Một số tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 141 - 144)

3.4. Đánh giá tác động dự kiến của việc bổ sung chế định về công ty hợp

3.4.2. Một số tác động tiêu cực

Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy những tác động tiêu cực, nhưng không phải là những trở ngại lớn với ý nghĩa bảo đảm và mở rộng quyền tự do kinh doanh của công dân. Các trở ngại, tác động tiêu cực chủ yếu ở giai đoạn thực thi các quy định của chế định pháp luật CTHVCP vào trong đời sống thực tiễn đảm bảo tính hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật, có thể kể đến như sau:

Một là, việc xây dựng, ban hành và thực thi quy định bổ sung chế định CTHVCP trong LDN sẽ làm tăng chi phí cho ngân sách nhà nước. Các chi phí như: chi phí nghiên cứu, soạn thảo và thực hiện các quy định hướng dẫn thi hành chế định CTHVCP, chi phí tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật đến các nhà đầu tư, người dân.

Hai là, có thêm một chế định pháp luật về loại hình CTHVCP trong LDN (bao gồm quy định trong LDN và các văn bản hướng dẫn đi kèm), trên cơ sở đó cần có hướng dẫn, tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động thi hành các quy định của chế định CTHVCP trong LDN.

Ba là, trong quá trình thực hiện pháp luật, cần thiết phải tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, giới thiệu các quy định pháp luật về chế định của loại hình CTHVCP đến các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua hoạt động đó, nhằm giúp các nhà đầu tư thấy được các ưu điểm, những lợi thế của CTHVCP so với các loại hình doanh nghiệp khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công ty hợp vốn cổ phần là loại hình doanh nghiệp được kết hợp các đặc điểm pháp lý của CTCP và CTHVĐG tạo nên nhiều ưu điểm và đã được pháp luật các nước quy định từ rất lâu. Ở Việt Nam, CTHVCP (tên gọi khác là hội hợp cổ) được quy định trong Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, Bộ dân luật Trung phần 1942 và Bộ luật Thương mại Sài gòn năm 1972 như một loại hình phổ biến thời bấy giờ. Tuy vậy, các quy định pháp luật hiện hành không ghi nhận loại hình công ty này.

Trong nội dung được trình bày trong chương 3 này, tác giả đã phân tích và giải quyết những nội dung cơ bản như:

Một là, trong Chương 3, tác giả đã phân tích sự cần thiết của việc bổ sung chế định CTHVCP trong LDN hiện hành. Qua đó có thể thấy rằng, việc bổ sung loại hình CTHVCP vào LDN hiện hành có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

Về lý luận, việc bổ sung chế định CTHVCP xuất phát từ bản chất của công ty và bản chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi hệ thống pháp luật điều chỉnh các loại hình công ty phải linh hoạt, dự liệu được đa dạng các loại hình công ty nhằm mang tính bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân.

Về thực tiễn, pháp luật xuất phát từ thói quen tổ chức kinh doanh của người Việt và đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Dựa trên kinh nghiệm pháp luật các nước quy định về chế định CTHVCP, các nhà làm luật Việt Nam cần thiết phải đưa ra các mô hình chế định pháp luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Hai là, dựa trên những tiền đề ở Việt Nam như bối cảnh, nguyên tắc của việc xây dựng chế định CTHVCP trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã đề xuất phương án xây dựng chế định theo hướng bổ sung một chương điều chỉnh về CTHVCP trong LDN hiện hành. Việc xây dựng chế định CTHVCP thành một chương trong LDN sẽ bảo đảm tính thống nhất, kết hợp với chế định của các loại hình doanh nghiệp đang được quy định trong LDN.

Ba là, tác giả đã phân tích, lập luận những vấn đề cơ bản của chế định pháp luật về CTHVCP cần thiết phải được xây dựng như: Tên gọi, khái niệm CTHVCP;

Trình tự, thủ tục thành lập; Vốn điều lệ, cổ phần; Quyền và nghĩa vụ, mối quan hệ giữa các cổ đông trong công ty; Chấm dứt tư cách cổ đông nhận vốn; Những hạn chế đối với cổ đông nhận vốn; Cơ cấu tổ chức quản trị và điều hành công ty; Đại diện và điều hành hoạt động của công ty; Chuyển đổi hình thức công ty; Giải thể và phá sản. Những nội dung cơ bản trên sẽ làm tiền đề, cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp để sửa đổi, bổ sung chế định CTHVCP vào trong LDN hiện hành.

Bốn là, trong chương này, tác giả đã đánh giá tác động dự kiến của việc bổ sung chế định CTHVCP trong pháp luật Việt Nam đến các nhà đầu tư, nhà nước và nền kinh tế và pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam. Những tác động, hiệu quả dự kiến này được luận giải, đánh giá ở hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực.

Có thể thấy rằng, những nội dung, vấn đề được đề cập trong Chương 3 này là tiền đề và cơ sở để luận án đưa ra những định hướng và để xuất các giải pháp trong quá trình xây dựng chế định CTHVCP trong LDN và các luật chuyên ngành liên quan trong chương 4 của luận án.

Chương 4.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

XÂY DỰNG NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP VỐN CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)