Khái niệm, bản chất pháp lý của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 46 - 55)

Trong khoa học pháp lý cũng như trong quy định pháp luật của các nước thì khái niệm công ty có nhiều sự khác nhau. Tuy vậy, một đặc điểm chung có thể nhận thấy, đó là trong các khái niệm thường nêu ra bản chất hoặc các đặc điểm pháp lý nổi bật của công ty. Công ty được hiểu là sự liên kết giữa hai hay nhiều chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) thông qua một sự kiện pháp lý nhất định nhằm thực hiện mục đích chung nào đó. Mối liên kết trong công ty được hình thành bởi hai hoặc nhiều chủ thể trở lên góp vốn thành lập. Đây cũng được coi là quan điểm truyền thống về công ty.

Theo các luật gia Đức, khái niệm công ty “được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó” [65, tr. 29]. Có thể nhận thấy rằng, khái niệm trên chỉ nêu được đặc điểm nổi bật đó là sự liên kết giữa hai hay nhiều người chứ chưa làm rõ được bản chất của sự liên kết đó. Hơn nữa, “mục tiêu chung nào đó” khi thành lập công ty ở đây không được thể hiện một cách rõ ràng, bởi có thể bao hàm các công ty hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Ở Pháp, Bộ luật Dân sự có quy định rõ hơn về “mục đích” của việc liên kết vì “lợi nhuận” thông qua hoạt động kinh doanh và các thành viên thoả thuận sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung.

Pháp luật về công ty của các quốc gia thường ít đưa ra khái niệm công ty theo cách thức làm rõ thuộc tính chung mang tính bản chất của công ty. Như Luật Công ty Anh tại phần 1 mục 1 quy định “công ty nghĩa là công ty được thành lập và đăng ký theo luật này....”. Luật Công ty của Úc cũng có quy định tương tự. Luật Công ty Nhật Bản lại không đưa ra khái niệm mà quy định công ty nghĩa là: CTCP, Hợp danh thông thường, Hợp danh trách nhiệm hữu hạn và Công ty TNHH.

Ở Việt Nam, Luật Công ty 1990 đưa ra khái niệm chung về hai loại hình CTCP và công ty TNHH quy định như sau: “là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng

góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình vào trong công ty” [72, Điều 2]. Hai loại hình công ty trên được coi là các công ty đối vốn, nghĩa là các công ty được dựa trên sự liên kết về vốn của các chủ sở hữu.

Công ty có ba đặc điểm cơ bản bao gồm: “i) Sự liên kết của nhiều chủ thể (cá nhân và tổ chức); ii) Sự liên kết được thực hiện thông qua một sự kiện pháp lý (điều lệ, hợp đồng hoặc quy chế); iii) Nhằm thực hiện một mục đích chung” [50, tr. 149]. Theo các đặc điểm này, công ty bao gồm cả những loại có mục đích vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận. Hơn nữa, tính chất liên kết trong công ty được thể hiện đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, rất khó để đưa ra một khái niệm chung cho tất cả các loại hình công ty.

Hầu hết các lý giải theo quan niệm truyền thống đều cho rằng sự ra đời của công ty dựa trên sự kết hợp của hai hay nhiều thành viên cùng góp vốn thành lập. Nhà đầu tư muốn tạo lập lên một công ty thì phải có sự liên kết của ít nhất của hai thành viên trở lên. Sở dĩ có quan niệm như vậy, là dựa trên quan điểm cho rằng “không thể nào có được một tổ chức, một hội lại chỉ có một người, người này vừa là người sáng lập lại vừa là hội viên. Vả lại, một người không thể thành lập hội với chính bản thân mình hay ký kết khế ước lập hội với chính cá nhân mình” [94, tr. 16-17]. Theo đó, công ty hoàn toàn khác với doanh nghiệp một chủ sở hữu và dấu hiệu phổ biến, cơ bản của các loại hình công ty là sự liên kết. Quan điểm này xuất phát từ việc coi “công ty là một hội để rồi đi đến dẫn giải rằng hội cần phải có nhiều người” [92, tr. 14-17].

Tuy vậy, quan điểm trên có phần chưa thỏa đáng, khi ở LDN 1999 của Việt Nam có quy định về CTTNHH một thành viên “là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu” [73, khoản 1 Điều 46]. Đến LDN 2005 và LDN 2014, thì quy định trường hợp CTTNHH một thành viên là doanh nghiệp “do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu” [75, khoản 1 Điều 73]. Pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của CTTNHH một thành viên cũng có nghĩa là phá vỡ ý nghĩa “liên kết” của hai hay nhiều chủ thể thỏa thuận với nhau theo quan niệm truyền thống về công ty.

loại hình công ty khác có một thành viên. Vì thế, có học giả có quan điểm cho rằng, không chỉ có CTTNHH một thành viên, mà cần thiết phải bổ sung loại hình “CTCP một cổ đông” trong LDN hiện hành. Bởi “việc cho phép tồn tại công ty cổ phần một cổ đông không còn là vấn đề quá mới mẻ ở một số quốc gia. Các quy định có tính cách đột phá này đã phá vỡ sự lý giải chung nhất cho quan niệm CTCP cần phải có nhiều cổ đông” [92, tr.14-17]. Như vậy, có thể thấy rằng, “nếu hiểu công ty là sự liên kết giữa những người đầu tư để cùng tìm kiếm lợi nhuận thì e rằng không thật chính xác” [32, tr. 160-161] và không phù hợp với thực tiễn pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Để thấy sự thay đổi quan điểm về tính liên kết trong công ty, thì trong lịch sử pháp luật của Phápcho thấy:“Trong suốt thời gian dài, công ty do một người thành lập bị coi là vô hiệu, bị xem là trái với bản chất và tính chất tập đoàn người của công ty.

Việc thay đổi tư duy về bản chất của công ty ở Pháp nguyên nhân là dokhông phù hợp với thực tiễn và nhu cầu kinh doanh nên cuối cùng, dựa theo mô hình Einmann- GmbH của Đức, các nhà làm luật Pháp đã bắt đầu công nhận công ty một chủ có tên là CTTNHH một thành viên” [61, tr.48-55]. Bộ luật Dân sự của Pháp hiện hành quy định: “Công ty có thể được thành lập, trong trường hợp luật định, bằng hành vi tự nguyện của một người duy nhất” [7, tr. 48].

Như vậy, bản chất sự hình thành công ty có thể bởi ý chí đơn phương của một chủ thể hoặc sự thống nhất ý chí của nhiều người dựa trên cơ sở hợp đồng. Pháp luật các nước đã thừa nhận hành vi pháp lý đơn phương của sáng lập viên duy nhất, mà không có sự liên kết giữa các chủ thể với nhau trong công ty. Từ hành vi pháp lý của các sáng lập viên đã tạo lập lên công ty với tư cách là chủ thể độc lập của các quan hệ pháp luật.

Đến đây, có thể nhận thấy rằng, công ty là một sự vật, hiện tượng được con người nhân cách hóa để hưởng các quyền và gách vách nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Công ty được mô phỏng đời sống pháp lý giống như một thể nhân. Các thành viên thực hiện việc góp vốn vào công ty và công ty sẽ là chủ sở hữu tài sản góp vốn đó. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các công ty là chủ thể độc lập, tách biệt với các chủ sở hữu công ty. Tư cách chủ thể của công ty trong các quan hệ pháp luật được gọi là tư cách pháp nhân. Các pháp nhân công ty là chủ thể độc lập và tự

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với các nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật.

Do vậy, khi xem xét bản chất pháp lý của công ty, người ta thường nhắc đến hai học thuyết pháp lý cơ bản là: học thuyết pháp nhân và học thuyết công ty là một hợp đồng. Học thuyết pháp nhân để lý giải tư cách chủ thể của công ty khi tham gia các quan hệ pháp luật. Học thuyết công ty là hợp đồng để lý giải về việc tạo lập công ty dựa trên tự do ý chí của các sáng lập viên thông qua sự thỏa thuận trong một hợp đồng. Hầu hết các quốc gia đều dựa trên cơ sở các học thuyết pháp lý làm cơ sở nền tảng lý luận khi xây dựng các quy định pháp luật về công ty.

- Học thuyết pháp nhân

Trong hệ thống các chủ thể quan hệ pháp luật, ngoài chủ thể là thể nhân – con người cụ thể hoặc chủ thể được coi như thể nhân còn có các thực thể pháp lý khác có tư cách chủ thể là pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm để chỉ một loại chủ thể quan hệ pháp luật độc lập với các chủ thể khác và chủ sở hữu của pháp nhân. Pháp nhân ra đời đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động lập pháp. Ngày nay, hầu hết các công ty đều được pháp luật của các quốc gia quy định có tư cách pháp nhân (nếu doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì tham gia quan hệ pháp luật với tư cách thể nhân) là chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật. Các pháp nhân công ty tham gia tích cực vào trong các hoạt động kinh tế, hoạt động quản lý của nhà nước trên cơ sở nhà nước tôn trọng quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh của công dân. Vì thế, quá trình nghiên cứu về công ty và bản chất công ty, cần thiết phải đề cập đến pháp nhân và tư cách pháp nhân của các loại hình công ty.

Trong khoa học pháp lý, khi nghiên cứu về pháp nhân có rất nhiều các quan điểm khác nhau (thậm chí là trái ngược nhau) của nhà luật học về sự hình thành và ghi nhận của pháp luật đối với pháp nhân. Các quan điểm đó trở thành các học thuyết pháp lý đã làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề lý luận về nguồn gốc hình thành và bản chất của pháp nhân. Mỗi quốc gia khi xây dựng các quy định về pháp nhân “đều dựa trên nền tảng một học thuyết nào đó” [32, tr. 76]. Các học thuyết pháp nhân có thể kể đến:

này, ngoài người thường mà người ta gọi là thể nhân, các chủ thể quyền lợi khác chỉ là những quyền lợi giả tạo, do luật pháp tạo ra. Tất cả các pháp nhân đều do ý chí nhà lập pháp mà có. Nói khác đi, sự tạo lập lên các pháp nhân phải do một đạo luật hoặc một sắc lệnh. Mục đích nhằm tạo thuận cho việc tham gia các quan hệ giữa một nhóm người với bên thứ ba.

Giải thích về sự hư cấu của pháp nhân, có học giả cho rằng: “Khi hình thành, các của cải do các thành viên đóng góp hợp thành một khối tài sản tách biệt khỏi khối tài sản của các thành viên, và bằng một hư cấu pháp lý khối tài sản này tạo nên một pháp nhân” [36, tr 168]. Khi nhà nước không muốn để các pháp nhân tồn tại, tất nhiên có thể quyết định hủy bỏ, chấm dứt sự tồn tại của nó. Vì thế, việc ra đời, phát triển hay mất đi của pháp nhân đều gắn liền với ý chí của các nhà làm luật. Sự hư cấu của pháp nhân có nhiều lợi thế, đặc biệt đối với quyền lợi của bên thứ ba trong quan hệ pháp luật. Khi bên thứ ba có tranh chấp với pháp nhân là một tổ chức sẽ phải thực hiện việc khởi kiện từng thành viên của pháp nhân. Điều này, sẽ không thể thực hiện được trong thực tế. Tuy vậy, “học thuyết này bị chỉ trích mạnh mẽ bởi không phải là học thuyết hợp lý và chưa giải thích tại sao cần đặt ra hư cấu ấy”[55, tr 379-380].

Học thuyết phủ nhận pháp nhân: Những học giả theo quan điểm này cố gắng chứng minh “ai là người cuối cùng thu được lợi nhuận từ các quan hệ pháp lý và đi tới kết luận ngoài thể nhân không tồn tại bất cứ một chủ thể nào khác, từ đó không công nhận pháp nhân là chủ thể của các quan hệ pháp luật” [50, tr 65].

Học thuyết này cũng cho rằng nếu pháp nhân là một hư cấu, thì pháp nhân chẳng qua chỉ là một công thức đặt ra để che đậy một sự thực. Các cá nhân thường hoạt động theo quyền lợi riêng của từng người, vì họ thường chỉ có quyền sở hữu cá nhân. Nhưng, họ cũng có khi hành động cộng đồng như khi họ lập một hội xã hoặc một công ty. Vì muốn cho ngôn ngữ được giản tiện nên người ta gọi một thực thể pháp lý nào đó có tư cách pháp nhân, nhưng sự thực là những thành viên sáng lập ra thực thể đó hành động với tư cách cộng đồng. Chỉ có những thể nhân mới có thể là chủ thể quyền lợi và có thể hành xử hai cách: hoặc với danh nghĩa cá nhân, hoặc với danh nghĩa cộng đồng. Tuy vậy, học thuyết này cũng bị chỉ trích bởi “khôngchú trọng

yếu tố thời gian và không thể coi quyền lợi của pháp nhân chỉ là các quyền lợi của hội viên được, vì nhiều khi hai quyền lợi này mâu thuẫn với nhau” [55, tr 380-381].

Học thuyết thừa nhận tính cách thực sự của pháp nhân: Học thuyết này được đưa ra trên cơ sở quyền tự do ý chí và tự do lập hội của công dân. Pháp nhân là chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ do pháp luật quy định khi tham gia các quan hệ pháp luật. Theo học thuyết này, thì các pháp nhân “không do các quốc gia hay quyền lập pháp tạo lập ra được. Quốc gia chỉ chứng nhận và kiểm soát các pháp nhân ấy mà thôi. Và không thể tự ý tiêu diệt các pháp nhân, các pháp nhân sẽ tự giải tán khi đạt được mục đích và tài sản sẽ được do quy tắc của pháp nhân quy định trong điều lệ hoặc thừa kế theo pháp luật chứ không như các vật vô chủ” [55, tr 385].

Ở Nhật Bản, khi giải thích, luận giải về các quy định của BLDS Nhật Bản, các nhà khoa học và thực tiễn Nhật Bản nói chung theo quan điểm “công nhận sự tồn tại thực tế của pháp nhân. Bởi những người theo quan điểm này cho rằng, pháp nhân là chủ thể không thể thiếu của các quan hệ pháp luật và tồn tại tuyệt đối độc lập” [47, tr. 66-67]. Sự ra đời và mất đi của pháp nhân không phụ thuộc vào ý chí của nhà làm luật. Ở Pháp, tòa án của Pháp đã dựa trên cơ sở của học thuyết này để giải thích khái niệm pháp nhân qua bản án của Phòng dân sự ngày 8/1/1954 rằng “nhân tính không phải là sự sáng tạo của luật lệ, mỗi một đoàn thể có một sự phát biểu tập thể để bảo toàn những lợi ích hợp pháp, đáng được pháp luật công nhận và bảo vệ, đều có tư cách pháp nhân”[30, tr 339].

Ở Việt Nam, tiếp cận theo học thuyết này phải kể đến quy định tại điều 285 Dân luật Bắc kỳ 1931 khi giải thích: “pháp nhân có thể thủ đắc tất cả các quyền lợi và đảm nhiệm tất cả các nghĩa vụ nào không hệ thuộc vào tư cách thiên nhiên của người ta như nam, nữ tính, tuổi, hay họ hàng” [55, tr 377- 378].

Một số quốc gia trên thế giới cũng quy định trên cơ sở học thuyết thừa nhận pháp nhân. Bộ luât Dân sự và thương mại Thái Lan quyển I đến quyển VI quy định: “một pháp nhân được hưởng những quyền và có những nghĩa vụ tương tự như thể nhân, trừ những quyền và nghĩa vụ, vì tính chất của chúng, chỉ có thể dành cho hoặc mắc chịu bởi một thể nhân” [14, Điều 70]. Khi pháp nhân tham gia các quan hệ pháp

luật thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)