0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp ĐBSCL qua Nghị quyết 120

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 118 -123 )

Những lợi thế trong phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong quá khứ thì hiện nay đã không còn được như trước. Những thách thức và đe dọa trong phát triển kinh tế và kinh tế nông nghiệp ĐBSCL đã được Chính phủ chỉ rõ trong Nghị quyết 120 ngày 17/11/2017 bao gồm các vấn đề như BĐKH, nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, tác động của việc xây dựng đập thủy điện ở vùng thượng nguồn (thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm ngập mặn sâu vào nội vùng), ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng họ bị giảm. Đứng trước những thực trạng và thách thức đó chính phủ đã có những chủ trương trong việc phát triển bền vững vùng ĐBSCL, trong đó có lĩnh vực

107

nông nghiệp – nông thôn. Xu hướng phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới bao gồm

(i) Chuyển từ ứng phó với BĐKH sang thích ứng

(ii) Chuyển từ chủ trương ngọt hóa, ngăn mặn sang coi nước mặn và lợi là tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội

(iii) Chuyển từ nền nông nghiệp phát triển ngăn cách với biển sang kết nối hài hòa, phát triển kinh tế và sinh thái biền vững.

(iv) Chuyển từ từ duy an ninh lương thực dựa vào cây lúa sang chiến lược mới là thủy sản – trái cây và lúa, với thủy sản là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL. (v) Chuyển từ nền nông nghiệp thuần túy sản xuất dựa trên tăng diện tích, sản lượng sang nền nông nghiệp theo nhu cầu thị trường, dựa trên chất lượng và giá trị cao.

(vi) Chuyển từ phát triển cục bộ sang quy hoạch, tích hợp đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên kết ngành.

(vii) Áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện các giải pháp hối tiếc thấp.

(viii) Chuyển đổi phải phù hợp với năng lực, mong muốn, đồng thuận và huy động đầu tư từ người nông dân, doanh nghiệp.

Trên cơ sở các chủ trương của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp ĐBSCL thì trong thời gian và sắp tới thì xu hướng phát triển nông nghiệp của vùng đất này như tái cơ cấu nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thích nghi với BĐKH.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Giữa tháng 11/2017, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg cho giai đoạn 2017 - 2020. Đây là kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp nối với giai đoạn đã thực hiện từ năm 2013 - 2017. Trong năm 2017 kết quả xuất khẩu thủy sản vượt 8 tỷ USD và xuất khẩu trái cây đạt 3,4 tỷ USD, vượt cả giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo, dầu khí. Qua đây có thể thấy, sự chuyển dịch cây trồng trên cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng đã đạt được kết quả nhất định trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng trên cùng một diện tích để đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH đã mang lại kết quả khả quan. Nhiều chuyên gia

108

kinh tế, cũng như các nhà khoa học nhìn nhận, thay đổi sản xuất là xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Khai thác theo chiều sâu, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích

Bài toán tăng lợi nhuận luôn là vấn đề được đặt ra cho sản xuất, cũng như là chiến lược phát triển lâu dài của ngành nông nghiệp trong nước, điều này càng được quan tâm trong bối cảnh diện tích đất dành cho sản xuất ngày càng thu hẹp, sự thoái hóa dinh dưỡng đất ngày càng tăng cao khi thực hiện tăng vụ, tăng năng suất mà đất chưa thể phục hồi kịp. Việc sản xuất một loại cây trong suốt thời gian dài tất yếu dẫn đến việc ngộ độc đất, làm cho chất lượng sản phẩm không cao. Muốn đạt năng suất tất yếu phải nhờ vào sự can thiệp của các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây. Vì vậy sau một thời gian canh tác thì phải đợi dinh dưỡng trong đất sau thời gian khai thác phục hồi mới tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, với thực trạng sản xuất liên tục, không cho đất nghỉ ngơi sẽ khó phục hồi dinh dưỡng. Vì vậy, biện pháp luân phiên sản xuất, thay đổi cây trồng, xen vụ là yếu tố giúp đất phục hồi một cách tự nhiên nhất. Đồng thời, cũng giúp cho năng suất cây trồng giữ vững và tăng cao khi dinh dưỡng của đất có đủ cho cây.

Trong suốt thời gian thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN – PTNT thì từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức nhiều lớp tập huấn sản xuất, tổ chức chuyển đổi cây trồng cho người sản xuất khu vực ĐBSCL. Chính quyền địa phương các tỉnh khu vực này cũng liên kết với các cơ quan, đơn vị, viện trường tập huấn đào tạo cho người dân để thực hiện tốt việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

Qua kết quả thực hiện trong năm 2017, nhiều địa phương như: Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,… đã thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao. Điển hình tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi sang trồng khóm (dứa) trên diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả. Còn các huyện Phú Tân, Châu Phú, tỉnh An Giang, nhiều hộ gia đình thì chuyển sang sản xuất các loại cây có múi như quýt, cam sành, bưởi da xanh… Sau khi thu hoạch, người sản xuất khóm thu lợi nhuận 90 triệu đồng/ha/năm, gấp 4 lần so với sản xuất lúa, chi phí đầu tư, lao động cho sản xuất khóm lại thấp hơn so với trồng lúa. Đối với các loại cây có múi, có thể nói lợi nhuận thu được còn cao hơn nhiều cây khác.

Giảm áp lực cho cây lúa

Ngành trồng trọt được chú trọng vào việc tăng cường ứng dụng KH – CN , sử dụng giống có năng suất và chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tiến hành thâm canh bền vững, giảm phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển đất lúa năng suất và hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác để cung ứng cho thị trường tiêu dùng, cũng như

109

cung ứng nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, giảm bớt gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu và giảm gánh nặng cho việc sản xuất lúa vì vấn đề an ninh lương thực. Nhiều nhà khoa học đã đưa ra ý kiến, nguồn lương thực trên thế giới vốn rất phong phú, bên cạnh cây lúa còn có khoai tây, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, các loại khoai… Người tiêu dùng tiêu thụ lúa gạo chủ yếu là người châu Á và Việt kiều tại các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, tiêu chuẩn tiêu thụ gạo của người tiêu dùng ngày càng cao, người tiêu dùng luôn đòi hỏi gạo chất lượng cao, nhiều dinh dưỡng, nhưng giá cả lại cạnh tranh so với các gạo của các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar… Điều này làm cho giá trị hạt gạo của Việt Nam phải co lại vì giảm giá để tiêu thụ hàng hóa khi lượng hàng nhiều. Do đó, việc chuyển đổi cây trồng cũng là một cách giảm tải cho cây lúa trước xu thế cạnh tranh với nhiều loại thực phẩm khác.

Thích nghi với BĐKH

Để nông nghiệp ĐBSCL có thể thích ứng với BĐKH và tận dụng tốt những cơ hội từ thị trường, Bộ NN - PTNT đã xây dựng “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL”. Theo đó, nông nghiệp ĐBSCL định hướng phát triển thành 3 vùng dựa trên tính biến động về nguồn nước, tính thích nghi đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng an toàn, vùng chuyển đổi, vùng linh hoạt và sẽ điều chỉnh theo chu kỳ 10 năm.

Vùng thượng đồng bằng đóng vai trò điều tiết và hấp thụ lũ cho khu vực, là vùng trọng điểm sản xuất lúa và cá tra theo hướng hiện đại, bền vững. vùng giữa đóng vai trò điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển, phát triển nông nghiệp miệt vườn điển hình, là trung tâm chuyên canh trái cây lớn nhất của cả nước.

Bên cạnh đó, phát triển một số lúa gạo tập trung, thủy sản nước ngọt, rau màu và cây công nghiệp. Đối với vùng ven biển, phát huy lợi thế nước mặn, lợ để phát triển thủy sản, phát triển hệ thống nông – lâm theo hướng sinh thái, hữu cơ kết hợp với du lịch. Một nhiệm vụ khác của vùng này là sẵn sàng phòng chống, ứng phó giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, sạt lở bờ biển.

Song song với việc quy hoạch sản xuất theo vùng, Bộ NN - PTNT cũng định hướng phát triển các ngành chủ lực theo hướng giảm diện tích, sản lượng lúa, tăng thủy sản, trái cây và đẩy mạnh công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu. Với lúa gạo, không cứng ngắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, tập trung nâng cao chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng, khai thác tốt thị trường trong nước. Vùng chuyên canh trái cây sẽ phát triển theo nhu cầu thị trường, có thể mở rộng diện tích thêm 150.000 ha, nâng tổng diện tích lên 626.000 ha. Về nuôi trồng thủy sản, tập trung vào hai sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra, phát triển diện tích nuôi trồng lên mức 1,334 triệu ha (2030), đồng thời đầu tư mạnh cho chế biến sâu các

110

sản phẩm thủy sản và phụ phẩm để gia tăng giá trị và thương hiệu thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Năm 2010, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã lai tạo được 18 giống lúa mới, các giống lúa này cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, trong đó có 5 giống chính thức và 13 giống sản xuất thử, nâng tổng số giống lúa được công nhận là trên 100 giống, trong đó có 50 giống chính thức. Các loại giống lúa của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu, lai tạo đa số mang dòng IR và OM, đây là những giống có thời gian sinh trưởng từ chín mươi đến một trăm ngày và đều thuộc loại giống ngắn ngày, năng suất cao, chống được sâu rầy và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Các loại giống OM hiện đang được nông dân các tỉnh gieo trồng từ trên 80% diện tích. Bên cạnh việc lai tạo giống lúa, Viện còn nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng trong vùng lúa, như lai tạo các loại giống đỗ kháng sâu bệnh tốt. Ngoài ra, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long còn đang nghiên cứu sản xuất các giống lúa chịu được độ mặn, khô hạn và ngập úng.

Ðối với từng địa phương, với những kiểu sinh thái khác nhau, Viện đã đưa ra những giống lúa phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là các giống lúa: OM 6377, OM 4101, OM 5472, OM 5490. Đây là những giống lúa có triển vọng phát triển tốt ở tỉnh Ðồng Tháp về năng suất, tính chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn, lợi nhuận thu được tới 22 triệu đồng/ha. Viện cũng đã nghiên cứu và xác định được giống lúa thích hợp cho vùng phèn, mặn của tỉnh Trà Vinh, đưa năng suất lúa vùng này từ 2 tấn/ha lên 5 tấn/ha. Không những thế, Viện còn đóng góp nhiều bộ giống lúa mới thông qua công nghệ di truyền, đưa năng suất lúa của tỉnh Hậu Giang tăng từ 0,2 tấn/ha - 0,5 tấn/ha trên diện tích trên 15 nghìn ha. Đồng thời, Viện đã chọn được một giống lúa tẻ và một giống lúa nếp chống chịu rầy nâu, có phẩm chất gạo ngon, đạt năng suất 7 tấn/ha (lúa tẻ), 6 tấn/ha (lúa nếp), thời gian sinh trưởng 90-100 ngày phù hợp vùng đầu nguồn lũ, giúp tỉnh tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo.

Các quy trình canh tác lúa bền vững thích nghi với BĐKH như: ba giảm, ba tăng, một phải năm giảm, một phải sáu giảm kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (AWD), tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong vùng. Song song đó, Bộ cũng đã kết hợp các tỉnh ĐBSCL chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nhằm tránh hạn mặn cuối vụ đông xuân và đầu vụ hè thu ở những khu vực ven biển, thu hẹp lúa xuân hè và tăng vụ thu đông. Kết quả là hiện diện tích lúa xuân hè đã giảm khoảng 30.000 ha, đồng thời tăng diện tích lúa thu đông từ 472.000 ha năm 2005 lên 824.000 ha vào năm 2016.

Các địa phương trong vùng đều thống nhất và đánh giá cao việc xây dựng chiến lược phát triển tổng thể cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và xem đó là cơ sở để mỗi địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đáp

111

ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên để triển khai có hiệu quả chiến lược trên, các bộ ngành cần sớm tháo gỡ những điểm nghẽn chung.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng đi không chỉ của Việt Nam mà là toàn thế giới. Xu hướng này không chỉ giúp đột phá về năng suất mà còn cải thiện hơn về chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Xây dựng và thí điểm các khu nông nghiệp công nghệ cao dựa vào những tiến bộ KH - CN mới, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; xây dựng các mô hình liên kết, quản lý theo tiêu chí hiện đại. Sau đó nhân rộng để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Nhà nông sẽ hoàn toàn có thể giảm đi 1/3 thời gian làm việc tại vườn, và cắt giảm được nhiều nhân công mà chất lượng nông sản vẫn đạt chuẩn. Ngoài ra những việc mà trước giờ nông nghiệp thủ công không làm được như: Đo đạc và theo dõi số liệu nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng đất, độ pH,… tất cả đều sẽ được tự động hóa và làm việc liên tục. Không thể không nhắc đến hệ thống tưới nước, kéo rèm và phun sương điều khiển từ xa, lên lịch hay tự động sẽ giúp công việc trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Môi trường được cách ly và chống lại được sự phát triển của sâu bệnh, không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm của đất cũng là điều nhà nông không thể bỏ qua

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 118 -123 )

×