Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 99 - 101)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động

3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về

quan hệ lao động trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp FDI

Muốn tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về lao động nói chung và pháp luật về quan hệ lao động tới toàn thể nhân dân trong đó trọng tâm là tới người lao động, người sử dụng lao động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Việc tuyên truyền pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, thiết thực. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng được tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách, pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI.

- Công tác tuyên truyền cần làm cho nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật. Đồng thời tổng hợp, làm rõ những điểm bất cập, hạn chế của pháp luật về lao động trong đó có pháp luật về quan hệ lao động để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Công tác tuyên truyền cần chú trọng đến mọi đối tượng, trong đó đặc biệt là người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI. Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ động của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động đến người lao động và người sử dụng lao động, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật lao động.

Trong quá trình thực hiện tuyên truyền pháp luật về quan hệ lao động cần đảm bảo các nội dung sau:

Đảng và Nhà nước về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ theo Chỉ thị số 22-CT/TW; Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014; Nghị quyết số 97/NQ-CP.

- Các quy định pháp luật về quan hệ lao động được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Công đoàn và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật An sinh xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Có thể sử dụng các hình thức tuyên truyền pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp như sau:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền theo chuyên đề tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các doanh nghiệp FDI hoặc tổ chức theo các đơn vị hành chính.

- Tăng cường công tác tuyên truyền miệng: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến mọi đối tượng; thường xuyên cập nhật, giới thiệu các văn bản pháp luật mới và các văn bản pháp luật có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động như: chế độ tiền lương mới, bảo hiểm thất nghiệp, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động,… Đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận, giải đáp những thắc mắc từ đối tượng chịu sự điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức.

- Làm tốt công tác tuyên truyền trực quan: Chú trọng kẻ vẽ các áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động ở các công trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, khu tập thể công nhân lao động và các tụ điểm đông dân cư.

- Cung cấp văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn thực hiện thông qua sách báo, tài liệu, internet kết hợp với việc tổ chức các cuộc thảo luận

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật về quan hệ lao động thành một chỉ tiêu trong Kế hoạch nhiệm vụ hàng năm của doanh nghiệp và Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp. Xây dựng “văn hóa tôn trọng pháp luật” trong các doanh nghiệp nhà nước làm gương cho cộng đồng doanh nghiệp.

- Phát huy các hình thức truyền thống đã và đang được áp dụng có hiệu quả, trong đó chú ý các hình thức như: tờ gấp, sách hỏi đáp pháp luật bỏ túi, giỏ pháp luật, tủ sách pháp luật, 15 phút truyền thanh pháp luật trong lúc nghỉ ăn trưa.

- Lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật lao động, pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI vào các buổi sinh hoạt Công đoàn cơ sở, sinh hoạt hội phụ nữ, thanh niên và các hoạt động tập thể khác của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người sử dụng lao động hiểu rằng vi phạm pháp luật về quan hệ lao động sẽ xâm phạm lợi ích người lao động và nhất định sẽ bị người lao động phản ứng, gây hiệu quả xấu cho chính doanh nghiệp. Người lao động cũng chỉ nên coi đình công là giải pháp cuối cùng. Trước khi đình công, người lao động cần phải thông báo các yêu sách với chủ doanh nghiệp, với các cơ quan chức năng và với các tổ chức hoà giải… Song song với đó, cần phát huy vai trò đại diện của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp FDI, công đoàn phải thực sự đấu tranh vì quyền lợi của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)