Các đặc điểm pháp lý của công ty hợp vốn cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 67 - 71)

2.2. Những vấn đề lý luận về công ty hợp vốn cổ phần

2.2.2. Các đặc điểm pháp lý của công ty hợp vốn cổ phần

Có thể thấy những đặc điểm pháp lý nổi bật của loại hình CTHVCP được xem xét ở những khía cạnh như sau:

Đặc điểm thứ nhất, CTHVCP là loại hình kết hợp giữa ưu điểm của hai loại hình: công ty đối nhân và công ty đối vốn.

Công ty hợp vốn cổ phần là loại hình công ty có đặc điểm kết hợp giữa các đặc tính của CTHVĐG (công ty đối nhân) và CTCP (công ty đối vốn). Tính ưu việt của CTHVCP được thể hiện bởi nó phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của hai loại hình công ty đối nhân và công ty đối vốn. Cụ thể:

Một là, CTHVCP có đặc điểm đối nhân (giống như CTHVĐG). Theo đó, công ty có ít nhất một thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, liên đới đối với các nghĩa vụ trả nợ của công ty. Các thành viên hợp danh có sự sự hiểu biết nhau, có uy tín và có mối quan hệ gắn bó bền chặt, lâu dài. Vì thế, loại hình công ty này tạo sự tin tưởng cho bên thứ ba hoặc chủ nợ do trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

Hai là, CTHVCP có đặc điểm của công ty đối vốn. Một trong những ưu điểm nổi bật của CTHVCP là khả năng huy động vốn linh hoạt từ các nhà đầu tư khi phát hành cổ phiếu ra công chứng. Các thành viên góp vốn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho những người không phải là thành viên của công ty. Vì thế, xét khía cạnh “hợp vốn”, loại hình công ty này mang lại những ưu thế lớn so với các loại hình công ty được quy định trong LDN của Việt Nam hiện nay bên cạnh CTCP.

Ba là, loại hình CTHVCP phù hợp với những người muốn thành lập công ty để gắn với sự phát triển lâu đời, bền vững của một dòng họ, giữa những người có quan hệ thân thích với nhau. Trách nhiệm vô hạn, cùng với quyền đại diện, quản lý điều hành công ty của thành viên hợp danh sẽ là cơ sở để tránh những người bên ngoài thâu tóm, hoặc nắm quyền chi phối công ty nếu không được sự đồng ý của thành viên hợp danh.

Đặc điểm thứ hai, CTHVCP là loại hình có hai loại thành viên, bao gồm:

thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (thành viên hợp vốn).

nhiệm vô hạn và liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ của công ty. Các thành viên hợp danh có quyền tham gia quản lý công ty và là đại diện theo pháp luật của công ty.

Số lượng thành viên hợp danh ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về số lượng tối thiểu, không có quy định số lượng tối đa.

Theo LCTCP Đức, thì CTHVCP phải có ít nhất hai (02) thành viên hợp danh, những người không cần phải đóng góp vào vốn của công ty nhưng trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty.

Ở Pháp, Bộ luật Thương mại quy định: “CTHVCP được thành lập bởi một hoặc nhiều thành viên hợp danh…. và thành viên hợp vốn …. không được ít hơn ba thành viên” [104, điều L.226-1].

Theo pháp luật Bulgaria, CTHVCP có số lượng thành viên chịu trách nhiệm vô hạn ít nhất là hai thành viên.

Mặc dù có sự khác về số lượng tối thiểu của thành viên hợp danh ở trong quy định pháp luật các nước. Nhưng các nước đều quy định tương đồng nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên hợp danh trong công ty. Như:

Một là, thành viên hợp danh có tư cách thương nhân, phải chịu trách nhiệm vô hạn, liên đới đối với các nghĩa vụ trả nợ của công ty. Tư cách nhân thân của những thành viên hợp danh rất quan trọng trong CTHVCP. Do tính chất liên kết chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên hợp danh của công ty phải có sự hiểu biết rõ về nhân thân của nhau, tin tưởng nhau. Loại hình công ty này được các nhà kinh doanh ưa thích hơn là một mình tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Hai là, thành viên hợp danh có quyền tham gia quản lý công ty. Chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền tham gia hoạt động điều hành và quản lý công ty. “ Pháp, trong loại công ty hợp vốn, những người quản lý bao giờ cũng được chỉ định trong số thành viên nhận vốn, còn các thành viên xuất vốn thì không thể trở thành người quản lý được” [36, tr. 223-224].

Ba là, tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty tham gia các giao dịch với bên thứ ba. Các giao dịch của thành viên hợp danh đều làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho công ty đối với bên thứ ba. Các thành viên hợp danh dù với

tư cách đại diện cho công ty hoặc với tư cách cá nhân tham gia các giao dịch trong các lĩnh vực mà công ty hoạt động thì đều phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với công ty.

Bốn là, theo quy định của pháp luật của Pháp và cả các quy định pháp luật Việt Nam, thì “thành viên hợp danh bắt buộc phải góp vốn vào công ty” [61, tr. 48-55]. Trong Bộ luật Dân sự Bắc kỳ 1931 thì quy định “những người quản lý công ty (người trị sự) phải là sở hữu chủ một số cổ phần định rõ ở điều lệ hội. Toàn thể những cổ phần ấy, dùng để bảo đảm tất cả mọi việc quản trị trong hội, dù việc riêng của một người trong những người trị sự cũng vậy” [10, Điều 1285].

Thành viên góp vốn: Là thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi cổ

phần mình sở hữu đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty.

Các thành viên góp vốn hoạt động theo nguyên tắc đối vốn giống như cổ đông trong CTCP. Nguyên tắc đối vốn được thể hiện ở các khía cạnh như: Thứ nhất, các cổ đông thường là các nhà đầu tư có tiền muốn đầu tư vào công ty để các thành viên hợp danh những người có tư cách thương nhân, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của công ty. Thứ hai, các thành viên góp vốn được thể hiện quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình trong hội đồng thành viên theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình. Thứ ba, các thành viên góp vốn được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu cổ phần sở hữu của mình. Thứ tư, các thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Theo pháp luật của Pháp, thì số lượng thành viên hợp vốn không được ít hơn ba thành viên (điều L.226-1). Theo pháp luật Đức, công ty phải có ít nhất 1 cổ đông (thành viên góp vốn). Theo pháp luật Ba Lan, có ít nhất một thành viên là cổ đông (điều 125 Luật công ty thương mại 2000). Tuy pháp luật các nước có quy định khác nhau về số lượng thành viên góp vốn, nhưng tất cả các nước đều có quy định về tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ…., cụ thể như:

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty với những nghĩa vụ tài chính của công ty.

+ Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và không được nhân danh công ty tham gia các giao dịch với bên thứ ba.

+ Thành viên góp vốn có quyền tham gia vào hoạt động kiểm soát nội bộ, là thành viên Hội đồng giám sát, được chỉ định bởi đại hội đồng thành viên và chỉ bao gồm các thành viên hợp vốn, đảm bảo sự kiểm soát thường trực việc quản lý công ty. Bên cạnh đó, trong CTHVCP các thành viên góp vốn (hay còn được gọi là thành viên xuất vốn) có các quyền có thể “được chuyển nhượng tức là các cổ phần, tình trạng của thành viên xuất vốn gần giống như tình trạng các cổ đông trong CTCP...” [36, tr. 170].

Đặc điểm thứ ba, CTHVCP có tư cách pháp nhân

Về nguyên tắc, CTHVCP có tài sản độc lập với các chủ sở hữu của công ty, vì vậy, nó là chủ thể của quan hệ pháp luật. Pháp luật các nước đều thừa nhận CTHVCP có tư cách pháp nhân. Có thể thấy trong CTHVCP có thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty. Tuy vậy đây có thể được coi nghĩa vụ của các thành viên hợp danh với tư cách là người bảo lãnh liên đới của công ty về các nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Tư cách bảo lãnh này giống như các thành viên hợp danh trong CTHVĐG và CTHD.

Theo tác giả, cần thiết phải làm rõ rằng, đối với các loại hình CTHD, CTHVĐG, CTHVCP mặc dù có các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty không có nghĩa là tài sản của công ty và tài sản của các chủ sở hữu không tách bạch nhau. Tài sản của công ty và tài sản của các chủ sở hữu tách bạch bởi khi thành lập, các sáng lập viên phải góp vốn và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty sở hữu. Công ty với tư cách là chủ sở hữu các tài sản mà các sáng lập viên góp vào, vì thế nó là chủ thể của các quan hệ pháp luật – có tư cách pháp nhân.

Công ty hợp vốn cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ khi được thành lập hợp pháp. Khi tham gia các quan hệ pháp luật, CTHVCP với tư cách của chủ thể pháp luật độc lập, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ cho chính công ty, chứ không phải cho các chủ sở hữu công ty. Ở Việt Nam, pháp nhân có đặc điểm nhận biết là“có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập” [69, Điều 74]. Khi tham gia quan hệ tố tụng, CTHVCP với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên

quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến công ty.

Đặc điểm thứ tư, CTHVCP có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, tương tự với CTCP, các cổ phần trong CTHVCP được tự do chuyển nhượng.

Một trong những ưu điểm của CTHVCP là việc công ty có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. “Các thành viên góp vốn được hưởng những thuận lợi về chuyển nhượng vốn tương tự như cổ đông.CTHVCP có thể huy động vốn dễ dàng hơn, nhờ vào việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu” [61, tr. 48-55]. Trên cơ sở đặc điểm của CTHVCP được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn, có thể dẫn đến thay đổi quy mô của công ty, tương tự như loại hình CTCP.

Đặc điểm thứ năm, cơ cấu tổ chức của CTHVCP có sự khác biệt

Cơ cấu tổ chức của CTHVCP bao gồm: Đại hội thành viên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Trong đó: Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người quản lý công ty, do thành viên hợp danh đảm nhiệm. Thẩm quyền và nghĩa vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc được pháp luật quy định hoặc được quy định trong điều lệ của công ty. Ban kiểm soát chỉ bao gồm các thành viên góp vốn của công ty (các thành viên hợp danh không được quyền tham gia), thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của những người quản lý công ty (thành viên hợp danh) nhằm bảo đảm lợi ích của công ty và các chủ sở hữu là thành viên góp vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)