Bối cảnh xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 104 - 112)

3.2. Những tiền đề của việc xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần

3.2.1. Bối cảnh xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở Việt Nam

3.2.1.1. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện ở Việt Nam đã, đang và sẽ mang lại cho Việt Nam những thời cơ, thách thức để phát triển kinh tế đất nước và chúng ta không thể đứng ngoài xu hướng này nếu muốn xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình hội nhập song phương và đa phương với các quốc gia, khu vực phát triển trên thế giới, nhiệm vụ đặt ra là phải tôn trọng những cam kết quốc tế thông qua những thỏa thuận trong các hiệp định và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử giữa các chủ thể kinh doanh trong nước và nước ngoài. Vì vậy, hoạt động cải cách pháp luật là một yêu cầu và đòi hỏi mang tính cấp bách ở Việt Nam hiện nay. Bởi, “một mặt đáp ứng các yêu cầu cải cách kinh tế trong nước, mặt khác làm cho pháp luật nước ta nhanh chóng tương thích với các chuẩn mực pháp luật khu vực và quốc tế, tạo ra thế chủ động trong các quan hệ hợp tác quốc tế hiện nay” [84, tr. 71].

Cùng với hội nhập kinh tế trong một thế giới phẳng như ngày nay, với sự gắn kết không còn khoảng cách, không còn biên giới giữa các quốc gia theo “luật chơi” trong môi trường quốc tế. Yêu cầu của quá trình hội nhập “buộc chúng ta phải từ bỏ sự bảo hộ và phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, mặc dù biết rằng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh quyết liệt” [40, tr.89-96].

Quá trình hoàn thiện, cải cách hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nói riêng là tất yếu khách quan. Nhà nước cần thiết phải chủ động hoàn thiện, sửa đổi LDN theo hướng bổ sung thêm các loại hình công ty đã được pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định nhằm thu hút nguồn lực của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Các nhà lập pháp ở Việt Nam phải nắm bắt được nhu cầu thực tiễn của đời sống kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo sự phù hợp, tương thích của pháp luật quốc gia với hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1.2. Pháp luật hiện hành thiếu vắng quy định về công ty hợp vốn cổ phần

Mặc dù CTHVCP đã được hình thành và ghi nhận trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới như: Ở Pháp, CTHVCP là hình thức rất được thịnh hành vào khoảng thời gian từ 1807 đến 1905, và được ghi nhận, quy định trong Bộ luật Thương mại 1867, làm tiền đề để dẫn chiếu cho các loại hình công ty khác. Ở Đức, CTHVCP xuất hiện vào thế kỷ XIX, trước khi được Bộ luật Thương mại Đức tổng quát ban hành năm 1861. Cho đến nay, loại hình CTHVCP được rất nhiều các quốc gia quy định trong pháp luật của mình.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ Pháp thuộc, CTHVCP được quy định trong Dân luật thi hành tại các tòa án Nam Bắc kỳ 1931 và Bộ luật Thương mại Trung Kỳ 1942 và Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972. Tuy vậy, sau khi thống nhất đất nước và bước vào thời kỳ đổi mới đến nay, loại hình CTHVCP không được các nhà làm luật quy định trong pháp luật.

Sự ra đời của LDN 2005 thống nhất và LDN 2014 (có hiệu lực từ 01/7/2015) đã góp phần to lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho toàn dân tham gia hoạt động kinh doanh bằng việc lựa chọn đa dạng các loại hình doanh nghiệp để thành lập và hoạt động. Tuy vậy, việc LDN hoàn toàn không đề cập đến CTHVCP – một loại hình đã tồn tại ở Việt Nam trước năm 1975. Nguyên nhân khiếm khuyết này có lẽ do nhà làm luật thiếu sự quan tâm cần thiết về các hình thức công ty hình thành và phát triển phổ biến trên thế giới, cũng như đã được ghi nhận trong lịch sử pháp luật Việt Nam.

Hơn nữa, trong thực tiễn đời sống kinh doanh cho thấy, mỗi loại hình doanh nghiệp đều mang lại các ưu nhược điểm cho các chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì thế, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào đó, yêu cầu các nhà đầu tư cần thiết tìm hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu để lựa chọn loại hình thích hợp cho mình.

3.2.1.3. Các loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp hiện hành chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu liên kết đa dạng của các nhà đầu tư

Hiện nay,pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam được “thiết lập với một hệ thống tương đối đồ sộ các chế định về các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh với những điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với kinh tế thị trường, minh bạch, công bằng và hợp lý hơn” [62]. Tuy vậy, ngoài các loại hình doanh nghiệp được coi là kinh điển, phổ biến được quy định trong LDN hiện hành, trong thực tế còn có thể phát sinh nhiều loại hình tổ chức kinh doanh khác là sự giao thoa giữa các loại hình doanh nghiệp đã có để tạo ra ưu thế, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của các nhà đầu tư. Khi nhận định vai trò của các loại hình công ty, có ý kiến cho rằng “công ty với tất cả các loại hình của nó, không chỉ riêng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, đang là nhân tố làm biến đổi bộ mặt kinh tế-xã hội và nhận thức ở Việt Nam hiện nay” [27, tr.1-8].

không còn tính mới. Nhu cầu bổ sung các loại hình doanh nghiệp mới nói chung và CTHVCP nói riêng vào trong pháp luật Việt Nam là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa lớn. Những dạng liên kết trong CTHVCP được phổ biến trong các nước phát triển, và cũng sẽ là xu hướng phát triển trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, pháp luật phải theo kịp thời đời sống xã hội và phải mang tính dự báo, linh hoạt nhằm định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Hơn nữa, theo các quy định LDN Việt Nam không thừa nhận các hình thức công ty được các nhà đầu tư thành lập trong thực tế. Có nghĩa là ngoài các loại hình được LDN ghi nhận và điều chỉnh, thì các nhà đầu tư không thể thành lập các loại hình doanh nghiệp khác. Trong thực tế đời sống kinh doanh, đặt ra nhiều trường hợp mà nhà đầu tư muốn liên kết với nhau tạo lập lên một loại hình công ty nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định. Trong đó, có thể có những trường hợp như:

Trường hợp thứ nhất: Nhà đầu tư muốn thành lập một loại hình công ty thuộc sở hữu của các thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ và công ty đó phải gắn liền với sự phát triển của gia đình, dòng họ ấy. Các thành viên này phải có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng và đại diện, nhân danh công ty tham gia các quan hệ pháp luật (thành viên hợp danh). Đặc biệt họ không muốn bị chi phối hoặc bị thâu tóm bởi người ngoài công ty. Nhưng bên cạnh đó, họ muốn có sự linh hoạt trong việc huy động nhiều người tham gia góp vốn bằng hình thức mua cổ phần (giống CTCP) để hưởng lợi nhuận từ hoạt động của công ty hay nói cách khác họ muốn được huy động vốn từ đại chúng (để trở thành thành viên góp vốn của công ty). Cơ cấu tổ chức quản trị nội bộ của công ty phải gọn nhẹ, đơn giản và ít chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi quy định pháp luật (khác với loại hình CTTNHH và CTCP). Nếu soi chiếu các loại hình công ty được pháp luật hiện hành quy định, thì không có loại hình nào đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nhà đầu tư.

Trường hợp thứ hai: Khi các thành viên hợp danh của công ty hợp vốn đơn giản (theo LDN hiện hành là CTHD có thành viên góp vốn) muốn chuyển đổi hình thức công ty sang loại hình công ty khác nhằm đáp ứng các điều kiện: (i). Có mô hình tổ chức, quyền điều hành tương đối giống nhau; (ii) Có cơ chế linh động huy động vốn từ bên

ngoài để trở thành thành viên công ty; (iii). Phần vốn góp được tự do chuyển nhượng (tương tự CTCP). Trong trường hợp này, theo LDN hiện hành sẽ không có loại hình công ty nào đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

Có thể nhận thấy những trường hợp phát sinh trong thực tiễn trên đây chưa được pháp luật điều chỉnh. Vì thế, chưa có cơ sở pháp lý điều chỉnh các hình thức liên kết mới phát sinh và nhà đầu tư không có cơ hội lựa chọn loại hình công ty. Một thực tế đặt ra, trong trường hợp LDN không được sửa đổi, bổ sung các loại hình doanh nghiệp có thể phát sinh trong thực tiễn, xuất phát từ nhu cầu của nhà đầu tư, sẽ tạo nên kẽ hở của pháp luật, những giao dịch ngầm nấp bóng các loại hình doanh nghiệp được quy định trong LDN. Ngoài ra, pháp luật không khuyến khích được các nhà đầu tư tham gia thành lập các loại hình doanh nghiệp dựa trên đa dạng những loại hình liên kết.

Việc bổ sung loại hình CTHVCP vào trong LDN sẽ đáp ứng được nhu cầu lựa chọn loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư và thể hiện sự linh hoạt của LDN khi ghi nhận việc giao thoa giữa các loại hình khác nhau để tạo ra các loại hình doanh nghiệp mới là một xu hướng tất yếu và là tiền đề hoàn thiện pháp luật đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Đồng thời, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nói chung và phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp nói riêng.

3.2.2. Các nguyên tắc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần

3.2.2.1. Nguyên tắc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước

Nguyên tắc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về các quyền con người, quyền tự do kinh doanh của công dân kịp thời, đầy đủ và đúng đắn là rất quan trọng. Hiện nay, ở nước ta đang thực hiện xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó, nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh

theo pháp luật. Trong đó, “doanh nghiệp tư nhân là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế” [19, Mở đầu]. Với mục tiêu tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật” [4, mục III.2].

Vì vậy, việc xây dựng và quy định chế định về CTHVCP trong LDN hiện hành sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, góp phần cụ thể hóa mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về việc bảo đảm và mở rộng các quyền tự do kinh doanh của công dân đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013.

3.2.2.2. Nguyên tắc hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của pháp luật

Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Theo đó, mọi người có quyền tự do kinh doanh và giới hạn của quyền tự do kinh doanh là những gì pháp luật cấm. Nguyên tắc hợp hiến là nguyên tắc khi xây dựng pháp luật không trái với quy định cụ thể của Hiến pháp, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.

Pháp luật với vai trò điều chỉnh, ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh bình đẳng về mặt pháp lý, hướng đến một môi trường kinh doanh đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và cùng phát triển. Việc xây dựng chế định về CTHVCP để bổ sung quy định trong LDN hiện hành là sự cụ thể hóa, bảo đảm cơ sở pháp lý thực hiện các quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh của công dân. Ý nghĩa của hoạt động này là làm phong phú thêm cho các hình thức công ty được pháp luật quy định và sẽ mở rộng thêm cho sự lựa chọn của những người muốn thành lập công ty.

Xây dựng chế định pháp luật về CTHVCP là một nhóm các quy định điều chỉnh về một loại hình công ty và nằm trong tổng thể các chế định điều chỉnh các loại hình công ty khác trong LDN. Việc bổ sung này, sẽ ảnh hưởng đến các quy định khác

của LDN và các luật chuyên ngành liên quan. Sự ảnh hưởng có thể kể đến là phạm vi và đối tượng điều chỉnh thay đổi, các khái niệm, nội dung liên quan đến các loại hình công ty nói chung hoặc nhóm các công ty có đặc điểm giống nhau phải thay đổi phù hợp với việc bổ sung CTHVCP.

Vì vậy, cần thiết phải đảm bảo tính thống nhất ở cả hai khía cạnh: Tính thống nhất trong các nội dung của LDN và trong toàn bộ hệ thống pháp luật. Ngoài việc bổ sung các nội dung trong các trong LDN, thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong hoạt động xây dựng chế định về CTHVCP là một nguyên tắc, một yêu cầu khách quan và là căn cứ để đánh giá hiệu quả của các quy định pháp luật.

3.2.2.3. Nguyên tắc phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Các cơ chế, chính sách đã chú trọng kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội cho người dân tham gia và nhận được thành quả từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự trở thành một xu thế tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào dù muốn dù không đều cũng phải tuân theo, nếu không muốn ở lại phía sau. Xu hướng ngày càng xích lại gần nhau hơn, sự thống nhất hóa và hòa hợp hóa pháp luật đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Ở mỗi quốc gia, pháp luật doanh nghiệp được coi như là trung tâm trong hệ thống pháp luật kinh tế, việc hoàn thiện, sửa đổi pháp luật doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Quá trình hội nhập đặt ra thách thức lớn cho hệ thống pháp luật Việt Nam, đòi hỏi phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: “(i) xây dựng nền tảng pháp lý cho sự xuất hiện và bảo vệ các nhân tố của nền kinh tế thị trường và (ii) phải hài hòa hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đầu

tư kinh doanh thương mại theo chuẩn mực quốc tế, theo những cam kết quốc tế của Việt Nam” [40, tr.89-96].

Các loại hình doanh nghiệp được quy định trong pháp luật mỗi quốc gia mặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)