Lịch sử ra đời và phát triển chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 78 - 81)

2.3. Lịch sử ra đời và phát triển chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ

2.3.1. Lịch sử ra đời và phát triển chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần

phần trên thế giới

Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với những điều kiện lịch sử và xã hội nhất định của loài người. Các công ty ra đời với tư cách là các pháp

nhân độc lập bên cạnh các thể nhân tự nhiên để tham gia vào quá trình hoạt động giao thương hàng hóa. Sự ra đời của công ty có những nguyên nhân thực tiễn phát sinh từ nhu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội, như [101, tr. 19]: Thứ nhất, do nhu cầu mở mang kinh doanh, nhu cầu về vốn buộc các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau; Thứ hai, do sự cạnh tranh của thị trường sản xuất hàng hóa phát triển, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau lại thông qua hình thức góp vốn để thành lập một doanh nghiệp nhằm tạo lợi thế vững chắc trên thị trường; Thứ ba, do nhu cầu phân chia rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu.

Các loại hình công ty được hình thành dựa trên các yếu tố như: chế độ trách nhiệm, quan hệ giữa các thành viên, huy động vốn, tư cách pháp nhân, vấn đề sở hữu. Trên cơ sở ba loại hình công ty cơ bản ban đầu là CTHD, CTHVĐG, CTCP, các loại hình thức công ty mới khác ra đời là sự kết hợp các yếu tố, đặc điểm nổi bật của ba hình thức công ty này.

Sự kết hợp các đặc tính nổi bật của CTHVĐG với CTCP để trở thành

CTHVCP. Ở Pháp, “CTHVCP là hình thức rất được thịnh hành vào khoảng thời gian từ 1807 đến 1905 ở Pháp và tạo nên “cơn sốt” vào thời bấy giờ. Điều này đặc biệt là do những qui định không mang tính khắt khe của nó. Và chính tính tự do và hài hòa trong tổ chức và hoạt động của loại hình này mà người Mỹ đã học hỏi để tạo nên loại hình limited partnership của họ” [61, tr. 48-55]. Theo quy định của Pháp, có hai loại hình CTCP gồm [36, tr. 207]: công ty vô danh và công ty góp vốn cổ phần. Trong đó, CTHVCP giống CTHVĐG ở chỗ có hai loại thành viên: thành viên nhận vốn chịu trách nhiệm vô hạn trên tài sản của chính họ, và các thành viên xuất vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của họ, nhưng các cổ phần thì như trong các công ty vô danh, có thể tự do chuyển nhượng. “Đối với loại hình CTHVCP luật dành rất nhiều sự tự do cho các bên. Ngoài công dụng như CTHVĐG là tạo một kênh cho sự gặp nhau giữa vốn - được góp bởi thành viên hợp vốn, và ý tưởng - được góp bởi thành viên hợp danh, CTHVCP còn có những lợi thế quan trọng hơn từ quy chế CTCP của mình và do vậy, nó có thể phát hành chứng khoán” [61, tr. 48-55].

Đánh giá vị trí pháp lý của CTHVCP so với các loại hình công ty khác được quy định trong Luật 1867 của Pháp, có học giả trong nước đã nhận định rằng: “Trong pháp luật của Pháp, chế định pháp luật về CTHVCP rất quan trọng trong luật 1867, khi quy định ngay về công ty hợp tư cổ phần trong thiên 1, sau đó thiên hai, mới quy chiếu các điều khoản ở trong thiên trước để áp dụng cho công ty vô danh” [88].

Loại hình CTHVCP được quy định từ Điều L.226-1 đến Điều L.226-24 trong Bộ luật Thương mại Pháp. Đồng thời, những quy định liên quan CTCP và CTHVĐG được áp dụng cho CTHVCP với điều kiện là những quy định đó phù hợp với những quy định đặc thù của Điều L. 226-1 và các điều tiếp theo (khoản 1 Điều L.226-1).

Ở Đức, CTHVCP xuất hiện vào thế kỷ XIX, trước khi được Bộ luật Thương mại Đức ban hành năm 1861. Theo quy định hiện hành, CTHVCP được quy định cụ thể từ điều 278 đến điều 290 CTCP Đức có hiệu lực ngày 06 tháng 9 năm 1965. Phần lớn những vấn đề của CTHVCP được áp dụng các quy định của LCTCP Đức (quy định những vấn đề cơ bản về CTCP như: thành lập, tổ chức quản lý CTCP, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông…), ngoài ra, còn áp dụng một phần các quy định về CTHVĐG. Việc, phát hành cổ phần để huy động vốn của công chúng được tuân theo các quy định của pháp luật chứng khoán.

Ở Italia, CTHVCP là loại hình công ty được điều chỉnh dưới các quy định từ điều 2452 đến 2462 Bộ luật Dân sự 1942 và các quy định này không thay đổi đáng kể sau khi cải cách chung năm 2003. “Công ty hợp vốn cổ phần (Società in Accomandita per Azioni, in brief “SAPA”) không giống như một hợp danh hữu hạn, trong công ty này vốn được chia thành các cổ phần: phần vốn nắm giữ của các thành viên được đại diện bởi cổ phần”[99].

Ngoài ra, hiện nay có nhiều các quốc gia trên thế giới quy định về CTHVCP trong pháp luật, tiêu biểu một số nước và có tên gọi như: Ở Pháp: société en commandite par actions – SCA; Ở Đức: Kommanditgesellschaft auf Aktien (KGaA); Ở Italia Società in Accomandita per Azioni, in brief “SAPA”; Ở Luxembourg: Société en commandite par actions, SCA; Ở Ba Lan: Półka Komandytowo-Akcyjna. Các quy định mang tính đặc thù ở mỗi quốc gia, nhưng đều đồng nhất những đặc

điểm pháp lý cơ bản về CTHVCP. Sự tương đồng trong pháp luật về CTHVCP ở các nước châu Âu nhằm tạo điều kiện cho loại hình công ty này có thể phát triển tự do trong khu vực. Bên cạnh đó, các nước như Quatar, Bahrain cũng thừa nhận loại hình công ty này trong các quy định pháp luật.

Như vậy, có thể thấy rằng CTHVCP được pháp luật các nước quy định từ rất sớm, và cho đến nay, loại hình công ty vẫn được rất nhiều các quốc gia ghi nhận và quy định để các nhà đầu tư lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)