kinh tế tại Toà án nhân dân
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các TCKT tại Tòa án nhân dân là một hình thức cụ thể của áp dụng pháp luật nói chung nên khi thực hiện, người áp dụng pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc chung và quy trình chung. Bên cạnh đó, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các TCKT tại Tịa án nhân dân có những đặc điểm riêng biệt. Có thể có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về vấn đề này. Ở đây, luận văn chỉ xin nêu một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết TCKT do Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Ở giai đoạn đầu tiên của quy trình áp dụng pháp luật là tiến hành thu thập chứng cứ, lấy lời khai của đương sự và tiến hành một số hoạt động tố
tụng khác để làm rõ các tình tiết liên quan đến TCKT, Tòa án nhân dân là chủ thể chủ yếu của hoạt động này. Hoạt động đối chất, xem xét, thẩm định tại chỗ, ủy thác thu thập chứng cứ là nhiệm vụ của Tịa án chứ khơng phải của các cơ quan điều tra như trong tố tụng hình sự, Tịa án tiến hành một số hoạt động tố tụng theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung và trong giải quyết các TCKT nói riêng. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.
Sự khác nhau giữa hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự và hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ giải quyết TCKT trong tố tụng dân sự, không chỉ đơn thuần ở chủ thể của hoạt động mà còn thể hiện ở nhiệm vụ điều tra. Nếu như trong tố tụng hình sự, việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, thì trong tố tụng dân sự nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là thuộc về đương sự. Xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự cũng như tính chất, đặc điểm của việc giải quyết TCKT, khi Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết vụ án kinh doanh thương mại thì Tịa án nhân dân đã có hồ sơ về vụ án kinh doanh thương mại đó. Khi khởi kiện, bên nguyên đơn và bên bị đơn đều phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ liên quan và tự chứng minh yêu cầu của mình. Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện thì Tịa án nhân dân cũng yêu cầu các chủ thể này cung cấp những tài liệu, chứng cứ cần thiết và Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập những chứng cứ trong trường hợp cần thiết do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Trong nhiều trường hợp đương sự khơng thể tự mình thu thập chứng cứ, nhất là các chứng cứ có liên quan đến việc
quản lý hồ sơ của các cơ quan nhà nước thì lúc này khi đương sự yêu cầu, Tòa án phải làm thay họ.
Việc quy định nhiệm vụ xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án kinh doanh thương mại như trên là cơ sở để Tòa án nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng của mình, mặt khác tạo điều kiện cho những người tham gia tố tụng khác thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Thực trạng ở nước ta hiện nay trình độ dân trí nói chung, sự hiểu biết pháp luật nói riêng của các đương sự chưa cao, cho nên Tịa án nhân dân cần phải tích cực giúp đỡ, hướng dẫn đương sự hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh.
- Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết TCKT tại Tòa án nhân dân khác với áp dụng pháp luật ở chỗ: Nếu như hoạt động áp dụng pháp luật nói chung được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khơng phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể bị áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật trong giải quyết TCKT Tòa án nhân dân với vai trị là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật chỉ là "trọng tài" trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự. Bởi vì, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng và quyền tự định đoạt của các đương sự, chủ thể chủ yếu của các TCKT là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Trước khi đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa, Tòa án nhân dân phải tiến hành hòa giải, chỉ khi nào các bên đương sự (với sự trung gian hòa giải của Tịa án nhân dân) khơng tự giải quyết được tranh chấp với nhau thì Tịa án nhân dân mới đưa ra phán quyết trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và các lợi ích chính đáng của các đương sự buộc bên vi phạm phải thực hiện. Khi các đương sự không tự giác thi hành phán quyết của Tịa án nhân dân thì mới thực hiện sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự.
- Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, pháp luật có quy định nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật. Đây là đặc điểm riêng biệt, khác hẳn với áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các loại vụ án khác. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú, phức tạp của các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong các TCKT. Pháp luật khơng thể dự liệu hết được mọi tình huống, trường hợp phát sinh trong thực tế khi giải quyết một vụ án kinh doanh thương mại cụ thể, tuy nhiên khi nhận đơn yêu cầu của các đương sự Tịa án khơng thể từ chối đơn yêu cầu giải quyết vì lý do pháp luật chưa có quy định cụ thể.
- Trước đây, tổ chức thi hành án thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân thì áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại bao gồm cả giai đoạn thi hành các văn bản áp dụng pháp luật. Nhưng từ ngày 01 tháng 10 năm 1993, Luật Thi hành án dân sự mới có hiệu lực thì thẩm quyền thi hành các văn bản áp dụng pháp luật về giải quyết vụ án kinh doanh thương mại thuộc về cơ quan thi hành án dân sự (ở cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh). Như vậy, hiện nay áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung, trong việc giải quyết TCKT nói riêng tại Tịa án nhân dân chỉ bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ, giai đoạn lựa chọn quy phạm pháp luật và giai đoạn ban hành văn bản áp dụng pháp luật.