tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân cấp tỉnh
Để áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tịa án nhân dân được chính xác, đạt hiệu quả cao, cần tiến hành theo những giai đoạn sau:
*Giai đoạn thứ nhất: nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tình tiết, tài
liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc
Đây là bước đầu tiên, có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở cho việc cho việc áp dụng pháp luật chính xác trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế
tại Tòa án nhân dân. Việc xem xét, đánh giá, đối chiếu các chứng cứ khơng tồn diện, khách quan, thận trọng thì rất dễ dẫn đến những sai lầm khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì việc nghiên cứu hồ sơ của người Thẩm phán là công việc không thể thiếu được trước khi tiến hành giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, người Thẩm phán cần có phương pháp nghiên cứu phù hợp mới có thể nắm vững nội dung cơ bản cần giải quyết. Không nắm được trọng tâm, yêu cầu cơ bản cần giải quyết của vụ việc, người Thẩm phán sẽ khơng thể có phương hướng đúng đắn để xem xét, đánh giá các chứng cứ; các tài liệu, thông tin được thu thập qua nghiên cứu hồ sơ không kết nối thành một thể thống nhất. Để có sự đánh giá mang tính khách quan và tồn diện, cần có phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Người Thẩm phán sẽ rất dễ ràng phát hiện các thơng tin, các tình tiết chủ yếu của vụ việc thơng qua hồ sơ vụ án. Từ đó, việc phân loại đánh giá chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp, chứng cứ có ý nghĩa quyết định, chứng cứ có ý nghĩa bổ trợ, liên quan…- cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi.
Thông thường, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại cần được tiến hành từ yêu cầu khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ của bên nguyên đơn trước. Xuất phát từ yêu cầu khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo Tòa án xác định cụ thể vấn đề họ yêu cầu, các tài liệu kèm theo có độ tin cậy hay khơng, cịn thiếu những tài liệu gì, mức độ chứng minh của của các tài liệu này như thế nào. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhân chứng của bên nguyên đơn, bên bị đơn đã khai báo những gì…- cũng tương tự, việc nghiên cứu, xem xét các tài liệu chứng cứ liên quan phía bị đơn nhằm làm sáng tỏ lý lẽ, chứng cứ phản bác yêu cầu của ngun đơn có hay khơng có cơ sở; mức độ chứng minh và độ tin cậy của các tài liệu chứng cứ do bị đơn xuất trình ra sao,
có cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ mới hay không... Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc sẽ giúp cho người Thẩm phán có được sự tự tin và tính chủ động hơn, giúp việc áp dụng pháp luật có chất lượng tốt hơn.
* Giai đoạn thứ hai: Tìm lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp với vấn
đề cần giải quyết của vụ việc
Tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật là đối chiếu tình tiết sự việc xảy ra với quy phạm pháp luật để điều chỉnh phù hợp. Có hay khơng có quy phạm pháp luật điều chỉnh? quy pháp luật điều chỉnh cịn hiệu lực khơng? nếu chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì có quy phạm pháp luật nào gần giống để áp dụng tương tự hay không?
Trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế của Tịa án nhân dân nói chung, trong việc giải quyết một vụ án kinh doanh thương mại cụ thể, việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng là một giai đoạn bắt buộc, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tính đúng đắn và hợp pháp của quyết định khi ban hành. Hiện nay số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực quản lý kinh tế được Nhà nước ta ban hành là rất lớn để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý kinh tế. Vì vậy, người Thẩm phán cần có sự tích lũy và cập nhật văn bản pháp luật kinh tế, văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ tốt cho việc tra cứu, tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp khi xem xét giải quyết một vụ án kinh doanh thương mại. Tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế thường là việc khơng đơn giản vì số lượng văn bản trong lĩnh vực này là rất lớn và khá phức tạp. Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật không chỉ dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật do các đương sự cung cấp mà còn phải nghiên cứu mở rộng ra các văn bản khác có liên quan; tìm hiểu xem văn bản quy phạm pháp luật đó có cịn hiệu lực khơng hay đã được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ chưa? nếu là bản sao thì phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác khi áp dụng.
Sau đó, nghiên cứu kỹ nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết vụ án là một bước quan trọng khơng thể bỏ qua.
Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật chính xác, đúng đắn và phù hợp để áp dụng khi giải quyết một vụ án kinh doanh thương mại đảm bảo cho việc ra bản án, quyết định chính xác, phù hợp là việc làm quan trọng của người Thẩm phán. Việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phải trở thành kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán qua q trình áp dụng pháp luật từ thực tiễn. Chính kỹ năng nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người Thẩm phán sẽ mách bảo quy phạm pháp luật nào cần phải xem xét, nghiên cứu để áp dụng. Kỹ năng nghề nghiệp càng ở trình độ cao thì việc tìm và lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp càng nhanh nhạy và càng chính xác.
* Giai đoạn thứ ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong giải quyết án kinh doanh thương mại tại Tịa án nhân dân chính là việc ban hành bản án, ban hành quyết định giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại giữa các đương sự. Bản án, quyết định của Thẩm phán, Hội đồng xét xử được ban hành sau khi đã điều tra, xác minh, xem xét, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua thẩm tra, tranh luận cơng khai tại phiên tịa có giá trị phán xét, phân xử nhằm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo đúng quy định của pháp luật.
Người Thẩm phán ban hành văn bản áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại phải biết tổng hợp các tình tiết vụ việc một cách chính xác, lơgic từ việc đối chiếu các chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ với các lời khai, tài liệu đã được xem xét tại phiên tịa thì mới chọn được quy phạm pháp luật một cách chính xác để ban hành bản án và quyết định một cách đúng đắn. Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân phải đảm bảo khách quan, nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng có tình, có lý, có tính thuyết phục lịng người; nội dung, hình thức bản án phải theo đúng quy định của pháp luật. Cách lập luận, phân tích, đánh
giá, nhận định bằng lời văn trong sáng. Chất lượng của bản án, của quyết định là một trong những thước đo rất quan trọng để đánh giá chất lượng áp dụng pháp luật trong việc xét xử của cơ quan Tòa án, đánh giá năng lực, trình độ chun mơn của người Thẩm phán.