Quan hệ pháp luật về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 53 - 57)

2.3. Thực trạng các quan hệ pháp luật khác có liên quan trực

2.3.1. Quan hệ pháp luật về việc làm

Quan hệ pháp luật về việc làm bao gồm ba loại: Quan hệ về việc làm giữa nhà nước và người lao động (khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động), quan hệ pháp luật về việc làm giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ việc làm và người lao động (Điều 14 Bộ luật Lao động).

Quan hệ về việc làm được cụ thể hóa trong Luật việc làm 2013 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo

hiểm thất nghiệp; Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Các văn bản trên đã quy định rõ ràng về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, mặc dù mới có hiệu lực thi hành được 6 tháng nhưng Luật việc làm đã xuất hiện một số bất cập sau:

Một là, quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp gây bất lợi cho người

lao động. Theo quy định của Luật việc làm, người thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa 6 tháng trợ cấp học nghề (tối đa 1 triệu đồng/tháng). Nhưng quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 53 trong Luật việc làm lại chỉ rõ: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, dù thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu. Thực tế cho thấy, trong quá trình học tập để nâng cao trình độ sau khi thất nghiệp, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì họ không có tiền đóng học phí, mua sách vở, dụng cụ, chi phí sinh hoạt... Vì thế, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp để đi học thì phải tìm những nghề có thời gian học dưới 12 tháng. Trên thực tế, với thời gian học ngắn như vậy, người lao động khó kiếm được việc làm ổn định với mức lương khá. Và quy định này không những bất cập mà còn cản trở người lao động nâng cao trình độ. Như vậy thì ý nghĩa của việc trợ cấp thất nghiệp sẽ không còn mang đúng tính chất của nó như quy định tại Khoản 4, Điều 3: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở

Ngoài ra, người thất nghiệp sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp nếu sau hai lần từ chối nhận việc do Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Đây là quy định bất lợi cho lao động nếu không được hướng dẫn rõ thế nào là không có lý do chính đáng. Nếu việc làm không phù hợp với năng lực hoặc đi làm quá xa.

Hai là, quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa hợp lý. Theo

quy định tại khoản 1, Điều 50 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Với quy định này, tôi cho rằng có thể ảnh hưởng đối với những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp với mức lương cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.

Quan hệ pháp luật việc làm từ thực tiễn trong các doanh nghiệp FDI hiện nay cụ thể như sau:

Một là, quan hệ về việc làm giữa nhà nước và người lao động. Việc

làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động bởi nó giúp họ có được thu nhập, ổn định đời sống. Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội. Trong năm 2014, cả nước đã giải quyết việc làm khoảng 1,6 triệu lao động, đa ̣t 100% kế hoa ̣ch , tăng 3,6% so với thực hiện năm 2013; trong đó tạo việc làm trong nước khoảng 1,494 triệu lao động, đạt 98,8% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106 ngàn người [10, tr.20].

Hiện nay, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm đã bắt đầu có những kết quả tốt, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới là 261.882 người; số thu trên 1.307 tỷ đồng; chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 90.457 lượt người, thanh toán chi phí học nghề cho 2.442 lượt người và cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho 120.447 người hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng chi phí 754,2 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2014 [11, tr.17].

Hai là, quan hệ về việc làm giữa người lao động và doanh nghiệp FDI.

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm hơn 3.05 triệu người (trong đó số lao động làm việc tại doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là 2.78 triệu người và doanh nghiệp liên doanh là 0.27 triệu người) chiếm 26.6% lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế [69, tr.77-78]. Trong số đó có khoảng 80% người lao động tại các doanh nghiệp FDI được đảm bảo có việc làm thường xuyên. Hơn 50% người lao động tại các doanh nghiệp FDI được tạo điều kiện để tăng ca, thêm giờ làm việc [10, tr.13].

Ba là, quan hệ giữa các tổ chức dịch vụ việc làm và người lao động.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có gần 200 trung tâm giới thiệu việc làm được thành lập, bình quân mỗi năm tư vấn cho trên 603.000 người tìm việc làm. Nhiềuđịa phương đã tổ chức sàn giao dịch việc làm có hiệu quả. Việc phát triển thị trường lao động đã tạo điều kiện cho người dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn. Ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 lao động nông thôn di cư tìm việc làm ở đô thị và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế tập trung nhiều doanh nghiệp FDI [9, tr.10].

Thực tế thời gian qua, việc tuyển chọn lao động tại các doanh nghiệp FDI trong các Khu công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ đòi hỏi những thao tác giản đơn, chỉ cần sự chăm chỉ, chính xác. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp FDI tự tuyển qua nhiều hình thức: qua sàn giao dịch việc

làm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội), Trung tâm Giới thiệu việc làm (Ban Quản lý).

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quan hệ pháp luật việc làm từ thực tiễn các doanh nghiệp còn có một số hạn chế sau:

Một là, tỉ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của người lao động ở nước ta

vẫn còn cao. Cả nước đã có khoảng 1,2 triệu lao động thiếu việc làm (tỉ lệ 2,45%, trong đó khu vực thành thị là 1,18% và nông thôn là 3,01%) và gần 1 triệu lao động thất nghiệp chiếm 2,08%; trong số này khu vực thành thị là 3,43% và nông thôn là 1,47% [10, tr.12].

Hai là, về thực hiện trợ cấp thất nghiệp còn nhiều hạn chế. Người lao

động thường chỉ quan tâm đến hưởng trợ cấp thất nghiệp, số người tham gia các khóa học nghề chiếm tỉ lệ rất thấp (2,1%) [10, tr.9]; việc thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp do người lao động hưởng sai quy định chưa quy rõ trách nhiệm cho cơ quan nào. Bên cạnh đó, tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp diễn ra khá phổ biến như vừa đi làm vừa hưởng bảo hiểm thất nghiệp; quay trở lại doanh nghiệp cũ để làm việc; nâng cao mức đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc.

Ba là, Trung tâm giới thiệu việc làm còn mắc một số sai phạm và chưa

giải quyết hết được nhu cầu về việc làm của người lao động. Theo báo cáo của Kiểm toán nhà nước về kiểm toán việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 2013 tại 32 Trung tâm giới thiệu việc làm tại một số tỉnh, thành cho thấy có 23 Trung tâm việc làm xảy ra sai sót với nhiều dạng như: Chi trợ cấp thất nghiệp không đúng (đề nghị thu hồi 15 tỷ đồng); chi trợ cấp thất nghiệp một lần không đúng (đề nghị thu hồi 3 tỷ đồng); hỗ trợ học nghề giảm 251 triệu đồng [9, tr.19].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)