Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sơng Hồng, do vậy có vai trị rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.
So với các tỉnh, thành trong cả nước, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Hiện nay, tồn tỉnh có 1.003.047 người sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 96,5%, người Sán Dìu chiếm 3%, dân cư thuộc các thành phần dân tộc khác có số lượng ít chủ yếu đến Vĩnh Phúc do quá trình chuyển cư và hơn nhân. Năm 2009, nguồn lực lao động của tỉnh là 635.748 người: khoảng 14,3% lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật; lao động chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn 85,7%. Hiện nay, lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên đang có chiều hướng tăng.
Sau hơn 10 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã hình thành được một hệ thống các khu cơng nghiệp được phân bố ở những vị trí thuận lợi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 khu cơng nghiệp đã và đang đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 1.384,12 ha. Đó là các khu cơng nghiệp: Khai Quang, Bình Xun, Kim Hoa, Bá Thiện và Chấn Hưng. Hầu hết các khu công nghiệp này đều được quy hoạch vào những vùng đất ruộng trồng cây hằng năm và đất đồi bạc màu ít có dân cư sinh sống nên đã hạn chế tối đa vấn đề di dân và tái định cư. Đến nay, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp tại các khu công nghiệp đã đạt xấp xỉ 51%.
Mục tiêu của Vĩnh Phúc đến năm 2010 là mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư từ 400 đến 600 triệu USD đối với dự án FDI và 2 đến 3 nghìn tỷ đồng đối với dự án DDI. Để phục vụ cho mục tiêu này, nhu cầu về qũy đất tối thiểu cho phát triển công nghiệp hằng năm là 350 đến 500 ha. Tính đến năm 2015, nhu
cầu cần được bổ sung thêm khoảng 5.539 ha. Theo quy hoạch, sẽ có 12 khu công nghiệp được đầu tư về hạ tầng kỹ thật, hạ tầng xã hội và xây dựng mới là: KCN Hợp Thịnh, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên, KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên II, KCN Tiến Thắng, KCN Tam Dương, KCN Yên Bình, KCN Hội Hợp, KCN Yên Lạc, KCN Nam Bình Xuyên và KCN Kim Long. Giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, cần bổ sung thêm khoảng 3.176 ha gồm 10 khu cơng nghiệp: Đồng Cương, Trung Ngun, Bình Dương, Đại Đồng, Tân Tiến - Yên Lập, Cao Phong, Đức Bác - Đồng Thịnh, Đình Chu, Vĩnh Tường và Duy Phiên.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, suất đầu tư bình quân đối với dự án FDI cho sản xuất công nghiệp là 2,5 triệu USD/ha và dự án DDI là 20,9 tỷ đồng/ha. Để tăng hiệu quả sử dụng đất và tiết kiệm đất, tỉnh phấn đấu trong những năm tới tăng suất đầu tư bình quân đối với dự án FDI cho sản xuất công nghiệp lên 3,5 triệu USD/ha và dự án DDI lên 32 tỷ đồng/ha. Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tích cực cải thiện mơi trường đầu tư nhằm thu hút những dự án có vốn đầu tư lớn, cơng nghệ cao, tỉnh cũng đã tính đến phương án cho phép xây dựng các cơng trình cơng nghiệp cao tầng ở những khu cơng nghiệp có điều kiện nền móng địa chất tốt và khơng ảnh hưởng đến vùng phễu bay của cảng hàng không sân bay Nội Bài.
Năm 2007, Vĩnh Phúc có thêm hai khu cơng nghiệp được Chính phủ cho chủ trương đầu tư là KCN Bình Xuyên II và KCN Bá Thiện II. Đối với 5 khu công nghiệp đã được thành lập, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng trong năm 2008, đặc biệt đầu tư xây dựng và hồn chỉnh thủ tục cho các khu cơng nghiệp: Bá Thiện I, Bá Thiện II, Bình Xun II và KCN Sơn Lơi - nơi có nhiều hộ dân phải di chuyển.
Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng có nhiều khó khăn và hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất
là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân cịn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá và phát triển thương mại trong cơ chế thị trường. Những năm gần đây, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa đủ để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Đó là những thách thức cơ bản của Vĩnh Phúc khi bước vào công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bước sang thế kỷ XXI, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung cụ thể hố các chính sách phát triển, khai thác thế mạnh và nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới.
Khai thác triệt để các nguồn nội lực của địa phương làm tiền đề cho việc thu hút vốn từ bên ngồi; rà sốt và điều chỉnh lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng, giới thiệu lao động và đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch, xây dựng, phát triển các cụm, khu công nghiệp... nhằm thu hút đầu tư; đơn giản hố các thủ tục hành chính, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu rộng rãi các dự án đầu tư trong và ngoài nước; đẩy mạnh việc đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi các hình thức sở hữu...
Kinh tế Vĩnh Phúc đã có bước chuyển vượt bậc và tồn diện. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh ln đạt ở mức cao, bình qn 15,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phát triển bền vững. Sản xuất công nghiệp ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khu vực kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp tư nhân. Sản xuất nơng nghiệp đã có những chuyển biến quan trọng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng; nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới cùng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng với nhịp độ
khoảng 22,1%/năm; trong sản xuất nông, lâm nghiệp là 6,7%/năm và các ngành dịch vụ là 11,8%/năm. Cơ cấu kinh tế theo GDP của địa phương là: công nghiệp - xây dựng 56,8%; dịch vụ 28,07%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 15,12%. Tính đến năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 377,5 triệu USD, sản lượng lương thực có hạt đạt 349.994 tấn, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 10.174 tỉ đồng.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ trọng nông nghiệp. Từ một tỉnh thuần nơng, Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp.
So với 7 tỉnh còn lại trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc là tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất và là địa phương có tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng thu ngân sách và thu hút vốn đầu tư nước ngoài chỉ đứng sau Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.