3.2 Mô hình ước lượng
3.2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp
TFP như đã được định nghĩa thì TFP là năng suất của các yếu tố tổng hợp, nó thể hiện chiều sâu của tăng trưởng bởi TFP là sự tăng trưởng không phải do các yếu tố vốn, đất, lao động mà là do công nghệ, do thay đổi cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế...Vì vậy, luận án sẽ thực hiện ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp.
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp ĐBSCL được thể hiện như sau:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽𝑖 𝑋𝑖𝑡′ + 𝜀𝑖𝑡 (3.15)
Trong đó:
𝑌𝑖𝑡 : là chỉ số TFP của tỉnh i ở năm t và 𝑋𝑖𝑡′ là vector các yếu tố ảnh hưởng đến TFP bao gồm tỷ lệ diện tích đất được đầu tư thủy lợi (Thuyloi), tỷ lệ nông hộ được tiếp cận tín dụng (Tindung), Quy mô sản xuất của nông hộ (Quymo) và Chỉ số năng lực cạnh
70
tranh (PCI), chi tiêu đầu tư phát triển của Chính phủ (Chitieu) và Tỷ lệ diện tích lúa (Datlua) là những biến được đưa vào để phân tích trong mối tác động và ảnh hưởng đến TFP. Vì vậy phương trình (3.15) được xác định cụ thể và được lấy logarit tự nhiên như sau:
𝑙𝑛𝑇𝐹𝑃𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛𝐷𝑎𝑡𝑙𝑢𝑎𝑖𝑡+ 𝛽2𝑙𝑛𝑄𝑢𝑦𝑚𝑜𝑖𝑡 + 𝛽3𝑙𝑛𝑇𝑖𝑛𝑑𝑢𝑛𝑔𝑖𝑡+ 𝛽4𝑙𝑛𝐶ℎ𝑖𝑡𝑖𝑒𝑢𝑖𝑡 + 𝛽5𝑙𝑛𝑇ℎ𝑢𝑦𝑙𝑜𝑖𝑖𝑡 + 𝛽6𝑙𝑛𝑃𝐶𝐼𝑖𝑡+ 𝜀𝑖𝑡 (3.16)
Biến phụ thuộc: chính là mức tăng trưởng của TFP của mỗi tỉnh/thành của các năm từ 2002 cho đến năm 2020, các giá trị tăng trưởng TFP được lấy từ phần ước lượng TFP bằng phương pháp Malmquist TFP.
Tỷ lệ đất lúa (Datlua - %). Tỷ lệ đất lúa được tính bằng diện tích đất trồng lúa so với tổng diện tích đất nông nghiệp (sau đây gọi là tỷ lệ đất lúa). Như đã trình bày ở phần trước thì BĐKH cũng như tác động của các nguyên nhân khách quan và chủ quan đã gia tăng tình trạng XNM ở ĐBSCL. Những Quyết định, Nghị quyết của Chính phủ đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL được ban hành liên tiếp trong những năm gần đây đã thể cho thấy sự thay đổi trong quan điểm về sản xuất nông nghiệp ở khu vực này. Đó là không còn giữ độc tôn của cây lúa mà chuyển đổi sang các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, quan tâm đến nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sản xuất trong tình hình mới. Điều kiện sinh thái nông nghệp của địa phương thay đổi, chất lượng của đầu vào và giá trị kinh tế của sản phẩm đầu ra là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tổ chức, sản xuất của nông hộ (Avila & Evenson, 2010; Fuglie & Rada, 2013). Theo Coelli et al.(2005) thì sự kết hợp của đầu ra (Output mix) là một trong các nguồn gốc thay đổi của TFP cùng với hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô và công nghệ. Với mục tiêu kiểm định sự tác động của việc chuyển dịch cây trồng và vật nuôi đến TFP, vì vậy tỷ lệ đất lúa được đưa vào xem xét trong mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng TFP với kết quả kỳ vọng mong đợi việc chuyển dịch này sẽ tác động làm gia tăng TFP ngành nông nghiệp ĐBSCL.
Tỷ lệ diện tích đất được đầu tư thủy lợi (Thuyloi - %): như đã trích dẫn ở các nghiên cứu trước đây thì biến Thuyloi được đưa vào để đo lường chất lượng của đất canh tác trong nông nghiệp và được đo lường bằng tỷ lệ diện tích đất canh tác đất nông nghiệp đã được đầu tư thủy lợi (đầu tư hệ thống tưới và tiêu nước). Kết quả ước lượng kỳ vọng với biến thủy lợi này được vọng cũng tác giống như các nghiên cứu trước đây đó là thủy lợi có mối quan hệ dương với TFP nông nghiệp ĐBSCL (Ho, 2012)
Tỷ lệ nông hộ được tiếp cận tín dụng (Tindung -%): biến này được đo lường bằng số nông hộ được tiếp cận các nguồn tín dụng so với tổng nông hộ. Nguồn tín dụng mà nông hộ được tiếp cận ở đây bao gồm các nguồn tín dụng chính thức từ các ngân hàng thương mại, các ngân hàng chính sách, các quỹ của các tổ chính kinh tế - chính trị. Biến tín dụng được kỳ vọng có tác động tích cực đến TFP nông nghiệp bởi vì với giả định là
71
khi tiếp cận được các nguồn vốn thì nông hộ sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn cho sản xuất và tiêu thụ, thay đổi tỷ lệ của các yếu tố đầu vào sao cho đạt hiệu quả sản xuất cao hơn hoặc thay đổi cơ cấu sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn. (Barker et al.,2004; Bao, 2012)
Quy mô sản xuất (Quymo- ha/hộ) : quy mô sản xuất được đo lường bằng diện tích đất canh tác bình quân/hộ sản xuất. Quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bởi lẽ quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng đến thu nhập mà nông hộ đạt được và dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật (Griliches, 1963; Kawago
et al., 1985; Kompas et al., 2009). Biến quy mô sản xuất được đưa vào mô hình ước lượng được nhằm đại diện cho yếu tố công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Chỉ số về năng lực cạnh tranh (PCI – Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và cũng như nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền của các tỉnh/thành phố, qua đó tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Môi trường thể chế đóng góp vào năng suất bằng cách tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp và hướng các nỗ lực của doanh nghiệp đến hoạt động có năng suất. Coase (1960) cho rằng luôn tồn tại chí phí giao dịch cho dù là một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, vì vậy nếu một nền kinh tế có môi trường thể chế tốt sẽ giảm chi phí giao dịch ở mức thấp nhất và tạo cho các doanh nghiệp sự yên tâm trong hoạt động sản xuất cũng như đầu tư lâu dài vào các hoạt động đổi mới, cải tiến sáng tạo bởi một môi trường có thể chế tốt thì quyền sở hữu với các phát minh, sáng chế hay các hợp đồng có tính thực thi cao. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ và chuyển giao công nghệ, sản xuất với uy mô lớn, sử dụng công nghệ tốt hơn và giúp doanh nghiệp có tính cạnh tranh hơn (Aron, 2000). Chỉ số PCI được sử dụng để giải thích sự thành công, vượt lên các địa phương khác về sự phát triển kinh tế tư nhân, và tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy chỉ số PCI được đưa vào mô hình nhằm đại diện cho yếu tố liên quan đến quản lý của từng địa phương.
Chi tiêu của nhà nước (Chitieu -% ). Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố được đưa vào phân tích trong các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng nông nghiệp nói riêng. Sự tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm được đo lường thông qua nhiều tiêu thức khác nhau như mật độ đường (Craig et al., 1997; Weibe, 2003), chi tiêu của chính phủ cho đầu tư phát triển (Rao et al., 2004; Alauddin et al.,
2005). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ chi tiêu công của Chính phủ cho đầu tư phát triển để đo lường sự ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến TFP nông nghiệp ĐBSCL với giả định là những địa phương nào tỷ lệ chi tiêu cho đầu tư phát triển càng
72
cao thì càng có hệ thống cơ sở hạ tầng càng tốt phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3. 2: Các biến trong mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến TFP
Biến Định nghĩa Đo lường biến Dấu kỳ
vọng lnTFP TFP nông nghiệp TFP hàng năm (Sheng et al.,2015)
lnQuymo Quy mô sản xuất Quy mô sản xuất bình quân/hộ (Ho, 2012; IPSARD, 2014)
+ lnTindung Tiếp cận tín dụng Tỷ lệ nông hộ được tiếp cận tín dụng (Ho,
2012; IPSARD, 2014)
+ lnChitieu Cơ sở hạ tầng Chi tiêu công cho đầu tư phát triển (Rao et
al., 2004; Alauddin et al., 2005; Ho, 2009; IPSARD, 2014)
+
lnPCI Năng lực quản lý Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Coase,1960; Aron, 2000)
+ lnDatlua Tỷ lệ đất lúa Tỷ lệ diện tích canh tác lúa so với tổng
diện tích canh tác.
- lnThuyloi Thủy lợi Tỷ lệ diện tích đất canh tác được đầu tư
thủy lợi so với tổng diện tích đất canh tác (Bhattarai, 2001; Hussain, 2002; Ho, 2012; Wang et al., 2013; IPSARD, 2014)
+
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mô hình (3.16) được dùng để kiểm định hai giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Chất lượng của các nguồn lực đầu vào cũng như hiệu quả quản lý nhà nước có tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp.
Giả thuyết H4: Chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp có tác động làm gia tăng chất lượng tăng trưởng nông nghiệp.