Những hạn chế bất cập trong chế định hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Hội thẩm nhân dân có vị trí quan trọng khơng thể thiếu được trong hoạt động tư pháp. Cùng với Thẩm phán Tòa án các địa phương trong những năm qua, Hội thẩm nhân dân đã xét xử hàng trăm nghìn vụ án các loại theo thủ tục sơ thẩm. Nhiều Hội thẩm nhân dân phát huy có hiệu quả vai trị của mình và đóng góp nhiều kinh nghiệm cho các Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, bên cạnh việc tiếp tục khẳng định và thực hiện tốt ngun tắc "Tịa án xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia", "khi

xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán" [34] thì chế định Hội thẩm nhân dân cần được nghiên cứu để khắc phục những bất cập, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân. Qua thực tế xét xử ở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện "ngang quyền với Thẩm phán". Tỷ lệ Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng chế độ trách nhiệm khơng rõ ràng chính vì vậy sự tham gia của họ mang nặng tính hình thức. Do khơng có trình độ nên họ dựa dẫm, ỷ lại vào Thẩm phán hoặc có ý kiến khác với Thẩm phán nhưng khơng thể hiện được tính đúng đắn của việc nhận thức pháp luật. Thành phần tham gia Hội thẩm nhân dân Tòa án rất đa dạng như giáo viên, cán bộ Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ tổ dân phố, cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ và cán bộ đương chức ở cơ quan hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên vì nhiều lý do, họ khơng tham gia xét xử được gây khó khăn cho việc mở phiên tịa. Nhiều phiên tịa phải hỗn vì Hội thẩm nhân dân bận cơng tác đột xuất không thể tham gia xét xử, có những hội thẩm nhân dân có tên trong danh sách nhưng không tham gia xét xử một vụ án nào trong cả nhiệm kỳ. Vì khơng có hình thức tập hợp, sinh hoạt nên các Hội thẩm Tòa án nhân dân ít có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm xét xử về các vấn đề nghiệp vụ. Hội thẩm nhân dân chỉ làm việc với nhau khi được phân công xét xử cùng một hội đồng. Kết quả xét xử sau khi Tòa án tuyên án sơ thẩm cũng đồng nghĩa với việc kết thúc nhiệm vụ của người Hội thẩm nhân dân đó đối với vụ án, họ khơng hề quan tâm đến kết quả xét xử. Trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị và cấp trên có cải sửa thì Hội thẩm nhân dân cũng khơng chịu trách nhiệm.

Pháp luật hiện hành quy định về tiêu chuẩn về trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân khơng cao, chỉ cần có kiến thức pháp luật, tức là có trình độ hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định là có thể được bầu vào Hội thẩm

nhân dân vì vậy Hội thẩm nhân dân "ngang quyền" với Thẩm phán là rất khó khăn. Những vấn đề về chun mơn trong việc giải quyết các TCKT không được các Hội thẩm nhân dân hiểu một cách thấu đáo như:

Do khơng có điều kiện để hiểu được những vấn đề chuyên sâu về pháp luật kinh tế như vậy nên người Hội thẩm nhân dân phải dựa vào ý kiến của Thẩm phán là chủ tọa phiên tịa. Vì vậy, trách nhiệm xét xử dồn hết vào một người Thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) từ khâu nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xét xử, thẩm vấn tại phiên tòa, nghị án, tuyên bản án, quyết định.

Nguyên tắc "Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số", và nguyên tắc "khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán" [34] khi giải quyết các TCKT chưa thực sự chính xác, có sức thuyết phục. Cũng chính từ sự bất cập về trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân, ở một số ít vụ án do Hội thẩm nhân dân không hiểu biết pháp luật về kinh tế, lại có đương sự là người thân quen của hội thẩm nên có ý kiến khác với Thẩm phán, vì hội thẩm là đa số nên buộc Thẩm phán phải tuyên bản án theo đa số khơng đúng pháp luật sau đó mới báo cáo với Tòa án cấp trên xem xét kháng nghị. Một vụ án bị cải, sửa, hủy thì trách nhiệm của Thẩm phán được quy định khá rõ ràng và nghiêm khắc, cịn trách nhiệm của người hội thẩm thì chưa rõ ràng. Mặt khác, địi hỏi đối với cơng tác xét xử ngày càng cao, Hội đồng xét xử phải có kiến thức chuyên sâu, áp dụng pháp luật một cách chính xác, các bản án, quyết định của Tòa án phải đảm bảo chất lượng khơng được để xảy ra tình trạng sửa, hủy vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và các tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w