Tên gọi và khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 114 - 118)

3.3. Những nội dung cơ bản của chế định công ty hợp vốn cổ phần

3.3.1. Tên gọi và khái niệm

3.3.1.1. Về tên gọi

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, đến nay có nhiều cách gọi khác nhau về loại hình công ty này. Tuy vậy, theo tác giả, tên gọi “CTHVCP” thể hiện đúng bản chất pháp lý và các đặc điểm nổi bật của loại hình công ty này và phù hợp với xu hướng sửa đổi LDN hiện nay. Để luận giải ý kiến trên, tác giả nhìn nhận các vấn

đề ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, tên gọi “CTHVCP” phản ánh sự vật hiện tượng khách quan, ra đời do nhu cầu của đời sống kinh doanh và thể hiện bản chất của sự liên kết khác nhau giữa các chủ sở hữu trong công ty.

Thứ hai, tính chất “hợp vốn” trong CTHVCP thể hiện ở mặt hợp tác giữa nhà kinh doanh (cổ đông nhận vốn) với vai trò bên nhận vốn và nhà đầu tư là các cổ đông (cổ đông góp vốn). Những cổ đông góp vốn công ty là các chủ sở hữu công ty nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành hoạt động của công ty mà mọi hoạt động của công ty đều thông qua cổ đông nhận vốn.

Thứ ba, Theo quy định của LDN hiện hành về CTHD hàm chứa hai loại hình công ty là: CTHD và CTHVĐG. Đây là hai loại hình công ty này hoàn toàn khác nhau về bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản. Lý giải vấn đề này, có học giả lập luận rằng: “Bản chất của CTHD (general partnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader) để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, CTHD phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên, nếu không thì vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn CTHVĐG chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ nghĩa là thành viên nhận vốn) và một thành viên góp vốn” [32, tr. 197]. Ở trên thế giới, đây là hai loại hình ra đời từ rất sớm và được các nước quy định quy chế riêng áp dụng cho từng loại hình. Ở Việt Nam, LDN hiện hành cần thiết phải được sửa đổi chế định CTHD theo hướng tách thành hai chế định quy định hai loại hình doanh nghiệp: CTHD và CTHVĐG để phù hợp với bản chất của mỗi loại hình công ty. Khi đó, trong LDN sẽ có thể hai loại hình công ty hợp vốn là: CTHVĐG và CTHVCP. Từ đó, việc sử dụng tên gọi “CTHVCP” là thích hợp với xu hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của LDN.

Tên doanh nghiệp theo quy định của LDN hiện hành được cấu từ hai thành tố:

Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “CTHVCP”. Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Những vấn đề trong quá trình đặt tên đối với CTHVCP được tuân thủ theo các quy định của LDN giống như các loại hình công ty khác.

3.3.1.2. Xây dựng khái niệm công ty hợp vốn cổ phần

Việc xây dựng khái niệm về CTHVCP là rất cần thiết để thấy được bản chất, đặc điểm pháp lý căn bản của loại hình công ty này và để phân biệt so với các loại hình công ty khác ở Việt Nam. Cũng như các loại hình doanh nghiệp đang được quy định trong LDN hiện hành, khái niệm về CTHVCP được xây dựng trên cơ sở liệt kê các đặc điểm pháp lý nổi bật của loại hình công ty này. Khi xây dựng khái niệm về CTHVCP, cũng dựa trên phương pháp liệt kê này. Cụ thể khái niệm CTHVCP phải được đưa ra được những đặc điểm pháp lý như sau:

Một là, CTHVCP là loại hình doanh nghiệp có hai loại cổ đông khác nhau,

bao gồm:

Cổ đông nhận vốn: CTHVCP phải có ít nhất cổ đông nhận vốn và phải là cá nhân. Cổ đông nhận vốn có tư cách thương nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty.

Cổ đông góp vốn: CTHVCP phải có ít nhất ba (03) cổ đông góp vốn. cổ đông góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số cổ phần thuộc sở hữu của mình trong công ty.

Về tên gọi “cổ đông nhận vốn” và “cổ đông góp vốn” khác với tên gọi của pháp luật các nước. Cụ thể:

Bộ luật Thương mại Pháp gọi là “thành viên hợp danh” và “thành viên hợp vốn”;

Theo LCTCP Đức gọi là “thành viên hợp danh” và “cổ đông hữu hạn” (limited shareholders)”;

Luật Công ty thương mại của Luxembourg gọi chung là “cổ đông”;

Luật công ty thương mại của Ba Lan gọi là “thành viên hợp danh” và “cổ đông”. Luật Công ty thương mại của Quatar gọi là “thành viên hợp danh tích cực” (active partners) và “thành viên hợp danh thụ động” (non-active partners).

viên hợp danh hữu hạn” (limited partners).

Như vậy, ở mỗi hệ thống pháp luật của các nước khác nhau, có cách gọi khác nhau về các thành viên trong CTHVCP.

Ở Việt Nam, khi xây dựng chế định về CTHVCP, cần thiết gọi hai loại cổ đông trong CTHVCP là: “cổ đông nhận vốn” và “cổ đông góp vốn” vì những lý do sau:

Lý do thứ nhất: Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các những nội dung được quy định trong LDN hiện hành như: “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần”. Hơn nữa, tên gọi cổ đông nhận vốn và cổ đông góp vốn phù hợp với loại hình công ty được phát hành cổ phần.

Lý do thứ hai: phản ánh đúng đặc điểm pháp lý của loại hình CTHVCP gồm hai loại cổ đông với tư cách và địa vị pháp lý khác nhau.

Lý do thứ ba: khi gọi là “cổ đông nhận vốn” và “cổ đông góp vốn” nhằm phân biệt với “thành viên nhận vốn” và “thành viên góp vốn” trong CTHVĐG. Đồng thời, phân biệt với “thành viên hợp danh” trong CTHD. Đảm bảo khi nhắc đến cổ đông nhận vốn và cổ đông góp vốn là nhà đầu tư nghĩ ngay đến loại hình CTHVCP.

Hai là, CTHVCP có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cũng giống như CTCP, vốn điều lệ của CTHVCP được chia ra thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần và chủ thể sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Như phân tích ở trên, thì cổ đông công ty có hai loại cổ đông khác nhau: Cổ đông nhận vốn và cổ đông góp vốn.

Ba là, CTHVCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong pháp luật của các quốc gia về loại hình CTHVCP đều quy định có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký hoạt động. CTHVCP có quyền sở hữu tài sản độc lập với các cá nhân hoặc tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Công ty nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Bốn là, CTHVCP có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đặc điểm này giống như CTCP và là ưu điểm lớn nhất của loại hình công ty này. CTHVCP vừa có đặc điểm của công ty đối nhân (sự liên kết của các cổ đông nhận vốn trong CTHVCP tương tự như thành viên hợp danh trong CTHD), vừa có đặc điểm của công ty đối

vốn (đó là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán giống như CTCP). Như vậy, việc xây dựng tên gọi và khái niệm về CTHVCP có ý nghĩa quan trọng đầu tiên khi xây dựng mô hình chế định loại hình công ty này trong LDN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)