Tăng cường công tác thanh tra,giám sát, kiểm tra hoạt động của các Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 113 - 117)

của các Tòa án nhân dân

Trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân nhân dân, cơng tác giám sát kiểm tra đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng ngành Tòa án nhân dân, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế.

Giám sát của Quốc hội, ủy ban Thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội: giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp: giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: giám sát của quần chúng nhân dân và các cơ quan cơng luận là các hình thức giám sát có tác dụng tốt đối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp nói chung và chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng kinh tế nói riêng.

Giám sát của Quốc hội đối với trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tịa án nhân dân nhân dân được thơng qua việc chất vấn và trả lời chất vấn của chánh án Tòa án nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân nhân dân. Hoạt động giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với trong việc

giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân nhân dân được thực hiện thơng qua các chương trình giám sát hàng năm hoặc đột xuất nhằm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng áp dụng sai pháp luật dẫn đến bản án, quyết định sai, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Qua hoạt động giám sát, các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân các cấp khơng có căn cứ đã bị hủy, sửa kịp thời. Mặt khác vai trò kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động kiểm tra,giám sát trực tiếp cụ thể của một cơ quan có chức năng đặc biệt được pháp luật giao quyền đảm bảo tính pháp chế và tính thống nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, kiểm sát viên giám sát hoạt động xét xử việc tuân theo pháp luật và việc xét xử của Tòa án. Từ hoạt động này, các vi phạm, sai sót trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế được phát hiện kịp thời.

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chính là Tịa án phải tiến hành kiểm tra hoạt động của mình. Tại báo cáo tổng kết ngành Tịa án năm 2009 đã nêu rõ:

Tập trung giải quyết đúng và kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, ưu tiên giải quyết trước đối với các đơn khiếu nại bức xúc kéo dài hoặc các đơn liên quan tới bản án, quyết định sắp hết thời hạn giám đốc thẩm, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với các Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót về nghiệp vụ hoặc kháng nghị và xé xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng [38].

Thủ tục giám đốc thẩm được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự là việc kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi phát hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng vì những ngun nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do áp dụng sai pháp luật dẫn tới thiếu sót và sai lầm trong bản án, quyết định thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đó. Qua thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy việc kháng nghị và việc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm có khi chưa nhất qn về quan điểm, tiêu chí đánh giá sai lầm của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này dẫn đến có những trường hợp có vụ án Tịa án nhân dân tối cao có văn bản trả lời đương sự án sự là án xử đúng, nhưng sau đó lại kháng nghị hoặc có trường hợp có kháng nghị nhưng kháng nghị đã khơng được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận. Thậm chí có trường hợp sau khi bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án cấp dưới đã xét xử theo đúng hướng dẫn của Quyết định giám đốc thẩm nhưng sau đó lại bị kháng nghị ngược lại với kháng nghị. Điều này chứng tỏ chất lượng kháng nghị và chất lượng bản án, Quyết định giám đốc thẩm hiện nay chưa cao. Mặt khác, các diễn biến tranh chấp kinh tế đa dạng, phức tạp và căng thẳng, trong khi đó việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và ban hành văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, hoặc có hướng dẫn nhưng khơng phù hợp với thực tiễn. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại bị xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp mà vẫn không thuyết phục được đương sự, thậm chí có những vụ án đã được xét xử ở cấp cao nhất là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà đương sự vẫn khiếu nại căng thẳng.

Để thực hiện tốt công tác giám đốc thẩm, cần phải nâng cao trình độ chun mơn cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ Viện kiểm sát nhân dân làm công tác giám đốc thẩm.

Quyết định giám đốc thẩm khơng những có ý nghĩa trong việc sửa chữa thiếu sót hoặc sai lầm của Tịa án cấp dưới mà cịn có ý nghĩa làm chuẩn mực, mẫu cho Tòa án cấp dưới học tập đồng thời có ý nghĩa giáo dục cao nên các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên phải có trình độ chun mơn cao, nhạy bén về tình hình chính trị. Có phẩm chất đạo đức, khách quan vơ tư trong quá trình xét xử. Bởi họ chính là người tiếp xúc với đơn khiếu nại của đương sự, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tổng hợp, phân tích những tình tiết có trong hồ sơ vụ án để tham mưu đề xuất ý kiến về hướng xử lý khiếu nại đối với vụ án, soạn thảo các văn bản trả lời đơn khiếu nại hoặc văn bản kháng nghị. Có thể nói chất lượng của kháng nghị phụ thuộc nhiều vào đội ngũ cán bộ làm cơng tác này. Thực tế cho thấy khơng ít những bản kháng nghị không được chấp nhận do cán bộ nghiên cứu báo cáo thiếu những tình tiết quan trọng của vụ án. Do đó, để làm tốt cơng tác giám đốc thẩm thì cần phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giám đốc thẩm về mọi mặt, nhất là về trình độ chun mơn nghiệp vụ, về trình độ lựa chọn các quy phạm pháp luật, kinh nghiệm cơng tác, có kỷ luật khơng chỉ là địi hỏi mà cịn là trọng tâm của công tác cán bộ của ngành Tịa án.

Để có đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân làm cơng tác giám đốc thẩm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần phải có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên và cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân làm công tác giám đốc thẩm của mình, đồng thời chỉ đạo Tịa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân cấp tỉnh lập kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, cập nhật và phổ biến văn bản pháp luật mới, cung cấp tài liệu liên quan đến công việc một cách kịp thời. Tạo ra đội ngũ cán bộ làm cơng tác giám đốc thẩm có trình độ chuyên môn cao.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w