Các vấn đề lý luận của việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 90 - 95)

2.4. Những vấn đề lý luận của chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ

2.4.2. Các vấn đề lý luận của việc xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp

hợp vốn cổ phần ở Việt Nam

Chế định pháp luật điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp được coi như là trung tâm trong hệ thống pháp luật kinh tế. Nhìn chung, “trong hệ thống luật pháp các nước, luật công ty thuộc tư pháp.Sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển thương mại” [94, tr. 22].

Tương tự như chế định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp khác trong LDN, thì chế định về CTHVCP cũng bao gồm những quy phạm pháp luật quy định những nội dung về những vấn đề pháp lý chung của các loại hình doanh nghiệp trong LDN hiện hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chế định về CTHVCP còn bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý mang tính đặc thù của loại hình CTHVCP. Quá trình xây dựng chế định pháp luật về CTHVCP phải được dựa trên các quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Việc bổ sung chế định về CTHVCP vào pháp luật Việt Nam như thế nào và có phạm vi áp dụng như thế nào là vấn đề rất quan trọng, cần thiết phải xem xét một cách thấu đáo. Vấn đề này được xem xét trên các khía cạnh như:

Một là, về thiết kế và xây dựng chế định CTHVCP trong pháp luật Việt Nam. Các quy phạm pháp luật về các vấn đề pháp lý của loại hình CTHVCP không thể được thực hiện một cách rời rạc hoặc chắp vá trong một văn bản dưới luật, mà cần phải được thể hiện trong một đạo luật như LDN hiện hành. Việc bổ sung các quy phạm về CTHVCP vào trong LDN hiện hành, tạo ra cơ chế tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy, khi thiết kế, xây dựng các quy định về CTHVCP phải “có được sự tách bạch nhất định về mọi mặt để có thể tham gia vào quan hệ thị trường một cách độc lập”

[46, tr. 451]. Chế định về CTHVCP vừa bao gồm những quy định chung được áp dụng cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng vừa có các quy định mang tính đặc thù, được quy định trong một chương, mục riêng trong LDN.

Hai là, về phạm vi áp dụng chế định về CTHVCP. Ở Việt Nam, có những loại hình công ty được gắn với ngành nghề kinh doanh nhất định. Tuy vậy, khi bổ sung loại hình CTHVCP không nên hạn chế hoặc bắt buộc gắn với ngành nghề kinh doanh nhất định, mà để cho các nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn để thành lập. Có như thế, việc bổ sung loại hình doanh nghiệp này phù hợp với xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật là đảm bảo và mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.

Ba là, tính thống nhất của chế định về CTHVCP trong pháp luật. Khi xây dựng và bổ sung loại hình CTHVCP vào trong nội dung của LDN, sẽ ảnh hưởng đến các quy định khác của LDN và các quy định của luật chuyên ngành liên quan. Sự ảnh hưởng có thể kể đến là phạm vi và đối tượng điều chỉnh thay đổi, các khái niệm, nội dung liên quan đến các loại hình công ty nói chung hoặc nhóm các công ty có đặc điểm giống nhau phải thay đổi phù hợp với việc bổ sung CTHVCP.

Trong quá trình soạn thảo phải xem xét các văn bản pháp luật liên quan khác để tránh sự không thống nhất, chồng chéo gây khó khăn trong công tác thực thi pháp luật trong thực tiễn. Bởi, CTHVCP ở nhiều quốc gia các quy định được dẫn chiếu áp dụng chung một số quy định của CTCP, một số quy định của CTHVĐG.

Bốn là, về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng chế định CTHVCP. Chế định về CTHVCP nằm trong hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực luật tư. Với đặc thù bao gồm các quy phạm pháp luật điều

chỉnh chủ thể kinh doanh, vì thế có tác động lớn đến xã hội. Quá trình soạn thảo, ban hành cần được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, đánh giá một cách đầy đủ sự cần thiết xây dựng ban hành chế định CTHVCP ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, với loại hình CTHVCP được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận từ lâu và trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Khi xây dựng chế định CTHVCP bổ sung vào LDN hiện hành, cần thiết phải chú trọng, quan tâm những vấn đề sau: (i). Xây dựng các thuật ngữ, tên gọi phù hợp và tương thích với quy định của LDN hiện hành. (ii). Chế định CTHVCP có thể được dẫn chiếu áp dụng một số quy phạm pháp luật điều chỉnh về CTCP, CTHVĐG. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng các quy định về loại hình CTHVCP trong LDN phải thành một chỉnh thể, với các bộ phận tương thích, thống nhất với nhau tạo nên các chế định quy định về từng loại hình doanh nghiệp.

Năm là, về nguồn pháp luật điều chỉnh chế định CTHVCP. Nguồn chủ yếu hình thành nên hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nói riêng là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh đó, tập quán pháp và án lệ cũng là hai nguồn bổ sung trong trường hợp các quy định pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Cũng giống như các loại hình công ty khác, trong CTHVCP có hai loại quan hệ pháp luật căn bản: Quan hệ nội bộ giữa các thành viên, giữa thành viên với công ty và quan hệ giữa công ty với bên thứ ba. Trong quan hệ nội bộ, CTHVCP được điều chỉnh bởi LDN, các luật chuyên ngành và Bộ Luật Dân sự (được coi là luật chung). Trong quan hệ giữa công ty với người thứ ba, thì CTHVCP là một chủ thể độc lập (pháp nhân), khi tham gia quan hệ pháp luật được hưởng các quyền và gánh vách nghĩa vụ pháp lý. Các quan hệ này, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành.

Vì thế, khi xây dựng chế định về CTHVCP cần thiết phải hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định điều chỉnh loại hình CTHVCP để đảm bảo tính toàn diện và thống nhất trong quá trình soạn thảo, ban hành và thực thi chế định về CTHVCP.

Hiện nay, các quy định pháp luật của các quốc gia về loại hình CTHVCP có sự khác nhau, tên gọi khác nhau nhưng về khái niệm, về đặc điểm pháp lý và các vấn

đề pháp lý cơ bản đều có sự tương đồng, đồng nhất với nhau. Vì thế, việc nghiên cứu kinh nghiệm, hoàn cảnh ra đời và lý do ghi nhận trong quy định pháp luật của các quốc gia là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa để làm cơ sở, tiền đề cho những đề xuất, cho hoạt động xây dựng dự thảo, kiến nghị các chính sách liên quan pháp luật về các quy định về loại hình CTHVCP. Nhằm phát huy hiệu quả cho các hoạt động của chủ thể kinh doanh ở khía cạnh vi mô và đáp ứng nhu cầu, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở khía cạnh vĩ mô. Tạo nên một môi trường pháp lý bình đẳng, đồng thời “tạo ra một môi trường để các công ty hoạt động tốt” [94, tr.141].

Có thể thấy rằng, hoạt động xây dựng và bổ sung chế định về loại hình CTHVCP vào trong LDN hiện hành là một quá trình và được thực hiện trong nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau với sự tham gia của nhiều chủ thể có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, toàn diện nhằm bao quát đầy đủ các vấn đề pháp lý cần thiết của loại hình công ty này và đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực thi các quy định pháp luật. Ngoài ra, cần phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, ghi nhận và phản ánh đúng, đầy đủ nhu cầu của thực tiễn đời sống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Các loại hình doanh nghiệp được quy định trong pháp luật ở Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn đời sống kinh doanh. Qua đó, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư góp vốn để thành lập các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau với những dạng liên kết và ưu nhược điểm nhất định. Tuy vậy, việc pháp luật chỉ giới hạn trong các loại hình doanh nghiệp hiện hành, thì nhà đầu tư vẫn còn bị hạn chế khi lựa chọn các hình thức kinh doanh để thành lập.

Trong thực tiễn kinh doanh các hình thức góp vốn và tính chất liên kết của các chủ sở hữu lại hết sức phong phú, đa dạng, đòi hỏi pháp luật doanh nghiệp phải ghi nhận, tiếp nhận nhiều loại hình doanh nghiệp nhằm tạo hành lang pháp lý rộng mở và an toàn cho nhà đầu tư. Thông qua sự đánh giá và phân tích những vấn đề lý

luận liên quan đến loại hình CTHVCP, trong nội dung của Chương 2 đã giải quyết được các vấn đề như sau:

Thứ nhất, phân tích và lập luận về những vấn đề lý luận của quyền tự do kinh doanh và việc đảm bảo, mở rộng quyền tự do lựa chọn các loại hình doanh nghiệp của các nhà đầu tư bằng việc quy định đa dạng các loại hình doanh nghiệp trong pháp luật. Trong chương 2 của luận án, tác giả cũng đưa ra các vấn đề lý luận về công ty như: khái niệm, bản chất pháp lý của công ty trên cơ sở các học thuyết pháp lý của các loại hình công ty và các vấn đề pháp lý về CTHVCP.

Thứ hai, tác giả đã khảo lược và đánh giá về lịch sử hình thành và phát triển của chế định CTHVCP trong pháp luật các nước trên thế giới, cũng như sự ra đời, phát triển và mất đi trong pháp luật Việt Nam. Thông qua đó, thấy được việc không quy định loại hình công ty này mà không có một lý do chính đáng là vấn đề bất hợp lý, không phù hợp với xu hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Thứ ba, CTHVCP là loại hình công ty được kết hợp các ưu điểm của CTHVĐG và CTCP, vì thế loại hình công ty này thừa hợp những ưu việt của hai loại hình công ty đối nhân và công ty đối vốn. Hiện nay, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quy định loại hình CTHVCP nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự lựa đa dạng các loại hình doanh nghiệp khác nhau của nhà đầu tư.

Thứ tư, chế định pháp luật về CTHVCP cần thiết được xây dựng thống nhất với các chế định pháp luật về các loại hình doanh nghiệp khác ở Việt Nam. Theo đó, cần phải ban hành, bổ sung thành một chương trong LDN hiện hành và tạo bình đẳng về địa vị pháp lý với các loại hình doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cần phải xem xét đến phạm vi áp dụng và tính thống nhất của các quy định điều chỉnh loại hình CTHVCP trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam.

Chương 3.

NHU CẦU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH CÔNG TY HỢP VỐN CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)