Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 170 - 186)

4.3. Giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật chuyên ngành liên

4.3.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Kế toán

Luật Kế toán quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Trong đó, có quy định về loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.

Vì vậy, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán năm 2015 theo hướng bổ sung loại hình công ty hợp vốn cổ phần thực hiện ngành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán.

Cụ thể, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 59 Luật Kế toán 2015 quy định về Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán như sau: “1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây: a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; b) Công ty hợp danh; c) Công ty hợp vốn cổ phần; c) Doanh nghiệp tư nhân”.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 60 Luật Kế toán 2015, theo hướng bổ sung quy định điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với loại hình doanh nghiệp là công ty hợp vốn cổ phần, cụ thể như sau: “Công ty hợp vốn cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; b) Có ít nhất hai cổ đông nhận vốn là kế toán viên hành nghề; c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp vốn cổ phần phải là kế toán viên hành nghề”.

Như vậy, cùng với việc xây dựng các nội dung của chế định CTHVCP để bổ sung vào LDN hiện hành, cần thiết phải rà soát, hệ thống lại các quy định của pháp luật chuyên ngành để sửa đổi bổ sung các quy định liên quan. Các quy định pháp luật chế định về CTHVCP phải thống nhất, toàn diện đảm bảo cho sự hiệu quả trong quá trình thi hành pháp luật.

Những giải pháp, đề xuất xây dựng chế định pháp luật về CTHVCP sẽ không thể thành công và có ý nghĩa trong thực tiễn cho đến chừng nào các nhà làm luật, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, nghiên cứu, triển khai thực hiện các hoạt động trong nhiệm vụ, thẩm quyền của mình để đề xuất dự thảo, xây dựng và thông qua dự thảo để bổ sung chế định CTHVCP vào trong LDN. Vì vậy, các ý kiến kiến nghị để các chủ thể này rất quan trọng và hết sức cần thiết, cụ thể:

(i). Cần thiết phải nghiên cứu pháp luật các nước có quy định về loại hình CTHVCP để đưa ra các kinh nghiệm về bản chất, đặc điểm pháp lý và những nội dung cần thiết phải quy định về CTHVCP bổ sung vào LDN hiện hành.

(ii). Nghiên cứu, phân tích, điều tra, khảo sát những yêu cầu và sự cần thiết của thực tiễn đời sống kinh doanh trong quá trình xây dựng dự thảo nội dung chế định CTHVCP.

(iii). Kiến nghị việc nghiên cứu, phân tích truyền thống thương mại hay thói quen thương mại, tâm lý kinh doanh của người Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần.

(iv). Tổ chức lấy ý kiến, tham vấn của các chuyên gia luật học, của doanh nghiệp và đại diện các nhà đầu tư về việc bổ sung loại hình CTHVCP vào LDN.

Chỉ khi thực hiện đồng bộ các hoạt động trên, thì việc xây dựng và bổ sung thêm loại hình CTHVCP trong LDN hiện hành mới có hiệu quả, góp phần mở rộng quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp, cũng như quyền chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp của các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong nội dung được trình bày trong Chương 4 của Luận án này, tác giả đã phân tích và lập luận được những vấn đề nổi bật sau đây:

Thứ nhất, tác giả đã đưa ra và phân tích các cơ sở định hướng xây dựng các nội dung của chế định CTHVCP trong LDN. Tác giả đã phân tích, so sánh các vấn đề pháp lý của loại hình CTHVCP trong pháp luật các nước và các quy định trong

LDN 2014 nhằm đưa ra các định hướng xây dựng các nội dung cụ thể của chế định quy định về loại hình CTHVCP.

Việc xây dựng và bổ sung chế định CTHVCP trong LDN vừa tạo ra cơ sở pháp lý cho sự ra đời của CTHVCP để nhà đầu tư lựa chọn thành lập, vừa góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp nhằm đảm bảo và mở rộng quyền tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Thứ hai, trong chương 4, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật hiện hành về CTHVCP trên cơ sở: Bổ sung các điều khoản cơ bản của chế định CTHVCP trong LDN hiện hành. Những nội dung cụ thể của chế định được trình bày trong luận án giúp gợi mở những vấn đề pháp lý cần lưu ý, cần được xây dựng trong quá trình đề xuất, dự thảo và ban hành chế định CTHVCP trong LDN hiện hành.

Thứ ba, bên cạnh đó, luận án đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung khác liên quan trực tiếp đến CTHVCP trong LDN để phù hợp và thống nhất với những nội dung được xây dựng của chế định CTHVCP.

Thứ tư, ngoài những nội dung được xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong LDN hiện hành, luận án đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định trong các luật liên quan như: Luật Phá sản, Luật Chứng khoán, Luật Kế toán. Việc sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành giúp đảm bảo tính toàn diện và thống nhất của hệ thống pháp luật.

Có thể nói rằng, những nội dung và những giải pháp mà luận án phân tích, luận giải với mong muốn góp phần nghiên cứu lại loại hình CTHVCP một cách đầy đủ hơn, hệ thống hơn. Kết quả của Chương nhằm đưa ra những nội dung cần thiết, cơ bản về CTHVCP trên cơ sở kinh nghiệm pháp luật của nước ngoài và thực tiễn quy định pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu những nội dung về cơ sở lý luận và sự cần thiết cần xây dựng chế định CTHVCP trong pháp luật Việt Nam, có thể rút ra những kết luận cơ bản như sau:

Thứ nhất, cơ sở hình thành và phát triển các loại hình công ty dựa trên việc

thực hiện các quyền tự do kinh doanh và quyền tự do ý chí của công dân. Trong đó, quyền được lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập của nhà đầu tư là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh. Các quốc gia đều ghi nhận và mở rộng quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư bằng sự linh hoạt, dự liệu để quy định đa dạng các loại hình doanh nghiệp trong pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho sự lựa chọn của nhà đầu tư.

Thứ hai, CTHVCP là loại hình kết hợp các ưu điểm của CTCP và CTHVĐG.

CTHVCP có ưu điểm của CTCP bởi vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần, và cổ phần dễ dàng chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán để huy động vốn. CTHVCP có ưu điểm của CTHVĐG bởi công ty có cổ đông nhận vốn – chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty, ngoài ra, còn có cổ đông góp vốn - chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi giá trị của số cổ phần sở hữu tại công ty.

Thứ ba, loại hình CTHVCP đã được ghi nhận trên thế giới từ cuối thế kỷ 19

và được quy định trong pháp luật Việt Nam trong BLDS 1931, BLDS Trung kỳ 1936 và Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972. Và hiện nay, được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận và quy định là đa dạng quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư. Vì thế, loại hình công ty này không phải là mới mà đã có một lịch sử ra đời và phát triển trong pháp luật các nước trên thế giới và ở Việt Nam.

Thứ tư, khi xem xét và phân tích khía cạnh lý luận và thực tiễn cho thấy, việc

bổ sung loại hình CTHVCP trong LDN hiện hành là rất cần thiết. Vừa cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, vừa làm đa dạng

thêm loại hình liên kết mới cho các nhà đầu tư lựa chọn. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp đều có các ưu, nhược điểm nhất định.

Thứ năm, việc xây dựng, bổ sung chế định CTHVCP phải dựa trên bối cảnh

nền kinh tế xã hội và thực tiễn pháp luật của Việt Nam. Từ đó, mục tiêu hướng đến khi ban hành các quy định pháp luật về CTHVCP nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho sự ra đời và lựa chọn loại hình công ty này của nhà đầu tư. Việc xây dựng chế định CTHVCP ở Việt Nam còn góp phần hoàn thiện pháp luật về các loại hìn doanh nghiệp nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện hành.

Thứ sáu, trong quá trình xây dựng các nội dung cụ thể của chế định CTHVCP

cần thiết phải dựa trên sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của pháp luật các nước và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu và phân tích truyền thống thương mại hay thói quen thương mại, tâm lý kinh doanh của người Việt Nam nhằm đảm bảo tính khả thi, toàn diện của các quy định pháp luật trong thực tiễn đời sống.

Thứ bảy, luận án đã xây dựng các nội dung cụ thể của chế định CTHVCP bổ

sung vào LDN hiện hành. Đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan đến CTHVCP nhằm đảm bảo tính thống nhất, toàn diện của hệ thống pháp luật.

Tóm lại, việc xây dựng chế định pháp luật về CTHVCP ở Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng một mô hình phù hợp, có tính khả thi về chế định CTHVCP là vấn đề mà các nhà luật học, các nhà làm luật ở Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá nhằm đề xuất kiến nghị những nội dung cần thiết của chế định CTHVCP.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Văn Lâm (2018), “Sự cần thiết xây dựng chế định về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 34, (4), tr. 75-88.

2. Nguyễn Văn Lâm (2017), “Quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp trong phạm vi quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (14),tr.19 – 22, 54.

3. Nguyễn Văn Lâm (2017), “Bàn về trách nhiệm dân sự của pháp nhân”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (2) (299), tr.8-14.

4. Nguyễn Văn Lâm (2016), “Pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: Số chuyên đề môi trường pháp lý cho doanh nghiệp, (9), tr.165-170.

5. Nguyễn Văn Lâm (2015), “Bảo đảm quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: số chuyên đề pháp luật về kinh tế, tr. 26-33.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Trần Quỳnh Anh (2012), “Tìm hiểu pháp luật công ty của Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (1) (136), tr.29- 37.

2. Đồng Ngọc Ba (2005), “Cấu trúc hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (1),tr. 30-33.

3. Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị Quyết số 11-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bích (1999), Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Trẻ.

6. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty:Vốn, Quản lý và Tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản Tri thức.

7. Nguyễn Văn Bình và Lê Thị Tý (1989) (dịch), Tổ chức công ty - Tập 1, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý- Bộ Tư pháp.

8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 10. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931

11. Bộ Dân luật Trung Kỳ 1936

12. Bộ luật Thương mại Sài Gòn năm 1972

13. Bộ luật Dân sự nước Cộng Hoà Pháp (2005), Nhà xuất bản tư pháp.

14. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (các quyển I-VI) (1925), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

15. Bộ tư pháp (2011), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp.

16. Chính phủ (2014), Tờ trình về dự án Luật Doanh nghiệp 2014, Hà Nội. 17. Chính phủ (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm

2015 về Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014, Hà Nội. 18. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày

14 tháng 09 năm 2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

19. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội.

21. Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

22. Bùi Ngọc Cường (2002), “Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí khoa học pháp lý, (7), tr.25- 30.

23. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24. Bùi Ngọc Cường (2010) (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại - tập 1,

Nhà xuất bản giáo dục.

25. Ngô Huy Cương, Phạm Vũ Thăng Long (2001), “Công ty: Bản chất pháp lý, các loại hình và việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật liên quan”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3),tr. 32 - 44.

26. Ngô Huy Cương (2003),“Công ty: Từ bản chất pháp lý tới các loại hình”,

Tạp chí Khoa học Kinh tế- Luật, Tập XIX, (1), tr.1 – 8.

27. Ngô Huy Cương (2003), “Cơ sở triết học của hợp đồng thành lập công ty”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế - Luật, Tập XIX, (4), tr.1- 8.

28. Ngô Huy Cương (2004), “Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, Tập XX, (1),tr.12- 23. 29. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam, Luận

án tiến sĩ tại Viện Nhà nước và Pháp luật.

30. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bản về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Tư pháp.

31. Ngô Huy Cương (2009), Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học quốc gia Hà Nội.

32. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại: phần chung và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 170 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)