Về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 105 - 119)

3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ

3.3.2. Về tổ chức thực hiện

Đối với Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan

Để hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng như triển khai thi hành có hiệu quả pháp luật trên, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cùng với việc tiếp tục triển khai hệ thống pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI, bên cạnh việc kịp thời ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện những nội dung liên quan đến pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu tổng kết đánh giá thực tiễn để sửa đổi hệ thống pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI cho phù hợp với hoạt động của loại hình doanh nghiệp FDI cũng như sự phát triển của nền kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Thứ hai, cần đổi mới quy định về xây dựng thang bảng lương phù hợp,

tạo cơ sở pháp lý cho người lao động ở doanh nghiệp FDI được nâng lương theo định kỳ. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả xây dựng và ký kết thoả ước lao động trong các doanh nghiệp cần xây dựng những bộ thoả ước lao động tập thể cấp ngành, khu vực hoặc trong một khu công nghiệp, tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là

thủ tục liên quan đến doanh nghiệp FDI nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Riêng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu, sẵn sàng gặp gỡ để lắng nghe cũng như tìm các biện pháp giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp FDI và người lao động liên quan đến những lĩnh vực Bộ phụ trách.

Thứ tư, rà soát và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt

động đầu tư của các doanh nghiệp FDI; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các khu công nghiệp và khu kinh tế để kịp thời tháo gỡ

các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách và pháp luật hiện hành, đặc biệt về pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI.

Thứ năm, phối hợp mở các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ trong các

doanh nghiệp, nhất là cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động về pháp luật lao động, pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI để mọi người hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình và chấp hành tốt quy định của pháp luật.

Thứ sáu, phối hợp với VCCI ban hành chính sách và cơ chế xây dựng

nhà ở cho người lao động, nhất là những địa phương có đông người nhập cư, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Tạo điều kiện để xã hội hoá nhà trọ cho công nhân thuê với giá cả phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường, phối hợp với doanh nghiệp FDI trong việc hỗ trợ xe ca đưa đón người lao động có thu nhập thấp. Có cơ chế và chính sách phát triển hệ thống dịch vụ công, như dịch vụ y tế, trường học, ngân hàng, hỗ trợ cải thiện điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và vui chơi giải trí, để người lao động có thể yên tâm xây dựng gia đình, làm việc lâu dài cho doanh nghiệp FDI.

Thứ bảy, bổ sung chế tài theo hướng xử phạt nặng về việc vi phạm pháp

luật lao động của chủ doanh nghiệp để có tác dụng răn đe, tăng cường lực lượng thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để đảm bảo kiểm tra giám sát đầy đủ và hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật lao động. Đồng thời chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong việc ký kết thoả ước lao động tập thể và thang bảng lương ở doanh nghiệp FDI. Có chế tài bảo vệ cán bộ công đoàn khi họ tham gia đấu tranh bảo vệ lợi ích cho người lao động.

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Với tư cách là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho người lao động Việt Nam bảo vệ quyền lợi của mình, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ người lao động. Trong vấn đề hoàn thiện pháp luật

quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay cũng như đảm bảo thi hành pháp luật kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu cân nhắc lại thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ của công

đoàn cơ sở cho phù hợp với tình hình hiện nay, sửa đổi Điều lệ theo hướng giảm bớt một số nhiệm vụ cho công đoàn doanh nghiệp FDI. Tăng cường vai trò cấp trên cơ sở trực tiếp trong việc kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật lao động, trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công ở doanh nghiệp.

Thứ hai, có biện pháp phát triển và xây dựng hệ thống công đoàn cơ sở

tại các doanh nghiệp FDI. Nâng số lượng và chất lượng các doanh nghiệp FDI có công đoàn cơ sở.

Thứ ba, Tổng Liên đoàn cần phối hợp VCCI, VAC, ban quản lý các

khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp FDI đưa giáo dục pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

Thứ tư, phối hợp với các cơ quan chức năng thúc đẩy quan hệ ba bên để

có biện pháp cấp bách giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của người lao động nhằm bình ổn quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay. Cần tổ chức thống kê cụ thể về các vụ tranh chấp lao động và đình công, chú trọng phân loại về quy mô doanh nghiệp, tiền lương thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI. Từ đó xác định rõ nguyên nhân, phối hợp chỉ đạo đình công thí điểm để có giải pháp giảm thiểu đình công bất hợp pháp hiện nay.

Thứ năm, nghiên cứu và nâng cao chất lượng trong việc đóng góp ý

kiến vào việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay.

Đối với VCCI, VAC và các doanh nghiệp FDI

động trong các doanh nghiệp FDI tác động trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI vậy nên kiến nghị với VCCI, VAC và các doanh nghiệp FDI một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, xây dựng và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong

doanh nghiệp. Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp bao gồm các quy tắc ứng xử chung trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nội dung gồm độ tuổi tham gia lao động, môi trường, điều kiện làm việc, thái độ quản lý của người sử dụng lao động... Bên cạnh đó xây dựng môi trường doanh nghiệp dân chủ, lành mạnh, phải thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tôn trọng danh dự, nhân phẩm và ứng xử chuẩn mực với người lao động. Như thế, người lao động mới có tinh thần thoải mái, lao động và cống hiến hết sức vì sự phát triển của doanh nghiệp. Bộ quy tắc này không được đứng trên pháp luật mà nó phải phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức, có chức năng hỗ trợ việc thực hiện pháp luật về quan hệ lao động.

Thứ hai, nâng cao vị trí, vai trò và trách nhiệm của VCCI, VAC trong

việc đảm bảo lợi ích doanh nghiệp FDI.

Thứ ba, VCCI, VAC cần phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp,

ban quản lý khu chế xuất, các doanh nghiệp FDI để tuyên truyền luật pháp, phong tục tập quán Việt Nam cho chủ doanh nghiệp người nước ngoài để họ có lối hành xử đúng đắn với công nhân, lao động Việt Nam, hạn chế, triệt tiêu các hành vi lăng mạ, làm nhục, dùng các hình phạt khi công nhân mắc lỗi.

Thứ tư, các doanh nghiệp FDI cần chấp hành nghiêm chính các quy

định của pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI của Việt Nam đặc biệt là về quy định tiền lương, điều kiện lao động... cũng như quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Kết với công đoàn cơ sở tích cực, chủ động trong việc giải quyết tranh chấp lao động

Thứ năm, các doanh nghiệp FDI cần xây dựng nhà ở công nhân đồng thời với xây dựng nhà xưởng, giải quyết vấn đề môi trường, kết cấu hạ tầng khu vực doanh nghiệp đóng và những nơi công nhân sống tập trung.

Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI

Là một bên của quan hệ lao động - người lao động trong các doanh nghiệp FDI giữ vai trò quan trọng trong vấn đề hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI đồng thời đảm bảo thực hiện pháp luật, người lao động cần:

Thứ nhất, nghiên cứu và nắm chắc các quy định pháp luật về lao động

và quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như các thiết chế, cách thức bảo vệ quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh chấp lao động.

Thứ hai, trong quá trình lao động thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp. Đồng thời trong quá trình làm việc, phải phấn đấu nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ mọi mặt (cả thực hành, cả lý thuyết và cả trình độ chính trị).

Thứ ba, thực hiện đúng chế độ lao động về thời gian làm việc và nghỉ

ngơi, định mức lao động, an toàn lao động… bảo đảm sức khỏe để làm việc bền bỉ, lâu dài. Đây đang là những vấn đề mà nhiều công nhân lao động không chú ý. Do bị thúc bách bởi thu nhập mà nhiều người vắt kiệt sức mình trong một thời gian ngắn rồi sớm bị đào thải…

Thứ tư, khi có mâu thuẫn trong lao động tuyệt đối không được theo tâm

lý đám đông có những hành vi xâm phạm đến tính mạng con người, tài sản của doanh nghiệp FDI hoặc đình công không có tổ chức mà phải liên hệ với ban chấp hành doanh nghiệp FDI hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách hợp pháp.

KẾT LUẬN

Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Pháp luật về quan hệ lao động đã thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về hoàn thiện pháp luật, xây dựng quan hệ lao động theo tinh thần Chỉ thị 22/CT-TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng thời gắn với mục tiêu xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại các doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cũng là cơ sở để người lao động sản xuất tốt, đảm bảo thu nhập.

Luận văn “Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” đã đưa ra các vấn đề lý luận về quan hệ

lao động và sự điều chỉnh pháp luật về quan hệ lao động; đánh giá thực trạng pháp luật về quan hệ lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp FDI; từ đó đưa ra các yêu cầu, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp FDI.

Hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình tất yếu khách quan với nhiều cơ hội và thách thức, song đối với pháp luật lao động Việt Nam là một thách thức không nhỏ. Do đó, hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nói chung và pháp luật về quan hệ lao động từ thực tiễn các doanh nghiệp FDI nói riêng trong xu thế toàn cầu hoá phải đạt được các yêu cầu bảo vệ người lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan

hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 20/NQ- TW ngày 28/01/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

3. Nguyễn Huy Ban, Nguyễn Hiền Phương (2009), “Trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước về đóng bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 59-62.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

công tác bảo hiểm xã hội năm 2013, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

công tác bảo hiểm xã hội năm 2014, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

công tác bảo hiểm xã hội 3 tháng đầu năm 2015, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

giai đoạn 2006-2011, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Tình hình thực hiện công tác Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chính sách Bảo hiểm thất

nghiệp năm 2013, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

10. Bộ Lao động Thương binh vã Xã hội (2015), Tình hình thực hiện công tác Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chính sách Bảo hiểm thất

11. Bộ Lao động Thương binh vã Xã hội (2015), Tình hình thực hiện công tác Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chính sách Bảo hiểm thất

nghiệp năm 3 tháng đầu năm 2015, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Chí (2006), “Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm”, Tạp chí Luật học, (1), tr. 13-21, 23.

13. Nguyễn Hữu Chí (2012), “Tự do công đoàn và đình công dưới góc độ quyền kinh tế xã hội của người lao động”, Tạp chí Luật học, (6), tr. 15-22. 14. Nguyễn Hữu Chí (2013), “Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao

động năm 2012 – Từ quy định đến nhận thức và thực hiện”, Tạp chí Luật học, (3), tr. 3-9.

15. Nguyễn Hữu Chí, Bùi Thị Kim Ngân (2013), “Thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012 – Từ quy định đến nhận thức và thực hiện”, Tạp chí Luật học, (8), tr. 3-11.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 105 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)