Nhận xét, đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã công bố có liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 42)

quan đến đề tài luận án

1.2.1. Đánh giá tổng quát các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước thấy rằng, số lượng các công trình nghiên cứu gắn với các vấn đề liên quan đến chủ đề của luận án rất lớn, đa dạng, được tiếp cận từ nhiều khía cạnh với các mức độ liên quan khác nhau. Có thể đánh giá các kết quả nghiên cứu trên cơ sở các nhóm chủ đề như:

Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thức lớn về lý luận của quyền tự do kinh doanh, các vấn đề về công ty và các loại hình công ty. Theo đó các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nội dung:

doanh nghiệp chỉ nên bị hạn chế vì mục đích bảo vệ lợi ích cộng đồng, nhà nước và chủ thể khác. Pháp luật của các quốc gia luôn ghi nhận và có xu hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của công dân.

Thứ hai, việc pháp luật chỉ quy định hạn chế các loại hình doanh nghiệp được coi là phổ biến vừa không phù hợp với xu hướng hoàn thiện của pháp luật doanh nghiệp về mở rộng quyền tự do kinh doanh, làm hạn chế quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp của công dân, vừa không phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật là xác định các yếu tố và tạo ra những bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, bằng việc tôn trọng và ghi nhận sự sáng tạo của các nhà đầu tư về các loại hình doanh nghiệp. Bởi, một trong những đặc tính của pháp luật là phải mang tính dự báo, một mặt để đáp ứng kịp thời với điều kiện hoàn cảnh xã hội, đồng thời tạo ra hướng mở cho những loại hình tổ chức kinh doanh phát sinh trong thực tiễn của đời sống. Chỉ có thế, pháp luật mới mang tính ổn định và bền vững.

Thứ tư, về cơ bản, những sự khác biệt (tạo ra các ưu, hạn chế) giữa những loại hình doanh nghiệp có thể kể đến như khả năng huy động vốn; tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu; cơ cấu tổ chức nội bộ; sự tham gia quản lý của chủ sở hữu...Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào cũng có đặc trưng riêng tạo ra những ưu điểm và hạn chế nhất định. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phụ thuộc vào nhu cầu hoặc sở thích của nhà đầu tư.

Thứ năm, hiện nay ở các quốc gia có hai xu hướng để xây dựng các quy định pháp luật về các loại hình công ty của nước mình. Một là, nhà làm luật thừa nhận và quy định các loại hình công ty phát sinh từ thực tiễn sẽ được nhà làm luật ghi nhận và đảm bảo cơ sở pháp lý cho các loại hình này. Hai là, nhà làm luật dự liệu và sáng tạo ra các loại hình công ty từ các quy định pháp luật cho thực tiễn áp dụng.

Thứ sáu, dưới góc độ của nhà đầu tư, hình thức pháp lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, không những phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến định hướng phát triển và tầm nhìn của

doanh nghiệp trong tương lai.

Thứ bảy, ngày nay với nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tư kinh doanh là chủ thể phát huy mọi nguồn lực của mình góp phần xây dựng nền kinh tế trên cơ sở quyền tự do kinh doanh được bảo đảm tốt nhất. Tuy nhiên, pháp luật ở Việt Nam hiện hành chưa dự liệu hết các dạng liên kết, đã làm cho quyền lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh của nhà đầu tư bị bó hẹp, không phù hợp với sự đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh.

Các kết quả nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề lý luận của loại hình CTHVCP về khái niệm và những đặc điểm pháp lý của CTHVCP, như:

Thứ nhất, trong các công trình nghiên cứu trong nước, các tác giả đưa ra các tên gọi khác nhau về loại hình CTHVCP. Cụ thể, có nhiều cách gọi khác nhau về loại hình công ty này: Công ty hợp tư cổ phần (Lê Tài Triển (1972); Đoàn Văn Trường (1996)); CTHVĐG cổ phần (Khoa luật - Đại học Quốc gia HN (2004)); CTHVCP (Ngô Huy Cương (2001); Lê Minh Phiếu (2006)....); CTHD cổ phần (Trần Quỳnh Anh (2012)); CTCP giao vốn (Bùi Xuân Hải (2016); Bùi Ngọc Sơn (2011)). Tuy vậy, Các tác giả có sự tương đồng, thống nhất khi phân tích, lập luận những bản chất pháp lý cơ bản của CTHVCP.

Thứ hai, CTHVCP là loại hình doanh nghiệp được kết hợp các ưu điểm của CTCP và CTHVĐG, theo đó ưu điểm nổi bật là CTHVCP là vốn điều lệ của công ty được chia thành các cổ phần, được phép phát hành cổ phần để huy động vốn ra công chúng. Các thành viên hợp vốn với tư cách là những cổ đông của công ty.

Thứ ba, các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm pháp lý của CTHVCP chủ yếu nghiên cứu trên khía cạnh phân tích quy phạm pháp luật của các quốc gia và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Chưa có công trình nghiên cứu nào nêu lên toàn diện các vấn đề pháp lý cơ bản, so sánh toàn diện các ưu điểm của CTHVCP với các loại hình công ty khác, từ đó làm cơ sở đề xuất bổ sung vào LDN hiện hành ở Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu đã phân tích và luận giải các quy định pháp luật điều chỉnh CTHVCP về các vấn đề pháp lý như: quyền và nghĩa vụ các thành viên và cơ cấu tổ chức nội bộ, cơ chế tài chính, cụ thể:

lý khác nhau (thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn). Đây là loại hình công ty cho phép hợp tác giữa những nhà kinh doanh (là thành viên nhận vốn) và nhà đầu tư (là thành viên góp vốn). Đây là các ưu điểm của CTHVCP trong việc phân định trách nhiệm của các loại thành viên trong công ty, vấn đề góp vốn, chuyển nhượng cổ phần của thành viên hợp danh, cổ đông trong công ty và vấn đề quản trị công ty.

Thứ hai, số lượng thành viên mỗi loại trong CTHVCP có sự khác nhau trong quy định của pháp luật các nước, có nước quy định ít nhất một (01) hoặc hai (02) thành viên hợp danh, ít nhất một (01) thành viên góp vốn hoặc quy định tối thiểu là ba (3) thành viên góp vốn.

Thứ ba, thành viên nhận vốn có tư cách thương nhân, chịu trách nhiệm cá nhân vô hạn và liên đới đối với các khoản nợ của công ty, có sự tương đồng với thành viên hợp danh của loại hình CTHD. Các thành viên nhận vốn có quyền nhân danh công ty trong quan hệ pháp luật với bên thứ ba và quyền tham gia quản lý công ty.

Thứ tư, thành viên góp vốn (còn được gọi là cổ đông) có trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi giá trị cổ phần mình sở hữu, không chịu trách nhiệm cá nhân thay cho công ty. Thành viên góp vốn không có quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty và chỉ tham gia biểu quyết để quyết định một số vấn đề nhất định trong đại hội đồng cổ đông.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng, cấu trúc quản trị của CTHVCP có nhiều điểm vừa giống với CTCP, vừa giống với CTHVĐG. Bao gồm đại hội đồng cổ đông, giám đốc hoặc tổng giám đốc và ban kiểm soát.

Thứ sáu, tuy các hệ thống pháp luật của các nước có quy định khác nhau, nhưng có sự tương đồng về các vấn đề pháp lý của loại hình CTHVCP ở các nước và đều dựa trên nền tảng lý luận chung về sự tính chất liên kết của các thành viên, sự liên kết về vốn của CTHVCP.

Các kết quả của những công trình nghiên cứu đã làm rõ và chỉ ra sự cần thiết,

nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối CTHVCP, cụ thể:

Thứ nhất, CTHVCP ra đời ngoài việc tạo một kênh cho sự gặp nhau giữa vốn - được góp bởi thành viên hợp vốn, và ý tưởng - được góp bởi thành viên hợp danh, CTHVCP còn có những lợi thế quan trọng hơn từ quy chế CTCP là có thể phát hành

chứng khoán để huy động vốn dễ dàng hơn. Các thành viên góp vốn được hưởng những thuận lợi về chuyển nhượng vốn tương tự như cổ đông.

Thứ hai, sự ra đời của một loại hình doanh nghiệp có thể dựa trên sự dự liệu của các nhà làm luật theo quy định pháp luật hoặc dựa vào đòi hỏi, nhu cầu của xã hội cần phải có loại hình doanh nghiệp nào đó. Dù là khả năng nào xảy ra, thì pháp luật phải mang tính mở, mang tính bao quát để phù hợp hơn với đời sống xã hội.

Thứ ba, việc bổ sung loại hình CTHVCP vào trong LDN hiện hành của Việt Nam sẽ góp phần đảm bảo quyền tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phù hợp với mong muốn và điều kiện cụ thể của các nhà đầu tư, bởi bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Có thể thấy rằng, ở trong nước, các nghiên cứu về loại hình CTHVCP tương đối hạn chế, chủ yếu là khảo lược quy định pháp luật nước ngoài hoặc trong lịch sử pháp luật Việt Nam về loại hình công ty này. Các tác giả chưa có các nghiên cứu đầy đủ về các vấn đề pháp lý, những đặc điểm mang tính ưu việt của loại hình công ty này so với các loại hình công ty khác.

Cho đến nay, ở trong nước chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình CTHVCP. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào theo hướng xây dựng các nội dung cơ bản của chế định về CTHVCP để bổ sung vào trong LDN hiện hành. Vì vậy, xét về cả mặt lý luận và thực tiễn, có nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu, vẫn còn bỏ ngỏ liên quan các vấn đề pháp lý về loại hình CTHVCP.

1.2.2. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển

Căn cứ đánh giá về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể nhận thấy một số nội dung liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết, được sự thống nhất cao trong các công trình đã công bố của các tác giả và đề tài có thể tiếp thu mà không cần trở lại để phân tích, làm sáng tỏ thêm.

Trên phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu đã đưa ra, phân tích và

nhận định các cơ sở lý luận cho luận án. Được thể hiện cụ thể như:

niệm, vai trò, nội dung và ý nghĩa của quyền tự do kinh doanh ở các khía cạnh là quyền cơ bản của công dân. Đồng thời các công trình cũng đã nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của pháp luật trong việc ghi nhận, bảo đảm và mở rộng quyền tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Thứ hai, các nghiên cứu đã cung cấp một nền tảng lý luận về công ty và sự hình thành các loại hình công ty. Qua đó nhận thấy rằng, sự hình thành và phát triển các loại hình công ty dựa trên cơ sở thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu luận giải những vấn đề lý luận về sự hình thành, phát triển của pháp luật về CTHVCP ở các quốc gia trên thế giới và trong lịch sử pháp luật của Việt Nam.

Trên phương diện thực tiễn: Các công trình đã chỉ ra các vấn đề tồn tại, hạn

chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam về các vấn đề như: đảm bảo quyền tự do kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra việc hình thành các loại hình công ty trên cơ sở sự liên kết nhau lại bằng hình thức góp vốn và sự tin cậy lẫn nhau, đồng thời cùng gánh vác rủi ro có thể xảy ra, vì thế tạo ra các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Luật Công ty có vai trò ghi nhận, bảo đảm cho các loại hình công ty được phát triển, đa dạng. Bảo đảm cho quyền được sáng tạo ra các loại hình tổ chức kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Thứ hai, các nghiên cứu chỉ ra xu hướng hoàn thiện của pháp luật công ty trong nền kinh tế thị trường, là ngày càng ghi nhận và mở rộng quyền tự do kinh doanh và tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư. Vì vậy, nhu cầu đặt ra cho các nhà làm luật phải nghiên cứu, xây dựng đa dạng các loại hình doanh nghiệp nhằm đáp ứng, phù hợp với thực tiễn đời sống.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra được khái niệm và đặc điểm pháp lý cơ bản về loại hình CTHVCP được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới và trong lịch sử pháp luật Việt Nam quy định. Và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu, xây dựng và đề xuất bổ sung chế định về loại hình CTHVCP vào pháp luật Việt Nam sẽ làm phong phú thêm các hình thức các công ty và mở rộng thêm cho sự lựa chọn của nhà đầu tư.

1.2.3. Những vấn đề chưa được các công trình nghiên cứu giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

Tuy đã có rất nhiều các công trình trong nước và nước ngoài nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công ty và pháp luật công ty nói chung và về CTHVCP nói riêng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý chưa được đề cập, nghiên cứu và là các khoảng trống sẽ được phát triển trong luận án này. Cụ thể:

+ Về cơ sở lý luận:

Thứ nhất, các nghiên cứu chưa xem xét thấu đáo bản chất, nội dung của quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp của công dân. Quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một quyền cơ bản của quyền tự do kinh doanh chưa được các học giả nghiên cứu thấu đáo, có hệ thống, mà chủ yếu tập trung các quyền khác trong nội dung quyền tự do kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu đều khai thác khía cạnh quyền tự do kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, mà chưa xem xét trước hết là quyền của cá nhân, của nhà đầu tư trong đó có quyền sáng tạo ra các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, chưa tạo cơ sở pháp lý cho việc ra đời của các loại hình doanh nghiệp mới và hoàn thiện pháp luật theo hướng bổ sung đa dạng loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

Thứ hai, các nghiên cứu chưa xem xét thấu đáo về sự can thiệp của nhà nước đối với các loại hình công ty trên cơ sở ngành luật tư. Khi xem xét pháp luật doanh nghiệp ở khía cạnh là một ngành luật tư, thì nhà nước phải tôn trọng, ghi nhận quyền tự do ý chí của các chủ thể, bằng việc pháp luật ghi nhận, tạo ra cơ sở pháp lý cho sự sáng tạo ra các loại hình tổ chức kinh doanh mới có tính ưu việt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của các nhà đầu tư và làm đa dạng các loại hình doanh nghiệp.

+ Về thực tiễn:

Một là,các công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về các vấn đề pháp lý của loại hình CTHVCP. Các công trình nghiên cứu ở trong nước hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc khảo lược ngắn gọn, lược giải về CTHVCP dựa trên quy định pháp luật của các nước trên thế giới và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nếu như với các loại hình công ty như: CTCP, CTTNHH, CTHD đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc thì đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu

toàn diện, có hệ thống về loại hình CTHVCP.

Hai là, chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện việc xây dựng mô hình và các nội dung cơ bản của chế định pháp luật của CTHVCP. Các công trình nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)