Những tác động và kết quả tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 137 - 141)

3.4. Đánh giá tác động dự kiến của việc bổ sung chế định về công ty hợp

3.4.1. Những tác động và kết quả tích cực

Việc xây dựng và bổ sung chế định CTHVCP vào trong LDN hiện hành sẽ góp phần tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của loại hình CTHVCP ở Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh của công dân. Qua đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Pháp luật với “vai trò kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hoàn thiện và phát triển bản thân mình, đồng thời phát triển xã hội” [129, truy cập tháng 6/2018].

Trong những năm qua, những hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp ở nước ta nhằm tạo tiền đề làm cho việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng, hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội. Mặc khác, xu hướng hoàn thiện pháp luật cũng nhằm thu hút các nguồn lực trong nhân dân để thành lập các loại hình doanh nghiệp mới, tạo ra những việc làm mới, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc bổ sung thêm loại hình công ty mới vào trong LDN hiện hành sẽ góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, tạo cơ sở để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để thành lập. Tạo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch cho mọi loại hình doanh nghiệp và là điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường, pháp luật cần thiết phải hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế - xã hội. “Cùng với sự phát triển ngày càng cao của kinh tế đất nước đòi

hỏi pháp luật nói chung, các quy định pháp luật về kinh tế nói riêng cũng phải phát triển cao hơn, đầy đủ, chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của các hoạt động kinh tế - xã hội phong phú, đa dạng” [35, tr. 71].

Bên cạnh đó, việc xây dựng và bổ sung chế định CTHVCP vào trong quy định của LDN hiện hành ở nước ta sẽ có nhiều tác động và kết quả tích cực đến sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội và thực tiễn kinh doanh của nhà đầu tư. Cụ thể việc bổ sung chế định CTHVCP sẽ tác động tích cực đến:

3.4.1.1. Tác động đến nhà đầu tư

Các nhà đầu tư có ý định thành lập doanh nghiệp để khởi sự kinh doanh hoặc đã thành lập một loại hình doanh nghiệp muốn chuyển đổi hình thức sang một loại hình doanh nghiệp khác có thêm những nhiều sự lựa chọn, bao gồm như:

Thứ nhất, bảo đảm, ghi nhận và mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu . Việc xây dựng chế định về CTHVCP sẽ làm đa dạng các loại hình doanh nghiệp quy định trong LDN góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước một cách đầy đủ. Đồng thời, là sự tôn trọng, ghi nhận và bảo đảm tốt hơn quyền tự do kinh doanh của công dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Các nhà đầu tư sẽ có quyền lựa chọn đa dạng hơn các loại hình doanh nghiệp để thành lập và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Qua việc có thể lựa chọn nhiều hơn các loại hình doanh nghiệp, sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với nhu cầu, khả năng và mong muốn của mình. Như vậy, việc pháp luật ghi nhận thêm loại hình CTHVCP sẽ mở rộng, khuyến khích các nhà đầu tư liên kết với nhau để lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để đầu tư, góp vốn.

Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh loại hình CTHVCP trong LDN hiện hành. Bổ sung có loại hình CTHVCP sẽ khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay của LDN khi không quy định đầy đủ, chưa bao quát, toàn diện về các loại hình doanh nghiệp có trong pháp luật của các nước trên thế giới và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Vì vậy việc ghi nhận, điều chỉnh loại hình CTHVCP có vai trò giúp hạn chế

tình trạng có những giao dịch, liên kết ngầm trong thực tiễn mà chưa được pháp luật ghi nhận. Định hướng các mối liên kết giữa các nhà đầu tư theo đa dạng những loại hình doanh nghiệp mà pháp luật đã ghi nhận.

Đặc biệt, khi pháp luật Việt Nam không thừa nhận những loại hình công ty được thành lập trong thực tế, mà phải thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, theo quyết định của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật, thì doanh nghiệp có thể hoặc bắt buộc phải chuyển đổi hình thức doanh nghiệp. Vì vậy, việc bổ sung chế định CTHVCP là cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi hình thức công ty này sang các loại hình doanh nghiệp khác hoặc ngược lại.

Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Việc quy định về loại hình CTHVCP sẽ tạo ra các cơ sở quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ sở hữu công ty hoặc các bên liên quan trong giao dịch với CTHVCP. Với tư cách là một chủ thể độc lập, CTHVCP khi tham gia các quan hệ pháp luật được hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý.

3.4.1.2. Tác động đến các quy định pháp luật về doanh nghiệp

Việc bổ sung và quy định loại hình CTHVCP trong LDN và pháp luật liên quan có tác động lớn đến hệ thống pháp luật ở Việt Nam, như:

Một là, tạo ra khuôn khổ pháp luật thống nhất, tổng thể và hiệu quả trong việc điều chỉnh toàn diện các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Cùng với những cải cách và hoàn thiện các chế định doanh nghiệp khác, tạo nên một môi trường pháp lý bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh cùng nhau.

Hai là, đảm bảo các loại hình doanh nghiệp được ghi nhận và quy định trong pháp luật đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế và của nhà đầu tư. Làm cho các quy định pháp luật phản ánh được nhu cầu của thực tiễn, mang tính bền vững.

3.4.1.3. Tác động đến nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam

kinh tế hiện nay. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng ngày nay, các loại hình doanh nghiệp phổ biến và đã được pháp luật các quốc gia ghi nhận từ lâu thì cần thiết phải được ghi nhận và quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Qua đó tạo môi trường pháp lý thừa nhận những loại hình doanh nghiệp của các quốc gia khi đầu tư, góp vốn vào Việt Nam.

Trong xu hướng các nền kinh tế xích lại gần nhau như hiện nay, việc pháp luật các nước có sự tương đồng, tương thích nhau sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh giữa các nước có quan hệ đầu tư, giao thương với nhau. Việc đa dạng các loại hình tổ chức kinh doanh sẽ khuyến khích cho các nhà đầu tư bỏ vốn để lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là động lực phát triển của nền kinh tế đất nước.

3.4.1.4. Tác động đến các cơ quan nhà nước

Xu hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư việc thành lập, hoạt động các loại hình doanh nghiệp được thuận tiện hơn, các chi phí về thời gian và tài chính cũng được giảm xuống tối đa. Nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh với nguyên tắc được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Do vậy, khi xây dựng và bổ sung các loại hình doanh nghiệp mới vào trong LDN hiện hành sẽ có nhiều tác động lớn đến hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Có thể kể đến những tác động đối với cơ quan nhà nước như:

Thứ nhất, việc bổ sung loại hình CTHVCP vào LDN hiện hành sẽ giúp tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời, hoạt động và chấm dứt loại hình công ty này ở Việt Nam. Giúp cơ quan nhà nước có các căn cứ pháp lý, các quy định pháp luật để quản lý, đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện các quyền hợp pháp của mình trong quá trình thành lập, quá trình hoạt động, giải thể và phá sản loại hình công ty này.

Thứ hai, tạo ra các cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp liên quan đến các thành viên với nhau, giữa thành viên với công ty, giữa công ty với người thứ ba. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện áp dụng các quy định của chế định pháp luật về CTHVCP để xác định loại tranh chấp, bản chất tranh chấp và

phương thức giải quyết các tranh chấp liên quan đến loại hình công ty này.

Thứ ba, việc đưa thêm sự lựa chọn về loại hình tổ chức kinh doanh trong pháp luật Việt Nam sẽ làm giảm những liên kết ngầm, liên kết chưa được pháp luật ghi nhận. Bằng việc hướng các nhà đầu tư có thể liên kết với nhau theo những đặc tính pháp lý của CTHVCP. Vì vậy, giúp các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh được thực hiện trong môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả.

Như vậy, việc xây dựng và bổ sung chế định CTHVCP vào LDN hiện hành có tác động, hiệu quả tích cực đến nhiều chủ thể trong xã hội, đến nhà nước và nền kinh tế ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)