Yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 81 - 83)

3.1. Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động

3.1.3. Yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế

Việt Nam là một trong những thành viên của WTO và có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh. Quá trình hội nhập quốc tế đã nhanh chóng mang lại cho người lao động và tổ chức công đoàn Việt Nam những thuận lợi và thách thức to lớn trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế này ở Việt Nam đã tạo ra một môi trường hoàn

toàn khác trong quan hệ pháp luật về việc làm ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia.

Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó, đáng chú ý và có tầm quan trọng đặc biệt là Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, viết tắt là TPP.

Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, cơ hội triển khai chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Đại hội Đảng lần thứ XI năm 2011 đã đề ra. Hiệp định này cũng giúp Việt Nam tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tác quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình, trong đó có nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Việc tham gia TPP với nhiều điều khoản, mức độ yêu cầu cao về tự do hóa thương mại, thị trường sản phẩm, dịch vụ, môi trường… cũng chứng tỏ quyết tâm và cam kết cải cách, đổi mới mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam. Qua đó làm tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam nói riêng và uy tín của Việt Nam nói chung đối với các nhà đầu tư, cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp cận và tham gia TPP sẽ tác động trực tiếp đến việc Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI nói riêng bởi trong nội dung đàm phán TPP có chương đàm phán về lao động với những quy định rất chặt chẽ và với các nội dung như quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng lao động trẻ em, quyền can thiệp của Nhà nước vào các tranh chấp lao động và quy định không phân biệt đối xử giữa các lực lượng lao động.

Hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI trong điều kiện hội nhập phải phù hợp với các nội dung của đàm phán TPP và

các hiệp định khác vừa phải đảm bảo được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ lao động, vừa phải đảm bảo cho sự phát triển bình đẳng, ổn định của các thành phần kinh tế vừa phải bảo đảm việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)