0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 50 -55 )

Tiến bộ công nghệ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến sự tích lũy vốn. Thay đổi công nghệ là việc tìm ra phương thức sản xuất mới hay cải tiến phương pháp sản xuất hiện có. Sự thay đổi về công nghệ sẽ dẫn đến sự gia tăng về năng suất của vốn, lao động và các yếu tố sản xuất khác bởi nó là một tiến trình mà các đầu vào được biến đổi để tạo ra sản phẩm đầu ra. Nếu hiệu quả kỹ thuật là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để gia tăng sản lượng hay hiệu quả sản xuất nhưng trên phương pháp sản xuất hiện có thì tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển hàm sản xuất bởi nó là sự cải tiến phương pháp sản xuất hiện có hay tìm ra phương thức sản xuất mới. Tiến bộ công nghệ bao gồm các hoạt động như phát minh, cải tiến và chuyển giao, lan tỏa. Tiến bộ công nghệ luôn đi liền với quá trình tích lũy vốn bởi việc có thêm những kỹ thuật sản xuất hiệu quả thì luôn đòi hỏi có sự đầu tư vào thiết bị mới. Vì thế tích lũy vốn được xem là bánh xe của sự tăng trưởng kinh tế.

2.6.1 Tiến bộ công nghệ bao hàm và không bao hàm trong các yếu tố đầu vào

2.6.1.1 Tiến bộ công nghệ không bao hàm

Bắt đầu với hàm sản xuất theo mô hình tăng trưởng Solow Y= A(t) F (K, L)…

Với Y là tổng sản lượng, K là vốn và L là lao động, còn A là đại diện cho sự thay đổi của công nghệ , yếu tố này chỉ phụ thuộc và thay đổi theo thời gian.

Với dạng một dạng hàm sản xuất nhất định thì kiểu tiến bộ công nghệ này không làm thay đổi năng suất biên của lao động và vốn bởi vì sự thay đổi công nghệ sẽ mang lại một sự gia tăng bằng nhau về năng suất của cả hai yếu tố sản xuất, và đây chính là

39

công nghệ sản xuất trung lập Hicks. Với kiểu tiến bộ công nghệ này thì công nghệ là một biến ngoại sinh và không bao hàm các yếu tố đầu vào. Vì ngoại sinh nên công nghệ nằm ngoài hàm sản xuất và nó làm gia tăng năng suất của cả máy móc hiện có và máy móc mới và nó không phụ thuộc vào tỷ lệ đầu tư mới.

Hình 2.4: Tiến công nghệ không bao hàm trong các yếu tố đầu vào.

Ban đầu, hàm sản xuất hiện tại (f1 (K/L)) với đầu vào là tỷ lệ vốn trên lao động thì tạo ra sản lượng là Y1..

Bây giờ giả sử tiến bộ công nghệ tham gia vào sản xuất thì khi đó đường sản lượng sẽ dịch chuyển lên Y2 với tỷ lệ vốn trên lao động như đã cho ở hiện tại. Khi đó bất kỳ một tỷ lệ nào của vốn và lao động thì đều tạo ra mức lượng lớn hơn mức sản lượng ban đầu.

2.6.1.2 Tiến bộ công nghệ bao hàm trong các yếu tố đầu vào

Khác với tiến bộ công nghệ không bao hàm các yếu tố đầu vào sẽ làm thay đổi năng suất của của các yếu tố sản xuất ở hiện tại mà còn gia tăng năng suất của các yếu tố sản xuất mới, thì tiến bộ công nghệ bao hàm trong các yếu tố đầu vào sẽ chỉ làm gia tăng năng suất của máy móc, thiết bị mới và lao động mới.

Hàm sản xuất với tiến bộ công nghệ bao hàm như sau Yt = F(Kt, Lt, At)

Ở đây sản lượng ở thời điểm t (Yt) sẽ phù thuộc vào lượng vốn ở thời điểm t (Kt), lượng lao động ở thời điểm t (Lt) và công nghệ ở thời điểm t (At). Với hàm sản xuất này thì At xuất hiện trong hàm sản xuất và là yếu tố nội sinh. Vì vậy mối quan hệ giữa sản lượng với công nghệ khác mối quan hệ giữa sản lượng và các yếu tố đầu vào khác là vốn và lao động. K/L Y = f2 (K/L) Y1 = f1 (K/L) Y2 Y1 Y /L

40

2.6.2 Tính trung lập trong tiến bộ tiến bộ công nghệ

2.6.2.1 Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks (Hicks’s neutral technological change)

Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks được bắt đầu với lý thuyết động về giá với mối liên hệ về lý thuyết tiền lương. Công nghệ trung lập Hicks tương ứng với trường hợp tỷ lệ của hai yếu tố là vốn và lao động là cho trước và nó sẽ làm thay đổi năng suất biên của mỗi yếu với một tỷ lệ cố định không thay đổi.

Hình 2 5:Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks

Với công nghệ hiện tại được áp dụng cho hàm sản xuất Q1 thì điểm cân bằng là T. Khi đó tỷ lệ tiền lương là OW sẽ bằng với năng suất biên của lao động.

Độ dốc của đường TR = TK/RK = OW/OR

Khi đó năng suất biên của vốn = OW/OR = v và từ đây ta suy ra được OR = OW/v Vì OW là năng suất biên của lao động và v là năng suất biên của vốn, nên OR = Năng suất biên của lao động/ Năng suất biên của vốn

Điều đó có nghĩa là khoảng cách OR đo lường tỷ lệ giữa năng suất biên của lao động và năng suất biên của vốn tại vị trí cân bằng.

Giả sử bây giờ có tiến bộ công nghệ trung lập Hicks tham gia vào sản xuất thì nó làm dịch chuyển đường sản xuất từ OQ1 lên OQ2, điểm cân bằng mới là T. Tại điểm cân bằng T thì tỷ lệ năng suất biên của lao động và năng suất biên của vốn vẫn không đổi (vẫn là OR) và vốn trên lao động (vốn bình quân) vẫn là OK.

Thật vậy tại điểm cân bằng mới T thì độ dốc của đường TR =TK/RK = OW/OR Sản lượng biên của vốn tương ứng với công nghệ mới = OW/OR = v

R O W W T T Q2 Q1 Vốn bình quân (người) S ản lư ợng bình quân (n gư ời) K

41

Sản lượng biên của lao động tại điểm cân bằng mới là OW = OR/v. Từ đây ta tính được tỷ lệ sản lượng biên của lao động và sản lượng biên của vốn tại điểm cân bằng mới T (tương ứng với công nghệ mới) = OW/v = OR.

Điều đó có nghĩa là hàm sản xuất mới OQ2 và hàm sản xuất hiện tại OQ1 tại điểm cân bằng tương ứng là T và T thì độ dốc của đường RT và RT vẫn là OR. Hay nói cách khác tiến bộ công nghệ trung lập Hicks mang lại sự thay đổi của sản lượng biên của lao động cùng một tỷ lệ bởi loại tiến bộ này làm dịch chuyển hàm san xuất, nghĩa là sản lượng bình quân chính là tỷ lệ tiền lương tăng một tỷ lệ tương ứng từ OW lên OW. Vì vậy năng suất của lao động và của vốn đều tăng lên, sự gia tăng này xảy ra cho cả vốn và lao động hiện tại và mới.

2.6.2.2 Tiến bộ công nghệ trung lập Harrod (Harrod’s neutral technological change)

Nếu tiến bộ công nghệ trung lập Hicks đòi hỏi tỷ lệ sản lượng biên của lao động và vốn là cố định, thì tiến bộ công nghệ Harrod lại liên quan đến mối quan hệ của tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ vốn trên sản lượng. Theo Harrod, khi thay đổi công nghệ thì tỷ lệ vốn trên sản lượng không đổi và tỷ lệ lợi nhuận (được giả định bằng sản lượng biên của vốn) cũng được giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là tiến bộ công nghệ Harrod trong trường hợp tỷ lệ vốn trên sản lượng không đổi.

Bắt đầu với đường sản xuất OQ1 với điểm cân bằng là T1, vốn bình quân (người) là OK1 và sản lượng bình quân (người ) là OY1. Khi đó tỷ lệ vốn trên sản lượng là OK1/OY1. Khi có tiến bộ công nghệ trung lập Harrod thì làm cho đường sản xuất dịch chuyển lên là OQ2 với điểm cân bằng mới là T2, vốn bình quân và sản lượng bình quân ở điểm cân bằng mới lần lượt OK2 và OY2. Từ đó ta tính được tỷ lệ vốn trên sản lượng ở điểm cân bằng mới là OK2/OY2.

Hình 2. 6: Tiến bộ công nghệ trung lập Harrod

K1 K2 T1 T2 Q1 Q2 A1B1 A2B2 O Y1 Y2 Vốn bình quân S ản lư ợng bình q uâ n R

42

Đường tiếp tuyến tại điểm cân bằng của đường sản xuất hiện tại (A1B1) và đường sản xuất mới khi có tiến bộ công nghệ (A2B2) là song song nhau và đường thẳng OR đi qua gốc tọa độ nên bất kỳ điểm nào nằm trên đường OR (cụ thể trong hình vẽ là T1 và T2) đều có cùng tỷ lệ vốn trên sản lượng, nghĩa là OK1/OY1 = OK2/OY2.

Công nghệ trung lập Harrod không chỉ làm cho tỷ lệ vốn trên lượng được giữ nguyên mà còn làm cho tỷ lệ lợi nhuận cũng không thay đổi khi đường sản xuất thay đổi, vì vậy chúng sẽ trượt trên đường thẳng OR (được đại diện cho tỷ vốn trên sản lượng cho trước). Khi đó, tỷ lệ của lợi nhuận được giả định bằng với sản lượng biên của vốn sẽ được đo lường bằng độ dốc của hàm sản xuất tại một điểm bất kỳ.

2.6.2.3 Tiến bộ công nghệ trung lập Solow (Solow’s neutral technological change)

Tiến bộ công nghệ trung lập Solow trong trường hợp tỷ lệ vốn trên lao động không đổi tại một tỷ lệ lao động trên sản lượng cho trước.

Hình 2.7: Tiến bộ công nghệ trung lập Solow

Ngược lại tiến bộ công nghệ Harrod xảy ra khi mối tỷ lệ vốn trên sản lượng được giữ nguyên, còn tiến bộ công nghệ Solow lại đòi hỏi tỷ lệ lao động trên sản lượng cho trước được giữ nguyên. Thật vậy, với đường sản xuất ban đầu với điểm cân bằng là T1 lượng lao động trên vốn là OL1 và sản lượng trên vốn là OY1, ta lập được tỷ số lao động trên sản lượng = OL1/OY1. Khi có tiến bộ công nghệ trung lập Solow thì làm cho đường sản xuất dịch chuyển lên là OQ2 với điểm cân bằng mới là T2, lao động trên vốn và sản lượng trên vốn ở điểm cân bằng mới lần lượt OL2 và OY2. Từ đó ta tính được tỷ lệ lao động trên sản lượng ở điểm cân bằng mới là OK2/OY2.

Tương tự lập luận như tiến bộ công nghệ Harrod bởi vì đường tiếp tuyến tại điểm cân bằng của đường sản xuất hiện tại (A1B1) và đường sản xuất mới khi có tiến bộ công nghệ (A2B2) là song song nhau và đường thẳng OR đi qua gốc tọa độ nên bất kỳ điểm

L1 L2 T1 T2 Q1 Q2 A1B1 A2B2 O Y1 Y2 Lao động trên vốn S ản lư ợng trê n v ốn R

43

nào nằm trên đường OR (cụ thể trong hình vẽ là T1 và T2) đều có cùng tỷ lệ lao động trên sản lượng, nghĩa là OK1/OY1 = OK2/OY2.

Công nghệ trung lập Harrod không chỉ làm cho tỷ lệ vốn trên sản lượng được giữ nguyên mà còn làm cho tỷ lệ lợi nhuận cũng không thay đổi khi đường sản xuất thay đổi, vì vậy chúng sẽ trượt trên đường thẳng OR (được đại diện cho lao động trên sản lượng cho trước). Khi đó, tỷ lệ của lợi nhuận được giả định bằng với sản lượng biên của vốn sẽ được đo lường bằng độ dốc của hàm sản xuất tại một điểm bất kỳ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIÊP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. (Trang 50 -55 )

×