Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật và tăng cường hướng dẫn, giải thích kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến giả

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 102)

hướng dẫn, giải thích kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh tế

Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ:

Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý chưa được coi trọng đổi mới hoàn thiện. Tiến độ xây dựng pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao [1].

Một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân khơng chỉ địi hỏi có một hệ thống pháp luật đồng bộ thống nhất và hoàn thiện mà cịn phải có chất lượng cao và ổn định để thực sự trở thành những nguyên tắc xử sự chung, mẫu mực. Để áp dụng pháp luật tốt trước hết cần phải có quy phạm pháp luật tốt. Chúng tơi cho rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất bởi lẽ khi Nhà nước xây dựng được một hệ thống pháp luật đầy đủ, cụ thể và có chất lượng sẽ là cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân áp dụng pháp luật thống nhất và có hiệu quả cao. Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới theo đường lối sáng suốt của Đảng. Nhiều quan hệ xã hội mới hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi một số chính sách cụ thể trong khi văn bản quy phạm pháp luật lại có tính khái qt cao, định ra những quy luật chung nhất và phổ biến nhất từ những vấn đề cụ thể. Vì vậy, Luật sau khi ban hành chậm đi vào cuộc sống, phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn quy định cụ thể. Do đó, theo chúng tôi, Luật chỉ nên quy định những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể mang tính ổn định, cịn những vấn đề biến động thì nên để cho các văn bản dưới Luật quy định và cơ quan soạn thảo luật cần chuẩn bị các văn bản thi hành luật ngay khi trình thơng qua văn bản luật. Có như vậy thì văn bản luật mới có điều kiện để đi ngay vào cuộc sống ngay khi ban hành. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đến cơng tác giải thích chính thức pháp luật để tạo ra cách hiểu chính xác và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Với một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, được hướng dẫn thi hành một cách thống nhất, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội thì việc áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Tịa án nhân dân nói riêng sẽ được thực hiện tốt, chất lượng giải quyết các tranh chấp kinh tế được nâng cao. Trong những năm qua, ngành Tòa án nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Những dự án luật, pháp lệnh được Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội phân cơng chủ trì soạn thảo

đều được ngành Tòa án nhân dân thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng cao. Trong công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật, ngành Tịa án nhân dân ln chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Đặc biệt trong những năm gần đây khi hệ thống pháp luật của Nhà nước ta có nhiều sửa đổi, bổ sung, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nhiều thơng tư, nghị quyết hướng dẫn kịp thời góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án. Ngồi ra, Tịa án nhân dân tối cao cịn ban hành hàng nghìn văn bản trao đổi nghiệp vụ để giúp các Tòa án địa phương áp dụng đúng và thống nhất pháp luật trong từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dân sự. Cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật ngành Tịa án nhân dân cịn rất quan tâm tới cơng tác tập huấn các văn bản pháp luật mới trong toàn ngành, góp phần nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các cán bộ, Thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy các quy phạm pháp luật được xây dựng trên cơ sở khái quát các hành vi của các chủ thể trong xã hội. Tuy nhiên, nội dung của các quy phạm pháp luật không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ hiểu và hoàn tồn sát hợp với tình huống phát sinh trong cuộc sống, vì vậy cần có hoạt động giải thích pháp luật. Thực tế cho thấy dù hiến pháp, luật có ghi nhận hay khơng thì trong lịch sử tư pháp của Việt Nam, Tịa án ln có vai trị lớn trong việc giải thích pháp luật qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán và các cơng văn hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao. Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các

bên khơng có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập qn; nếu khơng có tập qn thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này" [34]. Do vậy, dẫn đến việc chính thức thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp như là một nguồn luật

trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp dẫn đến thừa nhận quyền giải thích luật của Tịa án. Luật ban hành văn bản pháp luật đã chính thức thừa nhận Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là văn bản quy phạm pháp luật.

Để nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp kinh tế nói riêng thì việc hướng dẫn áp dụng thống nhất một số quy định của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật đầu tư,…và một số nghị định của Chính Phủ, các Bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến kinh tế là rất quan trọng.

Như trên đã phân tích, thực tế giải quyết các tranh chấp kinh tế cho thấy còn nhiều vướng mắc về quan điểm đường lối xét xử, về việc áp dụng pháp luật. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp kinh tế, theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về kinh tế với một số nội dung cơ bản như sau:

Vấn đề thứ nhất: Về thẩm quyền vụ việc của Tòa án đối với việc giải

quyết các TCKT đang đặt ra hai vấn đề:

- Phải khắc phục những tồn tại, vướng mắc hiện nay, xung quanh vấn đề xung đột thẩm quyền giữa Tòa Kinh tế và Tòa dân sự; thứ hai, phải nghiên cứu mở rộng phạm vi TCKT được giao cho Tịa Kinh tế xét xử, nhằm khắc phục tình trạng thiếu việc làm của Tòa Kinh tế.

Liên quan đến vấn đề thứ nhất, chúng tơi cho rằng khơng nên cố tình tạo ra một ranh giới cứng nhắc giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Việc phân biệt một cách máy móc hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự trong thời gian qua đã gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng và thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng. Thật sai lầm khi loại trừ khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa các quy định của pháp luật về

hợp đồng dân sự và pháp luật về hợp đồng kinh tế. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các khó khăn, vướng mắc cho việc ký kết, thực hiện hợp đồng cũng như việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.

- Liên quan đến thẩm quyền vụ việc của Tịa Kinh tế, theo chúng tơi là cần mở rộng phạm vi thẩm quyền, nhằm khắc phục tình trạng thẩm quyền quá hẹp hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, cần thống nhất trong pháp luật thực định khái niệm TCKT với nội hàm rộng, bao gồm tất cả các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Khái niệm kinh doanh cần phải hiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Chủ thể kinh doanh là cá nhân (thương nhân), tổ chức được pháp luật thừa nhận có quyền kinh doanh, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Với việc mở rộng khái niệm TCKT theo phương hướng trên sẽ dẫn đến một hệ quả là thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các TCKT được mở rộng, được thụ lý các TCKT mà hiện nay chưa được pháp luật thừa nhận là TCKT.

Tuy nhiên, khi xác định thẩm quyền vụ việc của Tòa Kinh tế, các nhà làm luật không nên quy định theo cách liệt kê các loại vụ việc như đã nêu. Cách làm này vừa khơng mang tính triệt để, khơng đáp ứng được những biến động, thay đổi của đời sống kinh tế, dễ trở nên lạc hậu và bất cập. Pháp luật cần phải có khả năng dự phịng và tiên liệu trước các loại tranh chấp sẽ phát sinh. Việc xác định thẩm quyền vụ việc của Tịa Kinh tế nên theo hình thức quy nạp và loại trừ với điều kiện chúng ta phải xây dựng được một khái niệm TCKT khoa học và chuẩn xác làm căn cứ. Một điều kiện không thể thiếu là cần có một chế định hợp đồng thống nhất, một Bộ luật Tố tụng Dân sự áp dụng cho cả việc giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động.

Vấn đề thứ hai: cần sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về hình

UBND cấp xã phường, hoặc được cơng chứng bởi phịng cơng chứng, văn phịng cơng chứng đối với hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết TCKT tại TAND tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều trường hợp các đương sự ủy quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện tham gia tố tụng tại tòa, việc viết ủy quyền được thực hiện trước sự chứng kiến của Thẩm phán Tòa án nhân dân nhưng khi đưa ra xét xử thì vẫn bị coi là vi phạm về hình thức. Theo tác giả trong trường hợp này hình thức của hợp đồng ủy quyền, hoặc giấy ủy quyền khơng bị vi phạm bởi vì đây là quyền của đương sự, việc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng tại tòa là sự tự thỏa thuận giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền và khi ủy quyền đã có sự chứng kiến của Thẩm phán Tịa án nhân dân, nếu khơng thấy có căn cứ về sự ép buộc và trốn tránh nghĩa vụ thì việc ủy quyền trên là hồn tồn phù hợp với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự. Vì vậy trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần bổ sung thêm quy định về hình thức của ủy quyền, cơng nhận ủy quyền tại tòa án về việc tham gia tố tụng là có giá trị pháp lý.

Vấn đề thức ba: cùng với việc tăng cường hướng dẫn, giải thích kịp

thời các văn bản pháp luật, pháp lệnh cần coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử để hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án sát thực tiễn hơn.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã được pháp luật quy định là tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án cấp huyện trực thuộc, cụ thể: ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Tổng kết kinh nghiệm xét xử và tổng kết việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án theo từng chuyên đề nhất định hoặc đường lối xét xử một loại tranh chấp nhất định. Việc tổng kết kinh nghiệm xét xử là việc tiến hành đánh giá quá trình áp dụng pháp luật để ban hành bản án, quyết định của Tịa án nhân dân và hình thành những quan điểm lý luận, những hướng dẫn chung được đúc kết từ thực tiễn áp dụng pháp

luật. Mặt khác tổng kết kinh nghiệm xét xử bao gồm cả việc xem xét đánh giá kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án của Thẩm phán và hội thẩm Tịa án. Cơng tác này giúp ngành Tịa án nhân dân tìm ra ngun nhân xét xử đúng pháp luật và nguyên nhân sai lầm khi áp dụng quy phạm pháp luật, nguyên nhân lựa chọn nhầm quy phạm pháp luật hoặc áp dụng không đúng quy phạm pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến hậu quả bản án, quyết định bị cải sửa, huỷ. Do vậy, có tổng kết kinh nghiệm xét xử các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân mới có kinh nghiệm trong việc áp dụng quy phạm pháp luật trong q trình giải quyết vụ án. Qua cơng tác này các Thẩm phán có những bài học bổ ích để nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật tránh được án oan sai.

Từ những phân tích trên chúng ta thấy việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, đặc biệt là tổng kết kinh nghiệm xét xử theo chuyên đề có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử nói chung và chất lượng giải quyết các tranh chấp kinh tế nói riêng.

Hiện nay ngành Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc tăng thẩm quyền cho 100% các Tòa án nhân dân cấp huyện là chủ trương hoàn toàn đúng của Đảng và Nhà nước ta. Có như vậy Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc mới có điều kiện cần thiết tập trung vào công tác kiểm tra, giám đốc xét xử, tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật trong toàn ngành. Thực tiễn cơng tác ngành Tịa án nhân dân cho thấy tổng kết kinh nghiệm xét xử của Tịa án nhân dân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w