Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến trên booking com tại thành phố vũng tàu (Trang 63 - 66)

Qua 25 năm hoạt động, công ty đã thu được nhiều kết quả tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh, cũng như nhận được nhiều thành tựu to lớn. Trong bài nghiên cứu này sẽ đưa ra kết quả hoạt động của Booking.com trong 4 năm gần nhất ở thị trường Việt Nam (2017 – 2020).

Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017 – 2020

Nguồn: Phòng kinh doanh Booking.com

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019, 2020 chúng ta có thể nhận xét như sau:

Về doanh thu: Năm 2018 doanh thu đặt phòng khách sạn khoảng 10.7 tỷ USD tăng 2.2 tỷ USD so với năm 2017, tương ứng tăng 55.7% lúc này doanh thu Booking.com chưa phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam trong cả 2 năm 2017, 2018. Vì thuộc công ty mẹ

8.5 10.7 10.7 12.5 6.4 0.7 1 2.5 1.8 7.8 9.7 10 4.6 0 2 4 6 8 10 12 14 2017 2018 2019 2020

Kết quả hoạt động kinh doanh

từ Mỹ nên thị trường chủ yếu của Booking.com chỉ xuất phát thị trường châu Âu (chiếm 85% doanh thu của công ty mẹ - Booking Holdings). Năm 2019 doanh thu tiếp tục tăng 1.8 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2020, doanh thu bị giảm từ 12.5 tỷ USD (2018) còn 6.4 tỷ USD (2019), tương ứng giảm 33.8% vì thị trường về đặt phòng trực tuyến gia tăng đáng kể tại Việt Nam và phát triển các đại lý bán phòng như Trivago.com, Hotels.com (thuộc Expedia Group) hay Tripavisor, Traveloka (Indonesia)…. ; bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19.

Chi phí: Chi phí qua các năm cũng có sự tăng lên, tuy nhiên chi phí tăng lên nhiều nhất là ở năm 2019 vì ở năm này, công ty phải tốn nhiều phí marketing, phí quản trị và phí nhân viên chiếm khoảng 60 – 70% doanh thu. Công ty mẹ (Booking Holdings) đã chi hơn 4.4 tỷ USD cho tiếp thị trên mạng (Online Marketing) tương ứng với Booking.com đã chi 2.5 tỷ USD để xây dựng thương hiệu, video, content trên mạng để tạo sự nhận biết về thương hiệu. Chi phí ở các năm còn lại rơi vào khoảng từ 0.7 tỷ USD đến 1.8 tỷ USD.

Lợi nhuận trước thuế của Booking.com 3 năm đầu có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2018 tăng 1.9 tỷ USD so với năm 2017 và năm 2019 tăng 0.3 tỷ USD so với 2017, tăng ít hơn của năm 2018 – 2017, vì năm 2019 bị mất nhiều chi phí nên lợi nhuận trước thuế cũng không tăng nhiều. Đến năm 2020 vì doanh thu giảm nên lợi nhuận trước thuế so với 2019 cũng giảm. Đây là một tín hiệu báo động cho thị trường trực tuyến đặt phòng khách sạn tại Việt Nam. Mặc dù Booking.com đang là một thương hiệu lớn có tầm ảnh hưởng nhưng doanh thu và lợi nhuận của năm 2020 đang giảm là một điều đáng lo ngại cho chiến lược phát triển công ty.

4.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp

4.2.1 Thống kê mô tả

4.2.1.1 Thống kê mô tả mẫu

Để có thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện khảo sát du khách bằng phương pháp bảng câu hỏi trực tiếp và gián tiếp. 300 mẫu nghiên cứu được khảo sát đạt tiêu chuẩn tối đa là 300 mẫu chiếm 100% cỡ mẫu đề xuất. Cơ cấu giới tính, độ

tuổi, mức thu nhập, tuần suất sử dụng, thời gian lưu trú là phù hợp với một số nghiên cứu về đặt phòng trực tuyến trong thời gian gần đây.

- Giới tính

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính khách hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng khách hàng nam giới sử dụng Booking.com để đặt phòng khách sạn theo khảo sát là 114 người chiếm 38%, nữ giới là 186 người tương ứng với 62% trên tổng mẫu khảo sát 300 người. Điều này cũng khá phù hợp với thực tế khi nữ giới thường là đối tượng chính trong việc mua sắm trực tuyến hay đặt phòng trực tuyến.

- Độ tuổi

Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi

38% 62% Giới tính Nam Nữ 61.7% 33.3% 5% Độ tuổi

Tỷ lệ đối tượng trong khảo sát có độ tuổi từ 18 – 24 tuổi chiếm 61.7%; từ 25 – 40 chiếm 33.3%; trên 40 tuổi chiếm 5%. Qua số liệu cho thấy, đối tượng khảo sát chủ yếu tập trung vào độ tuổi từ 18 – 24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Những người trong độ tuổi này họ thường có nhu cầu cao về các hoạt động du lịch, vui chơi, có nhiều sự hiểu biết về thương mại điện tử, Internet cũng như cách nhìn nhận về vị trí thuận lợi, giá cả, cách đánh giá khách sạn vì họ thường có kinh nghiệm trải nghiệm nhiều hơn ở các độ tuổi khác. Do đó, khảo sát các đối tượng này sẽ giúp cho nghiên cứu có được những thông tin có độ tin cậy cao nhất.

- Mức lương trong 1 tháng

Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu mức lương 1 tháng

Cơ cấu độ tuổi tỷ lệ với mức lương trong 1 tháng của người khảo sát. Cụ thể, trong tổng số mẫu điều tra, du khách có độ tuổi từ 18 – 24 tuổi sẽ có mức thu nhập 3 – 5 triệu chiếm tỷ lệ là 50% cao nhất và 8.3% thấp nhất là chưa có thu nhập. Theo dữ liệu khảo sát trực tiếp, ở mức chưa có thu nhập, những du khách sử dụng Booking.com sẽ rơi vào những trường hợp như đặt phòng cho gia đình, cho người khác hoặc còn đang đi học, bị phụ thuộc vào trợ cấp gia đình hay nguồn khác. Tiếp đến là mức thu nhập từ 5 – 7 triệu và 7 – 10 triệu là có tỷ lệ trung bình nhất lần lượt là 27.3% và 14.3%, ở mức thu nhập này thường ở trong nhóm độ tuổi 25 – 40 tuổi và trên 40 tuổi, đây là mức thu nhập ổn định nhưng mức độ tham gia hoạt động du lịch có sử dụng đặt phòng trực tuyến còn khá ít. 50% 27.30% 14.30% 8.30% Mức lương 1 tháng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đặt phòng trực tuyến trên booking com tại thành phố vũng tàu (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)