trình độ chun mơn nghiệp vụ cho Thẩm phán
Chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao phụ thuộc rất lớn vào năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ của mỗi cán bộ, Thẩm phán ngành Tịa án nhân dân. Vì vậy, để chất lượng áp dụng pháp luật được tốt thì bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho họ là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi vì, người Thẩm phán dù ban đầu có hiểu biết rộng, am hiểu thì vẫn cứ phải thường xuyên cập nhật các thơng tin kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật. Có như vậy họ mới đủ tầm để giải quyết công việc được giao. Trong điều
kiện giao lưu quốc tế mở rộng, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập chắc chắn sẽ phát sinh nhiều loại tranh chấp mới, công việc xét xử ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp thì trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán ngày càng nặng nề. Vì vậy, nếu Thẩm phán khơng thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực trình độ, khơng chú trọng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thì sẽ khơng thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế luôn sinh động và đa dạng, phong phú, mỗi vụ án là một quan hệ pháp luật, một kiểu tranh chấp với các văn bản quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng khác nhau, ẩn chứa trong từng hồ sơ vụ án là thân phận của những cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp đang chờ sự phán xét công minh, có tình, có lý của Thẩm phán. Bởi vì sự phán xét này tuy khơng ảnh hưởng đến tính mạng của họ nhưng việc tuyên một bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi đang tham gia vào các hoạt động kinh tế. Do vậy, việc không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, vốn sống thực tiễn khơng chỉ giúp cho người Thẩm phán hồn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó mà cịn để phục vụ tốt hơn cho con người, bảo vệ kịp thời, đúng pháp luật các quyền của công dân, quyền của con người mà Hiến pháp và pháp luật của nước ta ghi nhận.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ Tòa án hiện nay cịn thiếu, trình độ chun mơn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ công chức cịn yếu thậm chí có những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên đã có vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật hình sự, làm ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của ngành Tịa án nhân dân
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng Nhà nước cần có chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp như chế độ tiền lương và phụ cấp của Thẩm
phán; các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bổ nhiệm thi tuyển và độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán. Nhà nước cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không phải chỉ đơn thuần là một chức danh được bổ nhiệm và từ đó xây dựng chế độ bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ như hiện đang làm. Mặt khác Nhà nước phải bảo đảm đời sống vật chất đầy đủ cho đội ngũ Thẩm phán để tăng cường khả năng tự vệ của họ trước cám dỗ vật chất. Bàn về vấn đề này, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc cho rằng:
Một đề xuất rất đáng được cân nhắc, thực hiện là Nhà nước dành những danh hiệu cao quý cho Thẩm phán tận tụy, liêm chính, có cơng lao đóng góp cho nền tư pháp Việt Nam như Thẩm phán ưu tú, Thẩm phán nhân dân. Đó là về mặt tinh thần, cịn về mặt vật chất, phải tính đến nâng cao đời sống cho Thẩm phán, chí ít có mức sống trung bình của xã hội [26].
Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các chế độ, chính sách như đã nêu trên cho nghề nghiệp mang tính đặc thù này thì sự phấn đấu, rèn luyện vươn lên của mỗi Thẩm phán mới là nhân tố cơ bản để quyết định kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng. Để thực hiện việc nâng cao năng lực trình độ chun mơn cho cán bộ, Thẩm phán Tịa án nhân dân, trước mắt cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ nhất là các cán bộ có chức danh tư pháp. Làm tốt cơng tác rà sốt, quy hoạch, đánh giá cán bộ để có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt công tác luân chuyển điều động, biệt phái cán bộ theo yêu cầu công việc, làm tốt công tác tạo nguồn Thẩm phán, đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng mở rộng bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ đối với các cán bộ đang
cơng tác trong ngành mà cịn cả những người là luật gia, luật sư nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.