NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 93 - 96)

QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ:

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm, thực hiện cơ chế công tố gắn liền với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Coi trọng việc hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển lành mạnh, hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự, nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [7]. Đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, về xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật chính là quan điểm cơ bản để nâng cao chất lượng áp dụng pháp

luật trong trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tịa án nhân dân nói chung và chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng.

Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án nhân dân cần quán triệt những quan điểm sau đây:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của cơ quan tư pháp trong đó có hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án nhân dân, nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ Thẩm phán.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp nói chung, với Tịa án nhân dân nói riêng là tồn diện và tuyệt đối. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Tịa án nhân dân khơng có nghĩa là tổ chức Đảng, Đảng viên can thiệp vào trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận đơn khởi kiện của đương sự hoặc chỉ đạo việc ra bản án, quyết định bảo vệ cho nguyên đơn, hay bị đơn. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện bằng đường lối xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, bằng việc chủ trương ban hành các quy phạm pháp luật đúng đắn, kịp thời, bằng phương hướng đổi mới, tổ chức và hoạt động của Tịa án nhân dân làm sao có hiệu quả hơn, bản án, quyết định của Tòa án tuyên ngày càng có chất lượng. Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cách mạng của người Thẩm phán.

Hai là, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân phải gắn liền với việc thực hiện đồng bộ các yêu cầu, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân nhân dân nói chung và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng tại Tịa án nhân dân, khơng thể tách rời với các nội dung của việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ có tính khả thi cao và ổn định. Trong lĩnh vực kinh tế cũng cần có sự quan tâm thoả đáng trong việc xây dựng mới, hoặc bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Chất lượng áp dụng pháp luật trong trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân nhân dân gắn liền với chất lượng hoạt động của cơ quan khác, vì vậy để cải cách tư pháp có hiệu quả Đảng và Nhà nước ta chủ trương củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cải cách nền hành chính Nhà nước, đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức. Tất cả những yêu cầu, nội dung trên phải được thực hiện một cách đồng bộ và có những bước đi thích hợp.

Ba là, đổi mới cơng tác xét xử của Tòa án nhân dân theo hướng mở rộng dân chủ, tranh luận tại phiên tòa, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng.

Tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp, vì vậy việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng tại Tịa án nhân dân chính là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách tư pháp.

Trong trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án nhân dân việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc đảm bảo tranh tụng tại phiên tịa xét xử góp

phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án, đảm bảo chất lượng ban hành các bản án, quyết định theo đúng pháp luật. Coi trọng và mở rộng tranh tụng tại phiên tòa theo đường lối của Đảng cũng là một trong những nội dung thiết thực để thực hiện dân chủ trong hoạt động áp dụng pháp luật khi giải quyết vụ án.

Bốn là, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của Tòa án phải gắn với nghĩa vụ phổ biến tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

Như phân tích ở trên, pháp luật nước ta về kinh tế không ổn định và quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành vì vậy áp dụng pháp luật trong phiên tòa giải quyết các tranh chấp kinh tế khơng chỉ có tác dụng giáo dục ý thức tuân theo pháp luật của nhân dân mà còn giáo dục họ ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w