Các phương án xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần trong pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 112 - 114)

3.2. Những tiền đề của việc xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần

3.2.3. Các phương án xây dựng chế định công ty hợp vốn cổ phần trong pháp luật

pháp luật Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và khảo lược các kinh nghiệm pháp luật của các nước quy định về loại hình CTHVCP, cho thấy, việc bổ sung loại hình công ty này trong pháp luật Việt Nam có thể được xem xét trên các phương án như sau:

Phương án 1: Xây dựng một luật riêng quy định về CTHVCP.

Phương án 2: Xây dựng Luật Công ty Hợp Danh: nhằm điều chỉnh các vấn

đề pháp lý của các loại hình công ty là: CTHD, CTHVĐG và CTHVCP.

Trong ba phương án trên, Phương án 1 và Phương án 2 nhận thấy có nhiều vấn đề tồn tại và hạn chế, bởi: Trong những năm qua, nhằm thu hút nguồn đầu tư trong, ngoài nước và thực hiện cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, Việt Nam đã xây dựng LDN thống nhất áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

Việc thống nhất áp dụng chung các quy định của LDN giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư được bảo đảm bình đẳng trước pháp luật khi cùng áp dụng các quy định chung của LDN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Do vậy, việc xây dựng một Luật quy định riêng loại hình CTHVCP hoặc tách các quy định về CTHD và CTHVCP là không phù hợp với hướng hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạo khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật, tránh được việc các loại hình doanh nghiệp khác nhau áp dụng văn bản luật khác nhau.

Đối với phương án 3: Theo tác giả, việc bổ sung chế định CTHVCP vào quy định của LDN hiện hành được coi là phương án tối ưu nhất, có nhiều ưu việt và đảm bảo tính thống nhất của pháp luật nhằm tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Qua đó, vừa tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng các quy định pháp luật và vừa phù hợp với hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, CTHVCP là loại hình doanh nghiệp kết hợp các đặc điểm của CTHVĐG và CTCP. Vì vậy, chế định CTHVCP cần thiết phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp, thống nhất với các quy định chung về các loại hình doanh nghiệp và đặc biệt với các quy định về CTHD và CTCP trong LDN hiện hành.

Trong quy định pháp luật của các nước điều chỉnh về CTHVCP đều cho thấy loại hình công ty này là sự kết hợp các đặc điểm pháp lý của CTHVĐG và CTCP. Bởi thế các quy định về CTHVCP được áp dụng chung và dẫn chiếu đến hầu hết các quy định của hai loại hình công ty này.

Ở Đức, CTHVCP được quy định cụ thể từ điều 278 đến điều 290 LCTCP Đức và một phần áp dụng các quy định về CTHVĐG. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán của CTHVCP được dựa trên các quy định của luật chứng khoán.

Tương tự, trong pháp luật Pháp, CTHVCP được quy định trong Bộ luật Thương mại từ Điều L. 226-1 đến Điều L226-24. Đồng thời, những quy định liên quan CTCP và CTHVĐG được áp dụng cho CTHVCP với điều kiện là những quy định đó phù hợp với những qui định đặc thù. Tại Luxembourg, CTHVCP ngoài các quy định đặc thù, thì một phần các điều khoản về CTTNHH (PLC, Corp./SA) cũng áp dụng đối với CTHVCP.

Như vậy, ở hầu hết hệ thống pháp luật các nước, các quy định về chế định CTHVCP là sự kết hợp các quy định đặc thù riêng và những quy định của loại hình CTHVĐG và CTCP. Do vậy, sự thống nhất các khái niệm, các đặc điểm của CTHVCP với hai loại hình công ty trên là rất quan trọng.

Thứ hai, chế định CTHVCP được xây dựng thành một chương riêng trong LDN hiện hành. Chương quy định của CTHVCP trong LDN được sắp xếp kế tiếp chương quy định CTHD nhằm đảm bảo tính logic và phù hợp với các chế định khác trong LDN. Bổ sung loại hình CTHVCP vào trong quy định của LDN hiện hành, thì việc đầu tiên là xây dựng các khái niệm, các vấn đề pháp lý loại hình CTHVCP phải có sự thống nhất giữa các quy định trong LDN.

Thứ ba, ngoài việc bổ sung một chương riêng quy định về CTHVCP trong LDN, cần thiết phải sửa đổi bổ sung các điều khoản quy định chung điều chỉnh đối với loại hình CTHVCP. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật chuyên ngành nhằm: Một là, đảm bảo các quy định pháp luật điều chỉnh toàn diện các loại hình doanh nghiệp trong pháp luật chuyên ngành. Hai là, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn cổ phần ở việt nam (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)