0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 77 -78 )

3.2 Mô hình ước lượng

3.2.1 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp cho thấy nền nông nghiệp của các quốc gia phát triển trong giai đoạn đầu cũng như nền nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển hiện nay cho thấy sự gia tăng sử dụng các nguồn lực đầu vào là nguyên nhân chính gia tăng sản lượng nông nghiệp. Trong các nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam cũng cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam cũng chủ yếu dựa trên sự gia tăng vốn, lao động và đất đai (Nguyen & Goletti, 2001; Vu, 2009; Thanh &Tho, 2010; Ho, 2012).

Trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đã lược khảo, luận án sẽ dựa trên mô hình tăng trưởng Tân cổ điển của Solow để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, đồng thời để giảm vấn đề vai trò của TFP bị thổi phồng thì luận án sẽ kết hợp với mô hình vốn con người của Mankiw, Romer & Weil (1992) bằng cách bổ sung vốn con người vào mô hình ước lượng.

Như vậy luận án sử dụng mô hình tăng trưởng Solow với cách tiếp kinh tế lượng để ước lượng tỷ phần đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, sau đó sử dụng phương trình hạch toán tăng trưởng để tính được sự đóng góp của TFP. Tiến bộ công nghệ trong mô hình ước lượng tăng trưởng là kiểu tiến bộ công nghệ trung lập Hikcs (thay đổi công nghệ không bao hàm trong các yếu tố đầu vào), và theo tiến bộ công nghệ trung lập Hicks thì TFP được đo lường bằng phần dư chính là sự thay đổi của công nghệ. Việc đo lường tiến bộ công nghệ thông qua TFP là cách tốt nhất để đo lường hiệu quả của sản xuất và cung cấp góc nhìn rộng hơn về tăng trưởng dài hạn của sản lượng (Statistics Canada, 1998), và hạch toán tăng trưởng cung cấp một sự phân tích của tăng trưởng kinh tế bằng cách phân tích các yếu tố có liên quan với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào và phần dư, vì vậy phần dư phản ánh tiến bộ công nghệ (Barro, 1999).

Hàm sản xuất theo mô hình tăng trưởng của Solow, có bổ sung vốn con người và tiến bộ công nghệ trung lập Hicks có dạng như sau:

Y = AF(K, L, S, H) (3.1)

Với những giả định của mô hình tăng trưởng Tân Cổ điển thì hàm sản xuất Cobb – Douglas được xem là hàm sản xuất thỏa mãn các giả định đã cho của mô hình tăng trưởng Solow. Vì vậy, mô hình tăng trưởng (3.1) có dạng như sau:

𝑌 = 𝐴𝐾𝛼𝐿𝛽𝑆𝛾𝐻𝛿 (3.2)

Phương trình ước lượng (3.2) được chuyển thành dạng ln như sau:

LnY = LnA + 𝛼𝐿𝑛𝐾 + 𝛽𝐿𝑛𝐿 + 𝛾𝐿𝑛𝑆 + 𝛿𝐿𝑛𝐻 (3.3) Vì TFP bản chất là năng suất của các yếu tố còn lại, không được tính vào các yếu tố đầu vào nên giá trị của TFP được tính như sau:

66

𝑇𝐹𝑃 = 𝐴 = 𝑌

𝐾𝛼𝐿𝛽𝑆𝛾𝐻𝛿

Với mô hình (3.3) thì xem Y,A, S, K, L và H là hàm liên tục theo thời gian và hàm f là thuần bậc 1.

Tốc độ tăng của TFP được tính từ phương trình (3.3) bằng cách lấy vi phân 2 vế theo thời gian

𝑑𝑌 𝑌

=

𝑑𝐴 𝐴

+ 𝛼

𝑑𝐾 𝐾

+ 𝛽

𝑑𝐿 𝐿

+ 𝛾

𝑑𝑆 𝑆

+ 𝛿

𝑑𝐻 𝐻

(3.4) Từ phương trình trên ta tính được tốc độ tăng của TFP

𝑑𝐴 𝐴 =𝑑𝑌 𝑌 − 𝛼𝑑𝐾 𝐾 − 𝛽𝑑𝐿 𝐿 − 𝛾𝑑𝑆 𝑆

𝛿

𝑑𝐻 𝐻

(3.5) Vậy để tính tốc độ tăng TFP cần có số liệu về tốc độ tăng của giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng của vốn, lao động, đất trong nông nghiệp, vốn con người và tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đó. Tốc độ tăng của TFP tính như bằng phương pháp trên chính là phần dư Solow và cũng chính là tiến bộ công nghệ.

Trong mô hình (3.3) thì Y, K, L, S, H và A lần lượt là GDP, vốn vật chất, lao động, diện tích đất, vốn con người và công nghệ; 𝛼, 𝛽, 𝛾, 𝛿 lần lượt là tỷ phần đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, đất và vốn con người vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.

Kết quả ước lượng của mô hình (3.3) được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1: Tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL là do sự gia tăng sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 77 -78 )

×