Vốn điều lệ, cổ phần của cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 118 - 120)

3.3. Những nội dung cơ bản của chế định công ty hợp vốn cổ phần

3.3.3. Vốn điều lệ, cổ phần của cổ đông

3.3.3.1. Quy định về vốn điều lệ

Theo quy định của Bộ luật Thương mại của Pháp, CTHVCP có đặc điểm về vốn điều lệ được chia thành các cổ phần bằng nhau và được quyền phát hành rộng rãi để huy động vốn (tương đồng như CTCP). “Những quyền của các thành viên góp vốn không phải được đại diện bằng phần vốn góp, mà là bằng cổ phần. Các thành viên hợp vốn là những cổ đông. Các thành viên góp vốn được hưởng những thuận lợi về chuyển nhượng vốn tương tự như cổ đông. CTHVCP có thể huy động vốn dễ dàng hơn, nhờ vào việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu” [69, tr. 48-55].

quy định trong CTCP trong LDN hiện hành. Sự tương đồng được thể hiện:

Thứ nhất, vốn điều lệ của CTHVCP được chia ra thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán. Vốn điều lệ của CTHVCP tại thời điểm đăng ký thành lập là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua và được đăng ký trong Điều lệ công ty. Như vậy, vốn điều lệ của công ty được gián tiếp thể hiện thông qua số cổ phần và mệnh giá cổ phần.

Thứ hai, cổ phần đã bán là số cổ phần có quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần đã được các cổ đông đăng ký mua.

Thứ ba, cổ phần được quyền chào bán của CTHVCP là tổng số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.

Thứ tư, cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.

Thứ năm, thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp, hậu quả pháp lý của việc không đúng thời hạn thanh toán áp dụng tương tự đối với quy định của CTCP.

3.3.3.2. Quy định về cổ phần và chuyển nhượng cổ phần của cổ đông nhận vốn

Các quy định về cổ phần của cổ đông nhận vốn mang tính đặc thù trong CTHVCP khác biệt so với CTCP, bởi đặc điểm về chế độ trách nhiệm cá nhân và liên đới của cổ đông nhận vốn. Vì vậy, việc xây dựng các quy định về cổ phần và chuyển nhượng cổ phần của cổ đông nhận vốn có ý nghĩa rất quan trọng.

Về nguyên tắc, cổ đông nhận vốn có quyền tự do chuyển nhượng cho cổ đông nhận vốn khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông nhận vốn nếu được sự chấp thuận của tất cả các cổ đông nhận vốn còn lại. Trường hợp này, cổ đông nhận vốn dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Trong trường hợp CTHVCP có một cổ đông nhận vốn mà cổ đông này muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho người khác thì người nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông nhận vốn. Cổ đông nhận vốn chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước thời điểm việc chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực.

3.3.3.3. Vấn đề mua lại cổ phần trong công ty hợp vốn cổ phần

CTHVCP mua lại cổ phần của cổ đông được công ty thực hiện trong các trường hợp được LDN quy định cho CTCP như: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông và mua lại cổ phần theo quyết định của công ty.

Như vậy, việc CTHVCP thực hiện mua lại cổ phần của cổ đông sẽ được thực hiện theo quy định tại điều 129, điều 130 và điều 131 của LDN 2014 hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)