Hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của ngành Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 93)

Báo cáo tổng kết cơng tác năm 2009 của Chánh án Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nêu đội ngũ cán bộ Tòa án hiện vẫn còn thiếu, bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ cơng chức cịn chưa cao; thậm chí có những cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách

nhiệm nghề nghiệp nên có vi phạm kỷ luật làm ảnh hưởng khơng tốt đến uy tín của ngành Tịa án nhân dân. Thực tế, con số Thẩm phán, thư ký Tòa án, Hội thẩm Tòa án nhân dân bị xử lý ở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là khơng có tuy nhiên chúng ta khơng thể phủ nhận những hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi đã và đang tấn công vào hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp trong đó có Tịa án. Tham nhũng trong hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp đang là vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Vì những lý do khác nhau, một số cán bộ, công chức đã không cưỡng lại được những cám dỗ vật chất khi giải quyết các TCKT, sự thắng thua trong vụ kiện ảnh hưởng lớn cả về mặt vật chất và uy tín, danh dự các cá nhân, doanh nghiệp vì vậy việc áp dụng pháp luật để phân định yêu cầu của bên nào có căn cứ pháp luật, bên nào khơng có căn cứ pháp luật để quyết định chấp nhận yêu cầu của bên nào là đúng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng địi hỏi người Thẩm phán phải thật cơng tâm, khả năng nhanh nhạy, chính xác trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật, trong việc xem xét đánh giá chứng cứ. Nếu coi việc áp dụng pháp luật để phân xử, ra bản án quyết định là một sự "ban ơn" cho đương sự để vịi vĩnh thì chắc chắn việc áp dụng pháp luật trong việc TCKT sẽ bị biến dạng, méo mó. Nếu tác hại của nạn hối lộ, tham nhũng trong mọi mặt của đời sống xã hội là nghiêm trọng thì tác hại của nạn hối lộ trong việc áp dụng pháp luật khi xét xử do Thẩm phán thực hiện còn nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bởi vì khi người Thẩm phán nhận tiền, của, vật chất của đương sự thì phải tìm cách giải quyết có lợi cho họ vì thế quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một cách triệt để, cịn những người nghèo khơng có khả năng tài chính để "chạy án" sẽ phải gánh chịu những phán quyết bất lợi hoặc thậm chí bị "trắng tay". Điều đó khơng chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (lẽ ra được pháp luật bảo vệ) mà cịn làm cho cơng

lý không được thực hiện, trật tự xã hội, công bằng xã hội bị đảo lộn và điều quan trọng hơn là người dân mất lòng tin vào ngành Tòa án nhân dân.

Ngồi ra, nếu người Thẩm phán khơng có quan điểm chính trị rõ ràng, khơng cương quyết bảo vệ pháp luật, khơng chí cơng vô tư sẽ rất dễ bị tác động bởi những người có chức vụ quyền hạn, những người thân quen dẫn đến sai lầm trong việc áp dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các TCKT cho thấy có những vụ việc người có chức vụ quyền hạn hoặc những người trong gia đình họ nhờ Thẩm phán quan tâm, thậm chí có những vụ tuy họ khơng nhờ "quan tâm" nhưng người Thẩm phán vì nể nang, nên đã không khách quan, vô tư và công tâm khi xét xử. Mặt khác, người thẩm phán ngồi quan hệ cơng tác cịn có tất cả các mối quan hệ xã hội bình thường như tất cả các những người khác trong xã hội như người thân trong gia đình, bạn bè, dịng họ, xóm làng, đồng nghiệp. Việc nhờ vả quan tâm giải quyết những vụ tranh chấp có lợi cho mình thường xảy ra, là lẽ thường tình trong cuộc sống. Nếu người Thẩm phán không vững vàng, không kiên quyết bảo vệ pháp luật thì việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp sẽ khơng cịn đúng đắn, các bản án, quyết định không đạt được các chuẩn mực cần thiết. Trong bức thư viết cho ngành Tịa án, đồng chí Trần Đức Lương - ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước đã viết: Mỗi phán quyết của các đồng chí khơng chỉ là việc làm rõ đúng sai đối với bên nguyên, bên bị trong vụ án, mà đồng thời phải là bài học cho mỗi cá nhân và tổ chức biết tự bảo vệ quyền tự do dân chủ cho chính mình và tồn thể cộng đồng xã hội. Do đó, dư luận ln theo dõi sát sao cơng việc của các đồng chí. Những khuyết điểm, yếu kém dù là nhỏ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong các Tịa án đều có tác hại rất lớn. Trong thời gian qua còn một số vụ án chất lượng xét xử kể cả sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm chưa đủ mức thuyết phục cơng luận, thậm chí cịn có sai sót, một số bản án, quyết định bị cải, sửa (nhất là đối với các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình)

khơng phải là ít... Các đồng chí thảo luận thật sâu sắc, tìm cho được ngun nhân đích thực để có biện pháp đề xuất với Nhà nước hoặc các đồng chí chủ động tổ chức thực hiện để khắc phục bằng được thiếu sót khuyết điểm đang được trung ương Đảng, quốc hội và công luận nhắc nhở, lưu ý. Đặc biệt phải cương quyết xử lý thật nghiêm minh những phần tử thối hóa biến chất, cố tình xử sai, xử oan do động cơ không đúng đắn, do làm bừa, làm ẩu. Cịn nếu do trình độ nghiệp vụ non kém, chủ quan, phiến diện một chiều thì cũng phải kiểm điểm nghiêm túc làm rõ đúng sai để rút kinh nghiệm và có biện pháp giáo dục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, mặc dù cịn nhiều khó khăn song Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã khắc phục những khó khăn giành nhiều thành tích trong cơng tác. Trong cơng cuộc cải cách từ pháp ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát nhiệm vụ chính trị đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng, phục vụ kịp thời các yêu cầu mới, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong hoạt động xét xử việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại nói riêng đã được hội đồng xét xử lựa chọn và áp dụng một cách đúng đắn. Bản án quyết định của Tòa án đã thể hiện rõ nét yêu cầu coi trọng tranh tụng tại Tòa theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó vẫn cịn một số nhược điểm nhất định trong việc áp dụng pháp luật khi Tòa án tiến hành giải quyết các TCKT. Những nhược điểm trên ngoài nguyên nhân khách quan như văn bản pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, trình độ hiểu biết pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế còn hạn chế, còn do các nguyên nhân chủ quan. Đó là sự yếu kém trong việc học tập, rèn luyện trình độ nghiệp vụ ở một số Thẩm phán, trình độ, năng lực xét

xử của các Thẩm phán chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới, việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người Thẩm phán còn yếu. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, với sự cố gắng khắc phục những thiếu sót của tồn bộ cán bộ cơng chức Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, chúng ta hồn tồn có cơ sở tin tưởng vào sự trong sạch, sáng suốt công minh của những người "cầm cân nảy mực" trong việc lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật để việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các TCKT nói riêng của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc được chính xác, đúng pháp luật góp phần xứng đáng vào công cuộc cải cách tư pháp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w