Thực trạng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 75)

chấp kinh tế tại Tòa án nhân dân

Tòa án là cơ quan tài phán của Nhà nước tiến hành áp dụng pháp luật trong trường hợp xảy ra TCKT phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được với nhau và một bên làm đơn khởi kiện yêu cầu sự can thiệp của Tịa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi giải quyết TCKT, tịa án có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ đóng

vai trị là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp được yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trên cơ sở áp dụng pháp luật hiện hành, tịa án có thẩm quyền sẽ nhân danh quyền lực Nhà nước để ra bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan thi hành án của Nhà nước bảo đảm thi hành.

Việc giải quyết TCKT tại tòa án được tiến hành theo thủ tục tố tụng quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Một trong những điểm đặc thù khi giải quyết TCKT tại tòa án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II BLTTDS năm 2004, từ Điều 3 đến Điều 24 trong đó có nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12). Bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để tòa án áp dụng khi giải quyết các tranh chấp nói chung và TCKT nói riêng. Dựa vào nội dung các TCKT mà tịa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 29 BLTTDS có thể thấy, các văn bản pháp luật chủ yếu mà Tòa án thường lấy làm căn cứ pháp lý để giải quyết các TCKT thuộc thẩm quyền của mình là: Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp…- các luật thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như Luật Tài chính, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khốn, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư… các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành các luật trên, các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…Theo báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2002 - 2010.

Bảng 2.1: Số liệu giải quyết TCKT theo trình tự sơ thẩm của TAND

tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/01/2002 - 30/9/2010

Số vụ cũ còn lại Số vụ mới thụ Chuyển hồ sơ vụ án CN sự thỏa thuận của các ĐS Xét xử Đình chỉ Tạm đình chỉ 2002 0 7 7 0 4 1 2 0 2003 0 3 3 0 2 0 1 0 2004 0 5 5 0 1 2 0 2 2005 0 12 12 0 7 1 2 1 2006 1 13 14 0 5 2 1 1 2007 5 20 25 0 13 3 1 0 2008 8 19 27 0 14 6 5 0 2009 2 27 29 0 20 7 0 2 2010 0 8 8 1 4 3 0 0 Tổng cộng 16 114 130 1 70 25 12 6 Nguồn: [38].

Bảng 2.2: Số liệu giải quyết TCKT theo trình tự phúc thẩm của TAND tỉnh

Vĩnh Phúc từ 01/01/2002 - 30/9/2010 Năm cũ cònSố vụ lại Số vụ mới thụ lý Tổng số Số vụ đã giải quyết Chuyển hồ sơ vụ án CN sự thỏa thuận của các ĐS Xét xử Đìnhchỉ Tạm đình chỉ 2007 0 1 1 0 0 1 0 0 2009 0 1 1 0 0 0 1 0 Tổng số 0 2 2 0 0 1 1 0 Nguồn: [38].

Qua số liệu giải quyết TCKT tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/01/2002 - 30/9/ 2010 có thể thấy số lượng các TCKT được Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thụ lý là khá nhiều, số lượng giải quyết ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung các các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc được ban hành một cách khách quan, dân chủ, thấu tình đạt lý và đúng thời hạn luật định. Chất lượng giải quyết TCKT của TAND tỉnh Vĩnh Phúc ngày một nâng cao, đã tuân thủ các quy định của Bộ

luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp…. Chính điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Nhận thức rõ tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ TCKT các Thẩm phán giải quyết ln kiên trì hịa giải, do đó số lượng giải quyết TCKT bằng con đường hòa giải chiếm tỉ lệ lớn 62,5%. Việc tranh tụng cơng khai tại phiên tịa có nhiều chuyển biến tích cực. Các tranh chấp được khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đa dạng về loại hình, phức tạp về tính chất. Xuất hiện nhiều tranh chấp có giá trị kinh tế lớn. Các tranh chấp có yếu tố nước ngồi cũng ngày một tăng (trung bình hàng năm có từ 3 đến 4 vụ) phần lớn các tranh chấp liên quan đến hợp đồng, phá sản doanh nghiệp.. Các tranh chấp liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu còn ở mức độ hạn chế. Tranh chấp trong nội bộ cơng ty đang có chiều hướng tăng. Năm 2002 khơng có vụ tranh chấp trong nội bộ cơng ty nào được khởi kiện ra Tịa án nhưng đến năm 2008, 2009 đã có 3 vụ tranh chấp trong nội bộ cơng ty. Tình trạng trên cho thấy tính đa dạng, phức tạp của các TCKT trong điều kiện phát triển kinh tế tại tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt điều đó càng thể hiện rõ nét trong năm năm trở lại đây, nhất là những tranh chấp liên quan đến yếu tố nước ngồi đang có xu hướng gia tăng cùng với quá trình hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, khu vực và thế giới. Tuy nhiên, do sự giới hạn về phạm vi thẩm quyền, nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có bản chất là TCKT nhưng chưa được pháp luật thực định thừa nhận là TCKT vẫn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của tố tụng kinh tế. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết về mở rộng thẩm quyền của TAKT nhằm khắc phục tình trạng nhiều TKT khơng có việc, các Thẩm phán kinh tế phải tham gia xét xử các vụ án dân sự, hành chính, hình sự như hiện nay.

Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, cơng tác giải quyết, xét xử các TCKT tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, vẫn cịn một số ít bản án, quyết định của Tịa án thể hiện chất lượng xét xử chưa tốt. Từ thực tiễn giải quyết TCKT tại Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có thể chỉ ra những sai sót và vướng mắc chủ yếu hiện nay mà Tịa án nhân dân nói chung và của TAND tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng gặp phải trong việc áp dụng pháp luật như sau:

Thứ nhất, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng trong các vụ án

có đương sự là doanh nghiệp tư nhân.. Trong các vụ án có đương sự là doanh nghiệp tư nhân, Tịa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là doanh nghiệp tư nhân. Đây là một sai sót cần khắc phục khi Tịa án giải quyết TCKT mà đương sự là doanh nghiệp tư nhân. Vì theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2005 thì: “3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là

nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp”. Vì vậy, trong các vụ án về TCKT mà đương sự là doanh nghiệp tư nhân thì phải xác định ngun đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chủ doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế, theo Từ điển

Giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì "thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế là thời hạn do pháp luật quy định để đương sự thực hiện quyền khởi kiện u cầu Tịa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hết thời hiệu khởi kiện, đương sự mất quyền khởi kiện" [39, tr.122-123]. Thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2005: “…3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi

kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện” [35].

BLTTDS năm 2004 quy định về thời hiệu khởi kiện tại Khoản 3 Điều 159 như sau:

… a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu [34].

Luật Thương mại quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 319 như sau: “Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này”.

Thời hiệu khởi kiện được pháp luật quy định rõ như vậy nhưng trong nhiều trường hợp các Thẩm phán vẫn mắc phải những nhầm lẫn trong việc xác định ngày phát sinh tranh chấp để tính ngày bắt đầu của thời hiệu khởi kiện. Sự nhầm lẫn này dẫn đến việc Tịa án phải đình chỉ giải quyết nhiều vụ án vì hết thời hiệu. Bởi vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không được bảo đảm.

Thứ ba, xác định sai quan hệ pháp luật dẫn đến áp dụng pháp luật

khơng đúng. Ví dụ: Tại bản án số 01/2009/KDTM - PT ngày 09/01/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn là Ông Nguyễn Việt Vinh - giám đốc Công ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc và ông Nguyễn Duy Cương - trưởng ban kiểm sốt Cơng ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc. Nội dung tranh chấp như sau:

Vào năm 2005, Ơng Cương có vay của ơng Vinh 350.000.000đ sau đó ơng Cương đã trả được 150.000.000đ cịn nợ ơng Vinh 200.000.000đ. Do đang làm nhà thiếu tiền nên ông Cương đã gặp ông Vinh và nhờ ông Vinh

mua hộ 200 cổ phiếu phổ thông của Công ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc để lấy tiền làm nhà và trả nợ. Ông Vinh đồng ý mua của Ông Cương số cổ phiếu trên với giá 200.000.000đ và khấu trừ vào khoản nợ trước kia ông Cương đã nợ ơng Vinh. Hai bên có viết với nhau một giấy biên nhận khơng ghi ngày tháng năm có nội dung: “Tơi, Nguyễn Duy Cương, địa chỉ phường Đồng Tâm, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc là cổ đông Công ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc bán cổ phần vô danh số BA01011, số cổ phần là 200 cổ phần, trị giá cổ phần là 200.000.000đ cho ông Nguyễn Việt Vinh là giám đốc Công ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc để khấu trừ số tiền mà tơi cịn nợ ơng Vinh.” Việc mua bán đã hồn tất, ơng Cương giao số cổ phần trên cho ông Vinh quản lý và tại công ty ông Vinh đã hưởng cổ tức vào cuối năm theo số cổ phần mới mà ông Vinh đã nhận của ông Cương từ năm 2005 -2008. Đến năm 2008 khi nội bộ công ty cổ phần TMDV điện máy Vĩnh Phúc xảy ra mâu thuẫn Ông cương đã nộp đơn khởi kiện ra tịa và u cầu Ơng Vinh phải trả lại cho Ông Cương số cổ phần trên. Tuy nhiên khi nhận đơn khởi kiện TAND cấp huyện đã không xem xét kỹ, xác định sai quan hệ pháp luật và thụ lý thành vụ kiện dân sự về việc tranh chấp hợp đồng vay nợ. Tại bản án 01/2009/KDTM - PT ngày 09/01/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND cấp huyện, lấy vụ án lên để giải quyết theo thẩm quyền và thụ lý thành vụ án kinh doanh thương mại về việc tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau trong việc mua bán cổ phần cổ theo định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS: “3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty” [34] và theo hướng dẫn tại mục 3.5 Nghị quyết 01/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về việc...... chuyển nhượng phần vốn góp vào cơng

ty giữa các thành viên của công ty hoặc….về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh tốn nợ của cơng ty;…..về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

Thứ tư, một trong những nguyên tắc thực hiện hợp đồng là thực hiện

đúng những thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhưng trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, mặc dù các bên vẫn thực hiện đúng thỏa thuận khơng trái pháp luật nhưng do vi phạm về hình thức thì hợp đồng vẫn bị vơ hiệu. Ví dụ: Tại bản án số 03/2006/KDTM - PT ngày 05/08/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung tranh chấp như sau:

Nguyên đơn là Công ty TNHH xây dựng Huấn Hưng và bị đơn là Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc. Hai bên ký kết hai hợp đồng thi cơng san lấp mặt bằng trong đó có thỏa thuận: kết quả cơng việc được tính theo diện tích hồn thành mặt bằng m2 và thanh tốn cũng tính theo đơn vị m2. Hai bên đã thanh lý hợp đồng và xác nhận khối lượng thực hiện theo m2. Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đã có cam kết về thời gian thanh tốn khoản nợ cịn lại. Do Cơng ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc không thực hiện việc thanh tốn, nên Cơng ty TNHH xây dựng Huấn Hưng khởi kiện yêu cầu Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc thanh tốn các khoản nợ cịn lại và tính lãi suất phát sinh theo quy định của ngân hàng. Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH xây dựng Huấn Hưng, buộc Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc phải thanh tốn cho Cơng ty TNHH xây dựng Huấn Hưng số tiền là 4.564.877.000đ.

Công ty CP xây dựng và phát triển đơ thị Vĩnh Phúc kháng cáo. Tịa án cấp phúc thẩm đã quyết định sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH xây dựng Huấn Hưng, buộc Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc phải thanh tốn cho Cơng ty TNHH xây dựng Huấn Hưng số tiền là 1.856.245.000đ.

Tại quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xử hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại. Bản án phúc thẩm bị hủy vì một trong các lý do là: Tịa án cấp phúc thẩm khơng căn cứ vào hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng giữa hai bên đã xác định

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w