Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đồng bộ, chồng

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 82)

tranh chấp kinh tế còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đồng bộ, chồng chéo và khó áp dụng vì chậm được hướng dẫn thi hành

Văn bản quy phạm pháp luật nói chung và trong lĩnh vực giải quyết TCKT là căn cứ pháp lý duy nhất và vô cùng quan trọng đối với toàn bộ hoạt động áp dụng pháp luật. Đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong việc giải quyết TCKT của Tòa án nhân dân như đã nêu ở trên chủ yếu áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, các luật chuyên ngành như:

Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm… Tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật dân sự còn chưa đồng bộ nên trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật đã phát sinh nhiều bất cập. Nhiều quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh thiếu các quy phạm điều chỉnh. Hệ thống pháp luật chậm được pháp điển hóa. Có những vấn đề mới chỉ được quy định ở các văn bản luật, chưa được cụ thể hóa rõ ràng ở văn bản dưới luật để thực hiện. Ví dụ: vấn đề “tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau” tại Điều 29 BLTTDS, đến nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng chỉ giải thích chung chung về vấn đề này. Hiện nay chúng ta đang lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật khi có sự chồng chéo, mâu thuẫn do các cấp ban hành. Theo nguyên tắc thì phải áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn nhưng trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc này khơng phải đơn giản vì khi một văn bản đang có hiệu lực thì mọi người đều có trách nhiệm tn thủ và chỉ khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, thay thế văn bản đó thì nó mới khơng có hiệu lực. Mặt khác, Tịa án cũng khơng có quyền tun bố một văn bản nào trái với Hiến pháp hay trái với một đạo luật. Ví dụ: xung đột giữa Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/CP, trường hợp có sự xung đột giữa các quy định tại Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành - mà cụ thể là 11 luật chuyên ngành bao gồm Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giáo dục, Luật Chứng khốn, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Xuất bản, Luật Dầu khí, Luật Hàng khơng dân dụng Việt Nam, Luật Luật sư, Luật Cơng chứng, Luật Báo chí, Luật Dầu khí - về vấn đề hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, thì sẽ ưu tiên áp dụng các quy định pháp luật tại các luật chuyên ngành nêu trên. Quy định này phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc chỉ liệt kê 11 đạo luật chuyên ngành trên là chưa đầy đủ sẽ

khiến cho quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp (2005) gặp khó khăn hơn. Chẳng hạn, nếu có sự khác biệt giữa Luật Doanh nghiệp với Luật Kế toán hoặc Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Dạy nghề, Luật Nhà ở, hoặc Luật Dược... thì giải quyết như thế nào? Nếu hiểu theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/CP thì đương nhiên phải áp dụng Luật Doanh nghiệp. Điều này khiến cho những quy định về thành lập doanh nghiệp, tổ chức quản lý trong các đạo luật chuyên ngành trên sẽ khơng cịn tác dụng nữa. Quy định tại Điều 3 Nghị định 139/CP sẽ làm rắc rối hơn cho nhà đầu tư và cho công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Để giải quyết, theo chúng tôi, chỉ cần quy định như Điều 2 Luật Doanh nghiệp năm 1999, là “trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 với các quy định của luật chuyên ngành sẽ áp dụng theo các quy định pháp luật chuyên ngành đó”. Hay những quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật Doanh nghiệp 2005. Điều 60, khoản 2 quy định: “trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên”. Ở đây có sự nhầm lẫn bởi vì việc tăng vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng thành viên, mà theo điều 52 quy định việc thông qua quyết định của hội đồng thành viên khơng có trường hợp nào cần phải có sự nhất trí của các thành viên. Điều 66, khoản 1 quy định: “chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút vốn một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty”. Quy định này thiếu chính xác khiến điều luật khơng có nghĩa. Thực vậy, vấn đề đặt ra là: việc rút vốn dưới “hình thức khác” được thực hiện trên thực tế như thế nào? Và “liên đới” chịu trách nhiệm với ai? Ngoài việc chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn cho người khác, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên cịn có thể giảm vốn điều lệ, và trong trường hợp này một mình họ phải chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Những vướng mắc, bất cập, chưa đồng bộ, chống chéo và khó áp dụng của hệ thống pháp luật liên quan đến việc giải quyết TCKT còn thể hiện ở những điểm bất cập trong hệ thống quy phạm pháp luật về nội dung và luật hình thức, nhiều quy phạm trong các văn bản pháp luật có sự mâu thuẫn hoặc khơng cịn phù hợp với thực tiễn. Ngồi ra cịn có rất nhiều nhưng trong khuôn khổ luận văn chỉ xin nêu một số ví dụ minh họa. Đây là những khó khăn lớn trong việc áp dụng pháp luật và cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải sửa, hủy bỏ bản án sơ thẩm, phúc thẩm hoặc làm vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án kinh doanh thương mại và ảnh hưởng tới quyền lợi của các đương sự.

Khi đề cập đến vấn đề này, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã đánh giá như sau: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và cịn nhiều sơ hở. Cơng tác xây dựng giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về lĩnh vực tư pháp cịn nhiều bất cập và hạn chế" [10].

Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, đầy đủ, cụ thể, có tính khả thi cao là mơi trường thuận lợi và điều kiện tối cần thiết bảo đảm hiệu quả, chất lượng của hoạt động áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, việc áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các TCKT đã nảy sinh những vướng mắc cần được tổng kết làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật, bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh hoặc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Tịa án nhân dân tối cao cần chú trọng đến công tác tổng kết thực tiễn xét xử để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản hướng

dẫn áp dụng thống nhất pháp luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp.

Hiến pháp năm 1992 quy định thẩm quyền giải thích luật thuộc về ủy ban thường vụ Quốc hội. Thực tế trong thời gian qua, trong lĩnh vực tư pháp, việc giải thích pháp luật đều được thể hiện dưới dạng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao và Thơng tư liên tịch nhưng các văn bản này có lúc chưa ban hành kịp thời vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau trong một điều luật dẫn đến việc cấp Tòa án này căn cứ vào văn bản này để giải quyết vụ án, cấp Tòa án khác lại căn cứ vào văn bản khác để sửa chữa, hủy án. Hoặc có trường hợp có cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền khác nhau và đều cùng có hiệu lực pháp lý vì vậy người Thẩm phán sẽ phải áp dụng văn bản nào để xét xử trong rất nhiều văn bản pháp luật từ cơ quan trung ương đến các cơ quan địa phương. Cái khó của người Thẩm phán khơng phải là khơng biết hết các loại văn bản có liên quan hay khơng mà chính là chỉ được áp dụng pháp luật chứ khơng có quyền tun bố một văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh do cơ quan lập pháp ban hành.

Như vậy, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các TCKT tại Tịa án nhân dân là cơng việc đòi hỏi phải cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh, thương mại và các văn bản có liên quan. Vì vậy, nếu các quy phạm pháp luật cịn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc có cách hiểu khơng thống nhất thì người Thẩm phán, hội đồng xét xử sẽ lúng túng, áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến việc ra bản án, quyết định sai.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w