong loại đất này bị mặn.

- Nhóm đất phèn: Phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau,…chiếm diện tích gần một nửa đồng bằng. Đất gồm sét, bột sét chứa các muối sulfur của sắt, nhôm gây độc hại cho cây trồng. Độ pH thường từ 2 – 4, thực vật kém phát triển. Những năm gần đây, hệ thống thủy lợi phát triển đã góp phần cải tạo đất phèn để trồng cây lương thực.

- Nhóm đất than bùn: Nhóm đất này tập trung nhiều nhất ở vùng U Minh Thượng, U Minh Hạ và rải rác vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên. Đây là loại đất than bùn, phèn tiềm tàng, ở địa hình thấp chứa nhiều mùn thực vật (trên 50%), bề dày từ 1 – 1,5m. Phần trên tơi xốp, dưới ẩm ướt pha sét hữu cơ bán phân hủy, than bùn giữ độ ẩm tốt về màu khô, có nơi chứa nước nhạt bên dưới rừng tràm (ở U Minh).

90

- Nhóm đất xám trên phù sa cổ: Phân bố ở bắc Đồng Tháp Mười, thành phần cơ giới trung bình 30% – 40% sét và 30% – 40% cát, đất nghèo dinh dưỡng, thích hợp với cây lúa và cây họ đậu . Nước dưới đất thường nhạt, độ pH từ 4 - 6.

- Nhóm đất núi: Nhóm đất này phân bố ở vùng ven chân núi khu vực Bảy Núi, Ba Thê, Hà Tiên chủ yếu là sản phẩm phong hóa từ đá mẹ: cát kết, sét kết, granit, bazan…Trên nhóm đất này thực vật phát triển thành rừng rậm hoặc được khai phá trồng cây lương thực, cây công nghiệp. Đất nghèo dinh dưỡng, dễ bị xói mòn.

Bên cạnh địa hình phẳng của đồng bằng, một phần nhỏ địa hình có núi thấp, gồm

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiêp Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 96)