Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

thần trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán

Như chúng ta đã biết, "Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tịa án" [36].

Thẩm phán là cán bộ, cơng chức được Nhà nước bổ nhiệm theo một trình tự, thủ tục nhất định. Khi thực hiện chức năng nghề nghiệp được giao Thẩm phán khơng nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình cơng tác mà nhân danh Nhà nước để tuyên một bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước. Đã có những cơng trình nghiên cứu về nhân cách Thẩm phán cho thấy người Thẩm phán ngoài các tiêu chuẩn quy định trong Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, người Thẩm phán cịn phải có năng lực xét xử, thận trọng cân nhắc

kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải quyết, ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; khả năng giải quyết các tình huống và tơn trọng, tn thủ pháp luật. Tựu trung lại người Thẩm phán phải có uy tín trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân. Tại buổi thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/9/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: "Ngành Tòa án cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng phải được ưu tiên bậc nhất. Cán bộ, thẩm phán khơng chỉ giỏi chun mơn mà cịn là người có tâm, có đức" [43].

Uy tín, vị thế của người Thẩm phán trong đời sống xã hội được hình thành, tạo nên từ đạo đức, phẩm chất, bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp từ chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử của người Thẩm phán.

Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là đòi hỏi đầu tiên của người Thẩm phán cần phải có, nó được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua tính liêm khiết, trung thực, ngay thẳng; bằng sự mẫu mực và sự gần gũi, yêu thương con người, biết bảo vệ lẽ phải của người Thẩm phán. Những người Thẩm phán có được "cái Đức" này, sẽ được quần chúng nhân dân, dư luận xã hội cảm nhận, đánh giá và mến mộ, cảm phục. Ngược lại, nếu người Thẩm phán trong cuộc sống thường ngày lại là con người vị kỷ, nhỏ nhen, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, hối lộ… thì cho dù có kỹ năng nghề nghiệp giỏi đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ vẫn bị quần chúng nhân dân chê trách, lên án, khinh ghét.

Đi đơi với Đức, người Thẩm phán phải có Tài thì mới thu phục được nhân tâm. Tài của người Thẩm phán chính là kỹ năng nghề nghiệp được bộc lộ rõ nét thơng qua việc tổ chức điều khiển phiên tịa tự tin, mạch lạc, rõ ràng, dứt khốt; phán quyết rạch rịi, cơng bằng, khách quan; việc xem xét, đánh giá các chứng cứ: việc ban hành bản án, quyết định chính xác, công tâm. Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chun mơn, nghiệp vụ, nhuần nhuyễn trong việc

tìm và lựa chọn các quy phạm pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh tế của toà án nhân dân tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

w