Số lượng, chất lượng Thẩm phán, Thư ký chuyên trách giải quyết tranh chấp kinh tế chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mới, cơ sở vật

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

quyết tranh chấp kinh tế chưa thực sự đáp ứng yêu cầu mới, cơ sở vật chất của Tịa án gặp nhiều khó khăn

Tính đến năm 2010, Thẩm phán của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cịn 13% chưa có trình độ cử nhân luật, vẫn cịn "nợ" trình độ cử nhân luật vì tuổi đã cao. Một số ít Thẩm phán đã có bằng cử nhân luật lại khơng chịu rèn luyện nâng cao trình độ nghề nghiệp và kỹ năng xét xử, tự thỏa mãn với bằng cấp hiện có nên còn nhiều lúng túng, bị động khi phải xử lý những tình huống thực tiễn. Tình hình nêu trên đã và đang là những bất cập, là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu gây ra những sai lầm trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân khi tiến hành giải quyết các TCKT. Các biểu hiện cụ thể của việc yếu kém về trình độ nghề nghiệp trong quá trình áp dụng pháp luật của Thẩm phán thường xảy ra ở khâu nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ vụ án; ở khâu tìm và chọn quy phạm pháp luật phù hợp và cả việc tổ chức, điều khiển các phiên tòa để ban hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Sự yếu kém về trình độ nghề nghiệp của Thẩm phán thường đi kèm theo phong cách làm việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm, qua loa, hời hợt nên khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án thường không xác định được đâu là vấn đề trung tâm, có giá trị và ý nghĩa mấu chốt của vụ án. Người Thẩm phán nghiên cứu, đọc các tài liệu, lời khai, chứng cứ vụ án, nếu yếu kém về trình độ nghề nghiệp, thì sẽ khơng hệ thống được một cách lơgíc diễn biến khách quan của vụ án và sẽ không phát hiện một cách nhanh nhạy các điểm mâu thuẫn hoặc thống nhất giữa các tài liệu, chứng cứ để tiến hành đối chiếu, so sánh, đánh giá và thẩm tra theo quy định của pháp luật. Cũng chính vì vậy mà người Thẩm phán yếu kém về trình độ pháp lý rất dễ bỏ qua những tài liệu, chứng cứ có giá trị, có ý nghĩa chứng minh để giải quyết vụ án một cách đúng đắn theo quy định của pháp luật. Việc xác định quan hệ pháp luật của nội dung vụ việc qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án có một ý nghĩa rất quan trọng và quyết định cho sự đúng đắn và chính xác của

hoạt động áp dụng pháp luật khi xét xử. Người Thẩm phán có trình độ, năng lực yếu kém rất dễ sai lầm từ việc xác định nhầm lẫn các mối quan hệ pháp luật trong những vụ án cụ thể. Có những vụ án, chứng cứ rõ ràng, tình tiết đơn giản, việc xác định chúng là quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật kinh tế hay hành chính lại khá dễ dàng. Nhưng có những vụ án, khi nghiên cứu hồ sơ, tình tiết vụ việc, người Thẩm phán có cảm nhận là các mối quan hệ pháp luật cụ thể đan xen lẫn nhau hoặc diễn biến các sự kiện, các tình tiết của vụ án chuyển từ quan hệ pháp luật này sang quan hệ pháp luật khác. Đặc biệt là các sự kiện, tình tiết mang tính "giáp ranh" giữa quan hệ pháp luật này với quan hệ pháp luật khác lại càng rất khó xác định và rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ, hành vi chiếm dụng vốn trong quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, thương mại với hành vi chiếm đoạt trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; hành vi vi phạm pháp luật "chưa đến mức" phải truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm pháp luật đã có dấu hiệu tội phạm cần phải xử lý về hình sự... Nếu trình độ, năng lực của người Thẩm phán khơng theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao thì rất dễ nhầm lẫn trong việc xác định quan hệ pháp luật cụ thể của từng vụ án và phân xử, phán quyết sai lầm trong khi giải quyết các TCKT.

Trình độ, năng lực nghề nghiệp yếu kém của người Thẩm phán cịn thể hiện ở việc tìm, hiểu, chọn quy phạm pháp luật khơng chính xác và khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Trình độ, năng lực yếu kém sẽ làm cho người Thẩm phán không nhận thức được hết ý nghĩa chính trị pháp lý của nội dung điều luật cụ thể có giá trị pháp lý khi hành vi thực hiện và khi tiến hành xét xử nên dễ dẫn đến việc viện dẫn sai điều luật. Bên cạnh đó, cũng do trình độ, năng lực nghiệp vụ yếu kém nên một số Thẩm phán đã coi thường hoặc bỏ qua những thủ tục tố tụng bắt buộc dẫn đến bản án, quyết định bị hủy

vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ví dụ như khơng hịa giải trong tố tụng dân sự đối với các vụ án luật bắt buộc phải hịa giải;

Trình độ, năng lực yếu kém của người Thẩm phán còn biểu hiện ở việc tổ chức, điều khiển phiên tịa khơng đạt hiệu quả, khơng bảo đảm tính dân chủ, khách quan và nghiêm minh cần thiết. Điều đó có thể biểu hiện ở việc do khơng nắm vững nội dung vụ việc nên xét hỏi nhầm đối tượng, nhầm nội dung vụ việc, việc của đương sự này lại hỏi đương sự khác hoặc hỏi không rõ nội dung, giải thích pháp luật khơng chuẩn hoặc thể hiện rõ ý định trước về việc chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của đương sự ngay trong giai đoạn xét hỏi. Điều đó cũng có thể biểu hiện ở việc khi nghiên cứu hồ sơ, người Thẩm phán hình thành một dự định sẽ xét xử theo một hướng nhất định và khó thay đổi nên đã tổ chức phiên tòa, tổ chức điều khiển tranh luận qua loa, đại khái, chiếu lệ để rồi nhận định rằng "lời của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là khơng có căn cứ nên khơng thể chấp nhận được" cịn "khơng có căn cứ" như thế nào thì lại khơng nêu được lý lẽ nhưng vẫn bảo thủ theo hướng đã định sẵn.. Điều đó cũng có thể thể hiện ở sự yếu kém trong khi nghị án, người Thẩm phán thường áp đặt ý kiến chủ quan của mình để Hội thẩm phải nhất trí theo và nội dung bản án được chuẩn bị không bảo đảm chất lượng, khơng có tính thuyết phục và khơng phải là kết quả đã qua đối chiếu và tranh luận cơng khai tại phiên tịa.

Sự yếu kém về trình độ, năng lực nghề nghiệp còn tạo ra cho người Thẩm phán tính ỷ lại, dựa dẫm vào ý kiến của người khác, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám minh oan, xét xử theo ý kiến của người khác, của tập thể mà khơng có dũng khí dám làm, dám chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người Thẩm phán có trình độ hạn chế thường coi trọng suy nghĩ chủ quan của bản thân; niềm tin nội tâm khơng có căn cứ hơn là giá trị của các chứng cứ và

kết quả tranh luận cơng khai tại phiên tịa. Điều đó cũng đã góp phần lý giải phần nào về nguyên nhân của tình trạng án bị hủy, sửa thời gian vừa qua.

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật trong giải quyết TCKT của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay trụ sở TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã được sửa chữa lại nhưng phòng làm việc vẫn cịn chật hẹp, chưa có phịng tiếp và lấy lời khai của đương sự riêng, các phương tiện phục vụ cho việc điều tra thu thập chứng cứ cịn thiếu. Ngồi ra như chúng ta đã biết số lượng các văn bản pháp luật kinh tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực: doanh nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn…và chúng thường được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Vì vậy trong quá trình áp dụng pháp luật người Thẩm phán cần phải được cấp phát, trang bị đầy đủ phương tiện tra cứu văn bản, tài liệu, phương tiện thông tin để thường xuyên cập nhật những văn bản mới.

Qua phân tích nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự thiếu hụt số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân và sự bất cập về trình độ, năng lực nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán Tịa án là một trong những ngun nhân chính dẫn đến những nhược điểm của ngành Tịa án trong hoạt động áp dụng pháp luật ban hành các bản án và quyết định để thực hiện chức năng xét xử của mình.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w