Qua quá trình đọc tài liệu, tìm hiểu về các cơ sở lý luận, tham khảo các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, theo đó là sự quan sát thực tế về đối tượng đang nghiên cứu cùng với sự góp ý đến từ các chuyên gia là quản lý của Booking cùng với các website mua sắm khác về lĩnh vực khách sạn đang được khách hàng chú ý nhiều như Agoda, Tralveoka, Mytour và giảng viên hướng dẫn. Căn cứ vào mô hình của Asilah Emir (2016) tác giả đã nhìn nhận ra tính tương đồng giữa bài nghiên cứu của mình với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến ở Malaysia”. Tuy rằng, tác giả đang
nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng ý định đặt phòng trực tuyến trên Booking.com
tại TP. Vũng Tàu” nhưng thực tế thì mô hình kinh doanh ở hai bài nghiên cứu lại có nét
tương đồng nhau về sự đặt phòng trực tuyến. Kết quả phân tích các đặc trưng của nhân tố đều phù hợp để đưa vào mô hình nghiên cứu cho bài nghiên cứu này. Vì những điểm
Nhận thức tính hữu dụng Nhận thức tính dễ sử
dụng Yếu tố niềm tin
Hệ thống thanh toán
Truyền miệng điện tử
Giá cả
Ý Định Đặt Phòng Trực
tương đồng đó, tác giả quyết định kế thừa mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định đặt phòng khách sạn trực tuyến ở Malaysia” của Asilah Emir (2016).
Dựa trên điểm chung về khái niệm Giá trị cảm nhận là một tổng thể của đánh giá về nhận thức và tình cảm (Hsieh et al., 2008); tuy nhiên để du khách hình thành ý định đặt phòng trực tuyến, giá trị cảm nhận cần những nhân tố làm thành phần cảm xúc cung ứng cho quá trình trải nghiệm của du khách. Do đó, luận văn tiếp xúc những nhân tố trong bài nghiên cứu của Asilah Emir (2016) và tham khảo một số nghiên cứu liên quan khác để khẳng định tính hợp lý mô hình. Nhân tố “Chất lượng thông tin” là một yếu tố nhỏ trong “Chất lượng website” được thể hiện trong các bài nghiên cứu của S. Y. Kim và cộng sự (2017) đều có sự tác động đến ý định đặt phòng trực tuyến. Đối với nhân tố “Truyền miệng điện tử” tác giả có sự tham khảo đối với mô hình của PGS.TS Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2019) khi truyền miệng điện tử cũng có tác động đến ý định đặt phòng trực tuyến. Dựa vào điểm chung về khái niệm nhân tố “Giá cả” – “Giá cả và khuyến mãi” của S. Y. Kim và cộng sự (2017), Lien và cộng sự (2015) và PGS.TS Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Thị Lệ Thủy (2019); dựa trên nhận định của các nhà nghiên cứu trên thế giới cho thấy giá cả có ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến. Nghiên cứu được xem xét trên quan điểm cuối cùng là kế thừa kết quả nghiên cứu của Asilah Emir (2016) cho khẳng định chắc chắn rằng các nhân tố trong mô hình đề xuất của tác giả là hợp lý để kế thừa trong nghiên cứu này. Từ các lý thuyết về hành vi hành động hợp lý của Fishbein & Ajzen (1975), lý thuyết về hành vi dự tính của Ajzen (1991), lý thuyết ý định, mô hình chấp nhận thương mại điện tử e-CAM của D. Lee và cộng sự (2001), những mô hình tham khảo trên là tiền đề để tác giả đề xuất mô hình ý định đặt phòng, cũng một phần chứng minh các yếu tố có trong mô hình đều ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến.
Chính vì những điểm trên, tác giả quyết định sử dụng những yếu tố được kế thừa ở kết quả nghiên cứu của Asilah Emir (2016) để thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến trên Booking.com tại TP. Vũng Tàu”. Các nhân
tố có trong bài nghiên cứu gồm: Chất lượng thông tin, Cảm nhận tương tác, An toàn và riêng tư, Giá cả và khuyến mãi, Truyền miệng điện tử.
Hình 2.14 Mô hình đề xuất của tác giả
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp