Về các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 101 - 105)

3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ

3.3.1. Về các quy định pháp luật

Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012 ở những vấn đề sau:

Cần sửa đổi, bổ sung khái niệm về quan hệ lao động tại Khoản 6, Điều 3 ghi nhận thêm sự tham gia vào cơ chế ba bên là Nhà nước trong quan hệ lao động; bổ sung thêm khái niệm “cơ chế ba bên trong quan hệ lao động” nhằm hoàn thiện các khái niệm về quan hệ lao động theo đúng quy định của tổ chức ILO và pháp luật quốc tế.

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn một cách chặt chẽ tại khoản 1 Điều 47 để bảo vệ các quyền lợi cho người lao động cũng như ngăn chặn trường hợp người sử dụng lao động “lách” các quy định của pháp luật thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động mà không bị trái luật.

Cần sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường thiệt hại:

Quy định rõ ràng về các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động vì làm thiệt hại về tài sản theo Điều 130, Điều 101. Quy định rõ về mức bồi thường thiệt hại trong cả trường hợp vô ý, cố ý làm thiệt hại tài sản theo khoản 2 điều 130.

Quy định rõ về việc người lao động phải bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng học nghề để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động và ngăn chặn tình trạng người lao động “lách luật”.

Quy định về chế tài mạnh hơn và đủ sức răn đe trong xử lý vi phạm trong quan hệ lao động: Hiện nay, theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau: Tước quyền sử dụng các loại giấy phép; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong quan hệ lao động hiện nay chưa đủ mạnh hoặc chưa đủ sức răn đe, vẫn còn

tình trạng các chủ thể trong quan hệ lao động “không sợ” các chế tài khi vi phạm pháp luật lao động. Do vậy, cần có chế tài mạnh hơn buộc doanh nghiệp thực hiện nghiêm chính sách pháp luật, tránh trường hợp xử lý mang tính hình thức, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đặc biệt, đối với một số vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể nghiên cứu để đưa vào dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.

Thứ hai, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm 2013 ở những vấn

đề sau:

Cần sửa đổi Điểm h, Khoản 3, Điều 53 theo hướng quy định về thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm một cách hợp lý phù hợp với người lao động chưa có việc làm nhằm tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo nghề một cách cơ bản để tìm được việc làm ổn định với mức lương cao.

Cần sửa đổi Khoản 1, Điều 50 về mức trợ cấp cho phù hợp với mức lương của người lao động trước khi bị mất việc làm đặc biệt là đối với người lao động từng làm trong các doanh nghiệp FDI có số tiền lương cao hơn rất nhiều so với mức lương cơ bản.

Thứ ba, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành

những vấn đề sau:

Một là, đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao

động vẫn tiếp tục làm việc (khoản 2 Điều 22 của Bộ luật Lao động);

Hai là, về vấn đề cho thuê lại lao động: Hướng dẫn cụ thể quyền và

nghĩa vụ của bên thuê lại lao động trong việc;

Ba là, về hình thức đối thoại tập thể tại nơi làm việc quy định tại Điều

63 của Bộ luật Lao động;

Bốn là, về thương lượng tập thể của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn; về trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc “Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể” [32, Điều 72, Khoản 2].

Năm là, về “hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,

sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc” và hành vi “gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động” [32, Điều 126].

Sáu là, về các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện quyền đóng cửa tạm

thời trong trường hợp có đình công tại Điều 216, Điều 217; thời gian tối đa được phép đóng cửa tạm thời nơi làm việc; chế độ của người lao động khi người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc...

Bảy là, về quy định “chối nhận việc do Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi

đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng”. Thế nào là lý do không chính đáng theo quy định của Luật việc làm.

Thứ tư, đề nghị bổ sung tội danh trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm

y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và tội danh chiếm dụng bảo hiểm xã hội vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Trước tình hình vi phạm pháp pháp luật về bảo hiểm xã hội diễn ra ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là trong khối các doanh nghiệp FDI trong khi các chế tài xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính và chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, cần đề nghị quy định là tội phạm với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của người sử dụng lao động. Không chỉ quy định hành vi phạm tội, dự thảo Bộ luật hình sự cũng quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với trốn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

Một là, không đóng đủ từ 3 tháng trở lên với số tiền từ 100 triệu đồng thì bị phạt gấp 3 lần; phạm một trong các trường hợp: không đóng từ 300 đến dưới 600 triệu đồng, không đóng cho từ 50 - 100 lao động, đã thu phần đóng nhưng không nộp thì bị phạt tiền gấp 5 lần số tiền trốn đóng, gấp 7 lần với các trường hợp như trốn đóng từ 600 triệu đồng trở lên, từ 100 lao động trở lên, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích...

Hai là, phạt tiền từ 3 - 5 lần số tiền trốn đóng, phạt cải tạo không giam

giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm với tội trốn đóng từ 100 đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng từ 30 - 100 người gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng chưa hết thời hạn được coi là xóa vi phạm mà tiếp tục vi phạm. Phạt tiền từ 5 - 7 lần số tiền trốn đóng hoặc phạt tù từ 2 - 7 năm với hành vi có tổ chức, phạm tội nhiều lần, trốn đóng từ 300 đến dưới 1 tỷ đồng, không đóng từ 100 - 300 lao động và gây hậu quả nghiêm trọng. Phạt tiền gấp 10 lần hoặc bị phạt tù từ 5 - 10 năm với số tiền trốn đóng trên 1 tỷ đồng; trên 300 lao động không được đóng; gây hậu quả nghiêm trọng...

Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục phân chia tội danh chiếm dụng bảo hiểm xã hội bên cạnh tội danh chiếm đóng bảo hiểm xã hội khi tổ chức, doanh nghiệp trích đóng bảo hiểm xã hội rồi nhưng vẫn chiếm dụng để phục vụ cho kinh doanh, sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 07 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)